Lương hưu là gì? Tìm hiểu vể bảo hiểm xã hội tự nguyện? Phương thức và lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? Điều kiện và cách tính lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Lương hưu có những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Chế độ lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những chế độ quan trọng được người lao động đặc biệt quan tâm. Pháp luật nước ta để nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng người lao động cũng đã ban hành các quy định cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách tính lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Lương hưu là gì?
Ta hiểu tiền lương về bản chất chính là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc. Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà chủ thể là người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Tiền lương gắn trực tiếp hơn với các quan hệ thỏa thuận mua bán sức lao động và cụm từ này trên thực tế cũng thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các hợp động dân sự thuê mướn lao động có thời hạn. Khái niệm tiền lương cũng được sử dụng phổ biến trong những thỏa thuận thuê nhân công trên thị trường tự do và có thể gọi là giá công lao động.
Lương hưu được hiểu cơ bản chính là khoản tiền mà chủ thể là người lao động nhận được hàng tháng khi các chủ thể này đáp ứng đầy đủ điều kiện các điều kiện về hưu theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, lương hưu trong giai đoạn hiện nay sẽ được tính dựa theo tỷ lệ hưởng lương hưu và mức tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của các chủ thể là những người lao động.
Tiền lương có chức năng là một thước đo giá trị sức lao động; Chức năng tái sản xuất sức lao động; Chức năng kích thích và có chức năng tích lũy đối với các chủ thể là những người lao động.
2. Tìm hiểu vể bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Bảo hiểm xã hội tự nguyện được hiểu như sau:
Bảo hiểm xã hội tự nguyện được hiểu cơ bản chính là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Theo đó, việc các chủ thể có hay không tham gia loại hình bảo hiểm này là hoàn toàn tự nguyện phụ thuộc vào ý chí và mong muốn của chính người lao động.
Đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Căn cứ khoản 4 Điều 2
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH, những người sau đây sẽ dược tham gia BHXH tự nguyện:
“1. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:
1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;
1.2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
1.3. Người lao động giúp việc gia đình;
1.4. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
1.5. Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
1.6. Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
1.7. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
1.8. Người tham gia khác.”
Như vậy, căn cứ theo quy định cụ thể được quy định bên trên, các đối tượng được nêu trên có thể tham gia BHXH tự nguyện. Khi tham gia BHXH tự nguyện các chủ thể cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích mà bảo hiểm xã hội tự nguyện mang đến. Đây cũng chính là một loại của để dành của các đối tượng là những người lao động.
3. Phương thức và lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Hiện nay có tất cả 6 phương thức mà người dân có thể lựa chọn để có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, cụ thể:
– Đóng hàng tháng là một phương thức mà người dân có thể lựa chọn để có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Đóng 03 tháng một lần là một phương thức mà người dân có thể lựa chọn để có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Đóng 06 tháng một lần là một phương thức mà người dân có thể lựa chọn để có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Đóng 12 tháng một lần là một phương thức mà người dân có thể lựa chọn để có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần là một phương thức mà người dân có thể lựa chọn để có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 nă là một phương thức mà người dân có thể lựa chọn để có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Trong trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì chủ thể là người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 05 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức thứ 6 được nêu trên).
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện cụ thể như sau:
– Một lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đó là các chủ thể sẽ được hưởng lương hưu hằng tháng khi về già.
– Một lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đó là các chủ thể sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trong suốt thời gian hưởng lương hưu.
– Một lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đó là các chủ thể sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí tham gia.
– Lương hưu của các chủ thể sẽ được điều chỉnh theo Chỉ số giá tiêu dùng.
– Một lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đó là các chủ thể sẽ được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân.
– Trường hợp không tiếp tục tham gia, nếu có yêu cầu, được hưởng BHXH một lần tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội.
– Thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng (10 lần lương cơ sở) và chế độ tuất khi người tham gia qua đời.
Ta nhận thấy, lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là rất lớn. Việc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện sẽ đem đến cho các chủ thể là những người lao động những quyền lợi trong tương lai và góp phần quan trọng bảo đảm cuộc sống khi về già của họ.
4. Điều kiện và cách tính lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Điều kiện hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Các chủ thể là những người lao động được hưởng lương hưu khi đáp ứng đầy đủ điều kiện hưởng lương hưu về độ tuổi và về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Năm 2022, điều kiện để các chủ thể là các đối tượng người lao động hưởng lương hưu được thực hiện theo Điều 219,
Căn cứ Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, chủ thể là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu khi:
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.”
Theo đó, từ quy định được nêu trên về độ tuổi, người lao động nghỉ hưu, trong điều kiện bình thường phải đủ 60 tuổi 03 tháng với lao động nam, đủ 55 tuổi 04 tháng với lao động nữ.
Trường hợp đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định trên nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Như vậy, để các chủ thể có thể được hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đó là nam phải đủ 60 tuổi 03 tháng tuổi; nữ đủ 55 tuổi 04 tháng tuổi và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Cách tính lương hưu cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức hưởng lương hưu hàng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, được tính cụ thể như sau:
Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Từ quy định được nêu cụ thể trên, công thức tính lương hưu hàng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là: Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
– Tỷ lệ hưởng lương hưu được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP:
+ Với lao động nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội , sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
+ Với lao động nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội. Từ năm 2022 trở đi là 20 năm đóng bảo hiểm xã hội . Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
– Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP:
Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội trên thực tế sẽ được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.
Trong đó, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm.