Trường cao đẳng, đại học, học viện là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng? Nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học, học viện?
Hiện nay, khi xã hội ngày càng trở nên phát triển thì việc đầu tư và trú trong đến giáo dục cũng ngày một được quan tâm nhiều hơn. Do đó, các trường, các cơ sở giáo dục như trường cao đẳng, đại học, học viện cũng được thành lập và đi vào hoạt động rất nhiều. Nhằm mục đích đảm bảo được chất lượng giáo dục tốt, không có tiêu cũng trong ngành giáo dục nói chung và tiêu cực ở các trường cao đẳng, đại học, học viện nói riêng, thì pháp
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014;
– Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Mục lục bài viết
1. Trường cao đẳng, đại học, học viện là gì?
Trường cao đẳng là một cơ sở giáo dục hoặc một bộ phận cấu thành của một cơ sở giáo dục. Trường cao đẳng có thể là cơ sở giáo dục đại học cấp bằng, một phần của trường đại học liên bang hoặc trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc trường trung học.
Ở hầu hết thế giới, trường cao đẳng có thể là trường trung học phổ thông hoặc trường trung học cơ sở, trường cao đẳng giáo dục đại học, cơ sở đào tạo cấp bằng thương mại, nhà cung cấp giáo dục đại học không có tư cách đại học (thường không có bằng cấp riêng) quyền hạn), hoặc một bộ phận cấu thành của trường đại học. Một trường cao đẳng có thể cung cấp các chương trình đại học – với tư cách là một tổ chức độc lập hoặc là chương trình đại học của một trường đại học – hoặc nó có thể là một trường cao đẳng nội trú của một trường đại học hoặc một trường cao đẳng cộng đồng, đề cập đến các cơ sở giáo dục đại học (chủ yếu là công lập) nhằm mục đích cung cấp nền giáo dục giá cả phải chăng và dễ tiếp cận, thường được giới hạn ở các văn bằng liên kết hai năm.
Một trường đại học là một tổ chức giáo dục và nghiên cứu bậc cao hơn (hoặc bậc đại học) cấp bằng cấp học thuật trong một số ngành học. Các trường đại học thường cung cấp cả chương trình đại học và sau đại học ở các trường hoặc khoa học khác nhau.
Trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục đại học có định nghĩa về trường đại học và học viện như sau: “2. Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này”.
Trường đại học là một tổ chức giáo dục đại học và nghiên cứu, cấp bằng cấp học thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trường đại học cung cấp cả giáo dục đại học 13 và giáo dục sau đại học. Với mục đích của nghiên cứu này, Đại học Công lập là trường được thành lập theo Đạo luật của Quốc hội và được hỗ trợ phần lớn từ quỹ công trong khi Đại học Tư là trường được thành lập theo Đạo luật về các trường đại học năm 1985 (giới hạn 210B) và Sự thành lập các trường đại học quy tắc .
Học viện là một trường độc lập do nhà nước tài trợ. Điều này có nghĩa là nó được tài trợ trực tiếp bởi chính phủ chứ không phải bởi chính quyền địa phương như các trường được duy trì. Ban đầu, chúng là một sáng kiến của chính phủ Lao động được đưa ra vào năm 2000, với mục đích thúc đẩy các trường học đang gặp khó khăn ở các khu vực nội thành thiếu thốn. Kể từ năm 2010, số lượng học viện đã tăng lên đáng kể. Các trường được Ofsted đánh giá là ‘xuất sắc’ hoặc ‘hoạt động tốt’ sẽ được ưu tiên.
– Trường cao đẳng có tên trong tiếng Anh là: “Colleges”.
– Trường đại học có tên trong tiếng Anh là: “University”.
– Học viện có tên trong tiếng Anh là: “Academy”.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng:
Trên cơ sở quy định tại Điều 8 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của trường cao đẳng thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Giáo dục nghề nghiệp bao gồm: 16 quyền và 16 nhiệm vụ cần phải tuân theo để đảm bảo việc dạy và học tại cơ sở này. Do nội dung của bài viết này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc một số quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:
Thứ nhất, nhiệm vụ của trường cao đẳng sẽ bao gồm các nội dung sau:
Theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được quy định tại Điểm a khoản 1 Điều này thì việc trường cao đẳng cần phải đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên trong chương trình đào tạo của mình. Không những vậy mà cũng cần phải có chương trình, giáo trình đào tạo, học liệu đối với từng ngành, nghề đào tạo dưới sự biên soạn, xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt của trường theo như quy định.
Trường cao đẳng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh. Hay là việc tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp,… theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Trường cao đẳng có nhiệm vụ tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm cho người học, có các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp theo như quy định. Đồng thời thì nhà trường cần phải trú trọng đến hoạt động tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động của trường về số lượng cũng như chất lượng mà luật định. Cần phải có sự liên kết và phối hợp giữ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, với trường cao đẳng và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học.
Thứ hai, quyền hạn của trường cao đẳng sẽ bao gồm các nội dung sau:
Trường cao đẳng được quyền xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và thực tiễn. Những vẫn phải tuân thủ việc có các chương trình giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đồng thời vừa là quyền vừa là nghĩa vụ thì việc trường cao đẳng thực hiện liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài là điều vô cũng cần thiết và hữu ích mà pháp luật quy định. Không những thế mà trường còn được quyền thực hiện việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn chức danh nghề nghiệp của nhà giáo; phát triển, đánh giá kỹ năng nghề; kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;…
Trường cao đẳng có quyền quyết định đối với nguồn thu từ hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ và dịch vụ của mình trong viecj quyết định xây dựng cơ sở vật chất của trường. Thạm chí là dùng để chi cho các hoạt động đào tạo, bổ sung nguồn tài chính của trường hay các hoạt động khác mà pháp luật quy định. Bên cạnh nguồn thu tự tạo ra thì cơ sở này cũng có quyền huy động, nhận tài trợ, quản lý và sử dụng nguồn huy động, tài trợ; quản lý, sử dụng tài sản công,… theo như quy định của pháp luật Việt nam hiện hành.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học, học viện:
Cũng giống như trường cao đẳng thì trường đại học và học viện cũng có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học và học viện tại Điều 28 của Luật Giáo dục đại học. theo như quy định tại Luật này thì nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học và học viện bao gồm 11 nhiệm vụ và quyền hạn, cụ thể:
“Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học.
2. Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.
3. Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.
4. Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.
5. Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục.
6. Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục.
7. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.
8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.
9. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài.
10. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo theo quy định.
11. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, có thể thấy trường đại học, học viện được quy định về nhiệm vụ và quyền hạn trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục; phát triển hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế,… bên cạnh các nội dung liên quan đến xây dựng chất lượng giáo dục tại cơ sở này ngày càng phát triển thì trường đại học, học viện được quy định về nhiệm vụ và quyền hạn trong việc xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, công chức, viên chức đạt chuẩn về trình độ chuyên môi và khả năng thực tiễn trong quá trình giảng dạy. Cuối cùng là trường đại học, học viện được quy định về nhiệm vụ và quyền hạn về các cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giảng dạy và học tập tại trường theo như quy địnhc ủa pháp luật đề ra.