Các quy định của pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự của chủ thể? Các quy định về bảo đảm khởi kiện trong tố tụng dân sự?
Mục lục bài viết
1. Các quy định của pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự của chủ thể:
* Quy định về chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự: Việc xác định chủ thể có quyền khởi kiện là yêu cầu tất yếu đối với pháp luật tố tụng dân sự. Có thể thấy rằng chủ thể có quyền khởi kiện dân sự là rất rộng, thuộc về tất cả các chủ thể có quyền và lợi ích cần được bảo vệ trong các quan hệ pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
Theo Điều 186 BLTTDS 2015 thì “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Điều 187 BLTTDS quy định về quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước. Điều 200 và Điều 201 của BLTTDS quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn và Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan [4]. Nên nếu hiểu theo nghĩa rộng của quyền khởi kiện thì quyền khởi kiện vụ án dân sự còn bao gồm cả quyền phản tố của bị đơn và quyền đưa ra yêu cầu độc lập của chủ thể thứ ba – người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của các chủ thể. Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp luật được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Các chủ thể này bao gồm: cá nhân, cơ quan và tổ chức, đáp ứng được những điều kiện do pháp luật quy định. Cá nhân muốn tự mình khởi kiện vụ án dân sự với tư cách là nguyên đơn cần phải có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm và có năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Chủ thể có quyền khởi kiện là nguyên đơn: Nguyên đơn là người đầu tiên nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, chính họ là người đệ đơn yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết vụ án dân sự. Đó có thể là cá nhân khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Việc khởi kiện của nguyên đơn là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và quá trình tố tụng tiếp theo.
Chủ thể có quyền phản tố: Phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự, đó là việc bị đơn kiện ngược lại nguyên đơn. Thực chất việc phản tố của bị đơn là đưa ra một yêu cầu độc lập và bị đơn hoàn toàn có quyền khởi kiện thành một vụ án riêng biệt nhưng vì có liên quan đến yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn nên được xem xét, giải quyết trong cùng một vụ án. Điều 200 BLTTDS đã quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn và tạo điều kiện cho bị đơn thực hiện quyền này của mình. Mục đích phản tố của bị đơn là để nhằm bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn như trường hợp bị đơn cũng có nghĩa vụ với nguyên đơn và nguyên đơn cũng có nghĩa vụ với bị đơn, bị đơn phản tố để khấu trừ việc thực hiện nghĩa vụ, bị đơn cũng có thể phản tố để loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình cho nguyên đơn.
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập – là chủ thể có quyền đưa ra yêu cầu độc lập:
Nếu hiểu quyền khởi kiện theo nghĩa rộng thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có quyền khởi kiện một vụ án dân sự độc lập. Tuy nhiên, việc họ tham gia vào vụ án giữa nguyên đơn và bị đơn sẽ bảo đảm tốt hơn cho họ trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Điều 201 BLTTDS đã ghi nhận quyền yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo quy định này thì yêu cầu độc lập của họ phải thỏa mãn điều kiện là việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết; yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Ngoài ra, BLTTDS cũng ghi nhận một số chủ thể có quyền khởi kiện vì lợi ích của người khác. Thông thường, cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự và có quyền, lợi ích bị xâm hại thì tự mình khởi kiện. Trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng dân sự mà có quyền lợi cần phải được bảo vệ thì họ không thể tự mình khởi kiện vụ án mà phải do người đại diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong tố tụng dân sự, không cho phép người không phải là chủ thể của qyan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Cá nhân khi đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì phải tự mình ký đơn khởi kiện, sau khi Tòa án thụ lý thì họ có quyền làm
Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm hoặc tranh chấp. Đối với các chủ thể là pháp nhân, hộ gia đình…thì việc khởi kiện do người đại diện hợp pháp thực hiện.
Về phạm vi khởi kiện: Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự là giới hạn những vấn đề khởi kiện trong một vụ án dân sự. Để đảm bảo việc giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án được nhanh chóng và đúng đắn, BLTTDS quy định phạm vi khởi kiện vụ án dân sự. Theo Điều 188 BLTTDS thì phạm vi khởi kiện được xác định như sau:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một hay nhiều quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau trong cùng một vụ án;
– Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau trong cùng một vụ án.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 BLTTDS có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
Mục 3 phần I nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS cũng đã hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này và đến nay nội dung hướng dẫn này vẫn còn giá trị tham khảo, áp dụng. Theo đó, được coi là “nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau” để giải quyết trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác; Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại quyền sử dụng đất. Đồng thời A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc C phải tháo dỡ công trình mà C đã xây dựng trên đất đó;
– Việc giải quyết các quan hệ pháp luật có cùng đương sự và về cùng loại tranh chấp quy định trong một điều luật. Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả nợ 100 triệu đồng. Đồng thời A còn khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại chiếc xe ôtô mà B thuê của A do đã hết thời hạn cho thuê.
