Tài sản kết cấu hạ tầng được xác định là các tài sản công. Được thực hiện với hoạt động xây dựng, quy hoạch, tổ chức quản lý của nhà nước. Trong chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể và tổ chức cụ thể. Các tài sản được phản ánh toàn diện với các ngành và lĩnh vực khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Tài sản kết cấu hạ tầng là gì?
Các tài sản này được thực hiện trong quy hoạch của nhà nước. Đảm bảo các ý nghĩa về hạ tầng, công trình gắn với hạ tầng. Nội dung này được thể hiện trong quy định tại khoản 2 Điều 4. Phân loại tài sản công. Xác định với nhóm tài sản công trong hoạt động quản lý nhà nước.
Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng bao gồm:
– Các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Được thực hiện với các nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Là cần thiết với nhu cầu tiếp cận và hòa nhập với kinh tế thế giới. Cũng như triển khai bám sát với các nhu cầu từng bước trong lợi thế cho nền kinh tế trong nước.
– Công trình kết cấu hạ tầng xã hội. Với các ngành có tính chất dịch vụ xã hội. Hướng đến phát triển và đẩy mạnh, tìm kiếm thuận lợi, hiệu quả cần thiết.
– Vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với công trình kết cấu hạ tầng. Là yếu tố tài sản công mang đến các tác động cũng như ảnh hưởng phản ánh trên công trình.
Xác định với ý nghĩa của công trình trong tiếp cận lợi ích. Từ đó phát triển các yếu tố của nền kinh tế. Có thể thấy với các tất yếu cần được thực hiện. Trong tính chất kỹ thuật đóng góp cho các tiềm năng sử dụng và ứng dụng. Từ đó làm thay đổi với các ngành, lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Ngoài ra là đối với xã hội trong các thay đổi mang đến giá trị.
Thể hiện cụ thể gắn với các tính chất của các ngành, lĩnh vực khác nhau. Sau đây gọi chung là tài sản kết cấu hạ tầng.
Các tài sản kết cấu hạ tầng có thể liệt kê bao gồm:
Hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao, hạ tầng du lịch và hạ tầng khác theo quy định của pháp luật.
Thể hiện với tất cả các hạ tầng trong nhu cầu tiếp cận của con người. Đặc biệt tập chung phát triển gắn với tiềm năng, tiềm lực của đất nước. Với tính chất giai đoạn, đánh giá trong tác động của các ngành, lĩnh vực khác nhau. Qua đó cũng thực hiện xây dựng hạ tầng có tính chất, khoảng thời gian, giá trị đầu tư khác nhau. Nhưng có thể thấy các điểm chung trong định hướng tìm kiếm giá trị lâu dài và bền vững.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng tiếng Anh dịch là gì?
Tài sản kết cấu hạ tầng tiếng Anh là Infrastructure assets.
3. Quy định tài sản kết cấu hạ tầng?
Có thể thấy các nổi bật đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Khi mang đến tiếp cận trong nhu cầu, lợi ích trong di chuyển, vận chuyển. Từ đó mà các tính chất tham gia giao thông mang đến các ý nghĩa và triển vọng.
Cũng như với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt. Trong hiệu quả và ý nghĩa vận chuyển thuận tiện. Hoạt động mang đến lợi thế đối với tuyến đường sắt chạy trong nước và các tổ chức, khu vực. Hiệu quả được hình thành trong ứng dụng và các khả năng vận chuyển mà đường sắt mang lại.
