Số ngày làm việc trong tháng để được đóng bảo hiểm xã hội? Quy định đóng bảo hiểm khi không làm tròn tháng? Người lao động làm việc trong 1 tháng có cần phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Bảo hiểm xã hội là một thuật ngữ quen thuộc trong giai đoạn hiện nay. Tham gia bảo hiểm xã hội cũng chính là quyền và trách nhiệm của các chủ thể là những người lao động. Cũng chính vì thế mà hiện nay, việc tìm hiểu và nắm trong tay các quy định về tham gia bảo hiểm xã hội hay chế độ của bảo hiểm xã hội cũng sẽ giúp người lao động phần nào đảm bảo được các quyền và lợi ích của mình. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về số ngày làm việc để đóng bảo hiểm xã hội khi không làm tròn tháng?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Số ngày làm việc trong tháng để được đóng bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội có những ý nghĩa cũng như vai trò quan trọng trong thực tiễn. Bảo hiểm xã hội được biết đến chính là một công cụ đắc lực của Nhà nước và góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững của xã hội.
Bảo hiểm xã hội sẽ giúp cho các đối tượng là những người lao động đảm bảo phần nào thu nhập trong những trường hợp không có thu nhập theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. Khi tham gia bảo hiểm xã hội thì các đối tượng là những người lao động sẽ được hưởng các chế độ về ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu đủ điều kiện theo luật định.
Bảo hiểm xã hội sẽ được tổ chức thực hiện dựa theo các nguyên tắc cụ thể như sau:
– Bảo hiểm xã hội được tổ chức thực hiện dựa theo các nguyên tắc mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
– Bảo hiểm xã hội được tổ chức thực hiện dựa theo các nguyên tắc mức đóng của bảo hiểm xã hội bắt buộc dựa trên cơ sở tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
– Bảo hiểm xã hội được tổ chức thực hiện dựa theo các nguyên tắc người lao động có thời gian đóng cả bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất trên cơ sở thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội. Thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ không được sử dụng làm cơ sở tính hưởng các chế độ khác của bảo hiểm xã hội.
– Bảo hiểm xã hội được tổ chức thực hiện dựa theo các nguyên tắc quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập.
– Việc thực hiện bảo hiểm xã hội sẽ cần phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của những đối tượng là những người tham gia.
Bảo hiểm xã hội hiện nay trên thực tế và theo quy định pháp luật sẽ có 02 hình thức là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối với số ngày làm việc trong tháng để được đóng bảo hiểm xã hội sẽ chỉ áp dụng đối với hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trên thực tế thì hiện nay không có quy định cụ thể về số ngày làm việc trong tháng để được đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có nội dung quy định cụ thể như sau: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.
2. Quy định đóng bảo hiểm khi không làm tròn tháng:
Pháp luật về bảo hiểm xã hội được ban hành và cũng đã quy định rất chi tiết, cụ thể các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, về mức đóng, cách thức đóng và tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật còn có các quy định khác về thời gian làm việc trong tháng để các chủ thể có thể tính đóng bảo hiểm xã hội.
Như đã phân tích cụ thể bên trên thì hiện nay, việc tham gia bảo hiểm xã hội là quyền và cũng là trách nhiệm của các chủ thể là những đối tượng người lao động. Việc tìm đọc và hiểu các quy định của bảo hiểm xã hội cũng rất cần thiết cho các chủ thể là những đối tượng người lao động để từ đó các chủ thể này có thể nắm bắt những lợi ích khi tham gia bảo hiểm. Bên cạnh những quy định về các chế độ của bảo hiểm xã hội thì các chủ thể là những đối tượng người lao động cũng cần biết các quy định liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng.
Hiện nay, pháp luật về bảo hiểm xã hội có quy định:
– “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.” (theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội)
– “Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT” (căn cứ theo Khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH)
Như vậy, từ các quy định được nêu cụ thể bên trên, với chủ thể là người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, việc đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng theo quy định pháp luật phụ thuộc vào số ngày nghỉ việc không hưởng lương của chính chủ thể đó, cụ thể, chủ thể là người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương thì sẽ không đóng bảo hiểm xã hội.
Trên thực tế thì với mỗi trường hợp làm việc không tròn tháng khác nhau, các chủ thể là người lao động cũng sẽ có thể thuộc trường hợp đóng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Nếu trong tháng chủ thể là người lao động nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó công ty và người lao động sẽ không có trách nhiệm cần phải đóng bảo hiểm xã hội.
Bản chất của bảo hiểm xã hội như mỗi chúng ta đều đã biết đó chính là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của các đối tượng là những người lao động khi các chủ thể này bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Việc thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội nhằm mục đích chính đó là để có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro như: ốm đau và các rủi ro tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thất nghiệp… sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm… Không những thế, ta nhận thấy rằng, hiện nay, việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội còn góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của các chủ thể là những đối tượng người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau và cũng đã góp phần quan trọng để có thể thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội thì mỗi chủ thể là những người lao động cũng sẽ có các quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể. Pháp luật hiện hành cũng đã ban hành các quy định cụ thể về vấn đề này và các quy định này đã góp phần quan trọng bảo vệ các chủ thể là người lao động cũng như đảm bảo hoạt động của lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
3. Người lao động làm việc trong 1 tháng có cần phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Trên thực tế thì không phải mọi trường hợp các chủ thể là những đối tượng người lao động đều được những chủ thể là người sử dụng lao động đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo Điểm a, b Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định nội dung say đây:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng”
Bộ luật Lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực thì không còn ghi nhận hợp đồng mùa vụ, hợp đồng theo một công việc nhất định mà chỉ ghi nhận
Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động năm 2019 được ban hành cũng đã không có nội dung quy định hợp đồng có thời hạn là tối thiểu bao lâu nên hợp đồng giao kết có thể có thời hạn là 1 tháng, 2 tháng hay 3 tháng… tùy theo các chủ thể là người sử dụng lao động và người lao động.
Chính vì thế, căn cứ vào các quy định cụ thể được nêu bên trên, khi phát sinh hợp đồng lao động chủ thể là người sử dụng lao động sẽ cần phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho chủ thể là người lao động. Các đối tượng là người lao động làm việc 01 tháng tại đơn vị nếu có giao kết hợp đồng lao động sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Hệ thống bảo hiểm xã hội được thành lập và cũng sẽ bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể là những người lao động trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Theo phương thức đó, các đối tượng là những người lao động phải có đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội mới được quyền lợi bảo hiểm xã hội. Còn mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc cụ thể mà chúng ta có thể kể đến như các nguyên tắc cơ bản sau: nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro (thể hiện ở chính sách BHYT, chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…), nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội (chế độ hưu trí, tử tuất).