Như vậy, các yêu cầu liên quan đến nhau là những yêu cầu phát sinh từ một quan hệ pháp luật hoặc các quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau và được giải quyết trong cùng một vụ án dân sự. Trong trường hợp đương sự khởi kiện về những yêu cầu không liên quan đến nhau thì Tòa án phải thụ lý giải quyết các yêu cầu của họ trong những vụ án riêng.
Quy định về chủ thể có thể bị kiện: Chủ thể có thể bị kiện là các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào các quan hệ pháp luật nội dung như quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp
Như vậy, nếu xét theo nghĩa rộng thì chủ thể có thể bị kiện là một bên đã tham gia vào các quan hệ pháp luật nội dung như quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và có thể là bị đơn hoặc nguyên đơn trong vụ án dân sự khi bị đơn thực hiện quyền phản tố. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chỉ cho phép bị đơn có quyền phản tố đối với nguyên đơn, trong khi đó người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thể đưa ra yêu cầu chống lại cả nguyên đơn, bị đơn. Đây là một hạn chế của pháp luật, do vậy cần mở rộng hơn quyền phản tố của bị đơn đối với yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Các quy định về bảo đảm khởi kiện trong tố tụng dân sự:
Quyền khởi kiện chính là cơ sở ban đầu để Tòa án thực hiện chức năng giải quyết, xét xử VADS tại tòa án, do vậy, ngoài việc quy định về quyền khởi kiện của chủ thể, BLTTDS còn có những quy định bảo đảm quyền khởi kiện thông qua các quy định về hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng. Cụ thể:
* Quy định về sự độc lập, khách quan của Tòa án – Bảo đảm cần thiết của việc thực thi quyền khởi kiện. Sự độc lập của Tòa án được ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền khởi kiện. Sự độc lập và khách quan của Tòa án được quy định tại Điều 12 BLTTDS: “Khi xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Ngoài ra, một nguyên tắc khác cũng được ghi nhận tại Điều 16 BLTTDS là nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự. Theo đó, “Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.
| Do các mối quan hệ xã hội phức tạp, khi tiến hành giải quyết các VADS các Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án thường bị chi phối, tác động từ nhiều phía. Những tác động tiêu cực này có thể làm cho một số cán bộ không vững vàng, thiếu bản lĩnh hoặc thoái hóa, biến chất dẫn đến việc tiến hành tố tụng thiếu trung thực, không khách quan, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Do đó, độc lập, khách quan chính là điều kiện để Tòa án có thể giải quyết vụ án một cách công minh. Nếu không không độc lập, khách quan thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không thể ra phán quyết đúng pháp luật và quyền khởi kiện của nguyên đơn, phản tố của bị đơn, yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không được thực thi trên thực tế.
Để bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán, hội thẩm nhân dân thì việc ghi nhận bằng pháp luật như trên vẫn chưa đủ mà cần phải có thêm những cơ chế hỗ trợ khác như về cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán, chế độ đãi ngộ.
* Quy định về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát – Điều kiện cần thiết để quyền khởi kiện không bị xâm phạm
Như đã phân tích ở Chương 1, quyền lực mà không bị giám sát, kiềm chế sẽ dẫn | tới lạm quyền. Do vậy, việc ghi nhận quyền tham gia tố tụng của VKS ngay từ khi Tòa án thụ lý vụ án là điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền khởi kiện không bị xâm phạm. Một mặt sự tham gia này sẽ hạn chế tối đa việc trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án không đúng pháp luật. Ngoài ra, thông qua hoạt động kiểm sát của mình VKS có thể kịp thời kháng nghị để quyền khởi kiện được bảo đảm thực hiện.
Quyền tham gia tố tụng của Viện kiểm sát được quy định tại Điều 137 Hiến pháp 1992, Điều 16 Luật tổ chức
Các quy định trên đã thể hiện vai trò của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự thông qua các quy định về kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án trong việc thụ lý vụ án. Toà án phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án dân sự, nếu đã thụ lý mà chuyển hồ sơ vụ án do thụ lý không đúng thẩm quyền thì cũng phải gửi cho Viện kiểm sát quyết định chuyển hồ sơ vụ án dân sự (Điều 104 BLTTDS, Mục 1 Phần I Thông tư 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC). Ngoài ra, Viện kiểm sát cũng có quyền kháng nghị và tham gia phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm. Đối với các quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự không đúng thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị yêu cầu Toà án cấp trên xem xét lại quyết định này.