3.1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
Thực hiện với nội dung quy định trong Điều 4 Nghị định 33/2019/NĐ-CP. Về Điều 4. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó:
Quy định với liệt kê trong tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Mang đến các phản ánh đối với nhóm tài sản công này của nhà nước. Các nhóm tài sản này được quy định trong nội dung của khoản 1 Điều 4 như sau:
– Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bao gồm đất gắn với tài sản) gồm:
– Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường;
– Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ;
– Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ;
– Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ;
– Trạm kiểm tra tải trọng xe;
– Trạm thu phí đường bộ;
– Bến xe;
– Bãi đỗ xe;
– Nhà hạt quản lý đường bộ;
– Trạm dừng nghỉ;
– Kho bảo quản vật tư dự phòng;
– Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS);
– Phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng;
– Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ;
– Các công trình giao thông đường bộ khác theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
Như vậy:
Có thể thấy các tài sản được xây dựng trên thực tế rất đa dạng. Gắn với hiệu quả sử dụng khai thác đối với di chuyển, vận chuyển. Cũng như tiến đến các tiếp cận, đồng bộ và hiệu quả trong hoạt động, quá trình và các giai đoạn phối hợp quản lý nhà nước. Để người tham gia thực hiện các nghĩa vụ, hưởng các quyền và lợi ích tương ứng.
Kể đến nhu cầu di chuyển hiệu quả như:
– Đường, cầu, hầm gắn với đường, bến phà, cầu phao,… thực hiện trong hiệu quả của di chuyển, vận chuyển đường bộ.
– Thu phí. Quản lý, giám sát đối với các điều kiện được phép, đảm bảo an toàn trong di chuyển.
– Bến, bãi, đỗ, dừng, nghỉ của các phương tiện đường dài.
– Đảm bảo an toàn, xử lý kịp thời đối với các tổn thất.
– Tài sản trong công trình đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Thể hiện với các ý nghĩa quan trọng hơn cả trong hoạt động quản lý nhà nước. Cũng như tác động đối với lợi ích quốc gia, dân tộc. Cho nên cần chế độ quản lý, tác động khác.
3.2. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt:
Các nội dung và xác định các nhóm tài sản được thực hiện với quy định trong Điều 11 Luật đường sắt năm 2017. Với Điều 11. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Các nhóm tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt:
Khoản 1 xác định các nhóm đối tượng là kết cấu hạ tầng đường sắt. Trong đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm:
– Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu. Gắn với mục đích đảm bảo trực tiếp gắn với đối tượng, phương tiện di chuyển là tàu chạy trên đường sắt. Bao gồm:
+ Các công trình, hạng mục công trình đường sắt.
+ Hoặc công trình phụ trợ khác trực tiếp phục vụ công tác chạy tàu, đón tiễn hành khách, xếp dỡ hàng hóa; Đều đảm bảo tiến hành trong hoạt động chung được thực hiện của tàu. Với vận chuyển người và hàng hóa trong nhu cầu kinh tế của con người.
– Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không trực tiếp liên quan đến chạy tàu. Xác định với các tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không thuộc quy định tại điểm a khoản này. Tuy nhiên vẫn mang đến các ý nghĩa tác động và sử dụng thực tế. Trong quy hoạch và triển khai sử dụng đối với chức năng của kết cấu hạ tầng đường sắt.
Xác định và trao trách nhiệm với các tổ chức quản lý nhà nước:
Với nội dung quy định trong khoản 2 Điều 11. Trách nhiệm quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư:
– Chính phủ: Thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu. Với các định hướng chung trong đầu tư xây dựng cần thiết. Thống nhất quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Phân công thực hiện với các cơ quan cấp dưới.
– Bộ Giao thông vận tải. Với nghiệp vụ và chức năng trong đánh giá cần thiế thực hiện các quy hoạch. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Là cơ quan nhà nước ở địa phương trong triển khai cụ thể các hoạt động gắn với tổ chức quản lý. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị;
– Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt. Trong quyền hạn tìm kiếm lợi nhuận phát triển các tiếp cận vận chuyển đường sắt. Bên cạnh các nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác trên tài sản công của nhà nước. Sử dụng, khai thác, bảo vệ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt khi được Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm với các vi phạm trong xâm phạm đến các lợi ích của tài sản công thuộc quản lý nhà nước.
Các quy định khác:
– Tổ chức, cá nhân tự quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư theo quy định của pháp luật.
– Chính phủ quy định Danh mục tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quy định tại khoản 1 Điều này. Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.
– Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
– Luật đường sắt năm 2017.