Giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá là gì? Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá tiếng Anh là gì? Nội dung thủ tục và Hồ sơ?
An Toàn lao động luôn là một trong những điều kiện quan trọng từ trước đến nay. Vì vậy Việc đặt ra một tiêu chuẩn an toàn về kỹ thuật tàu cá sẽ giúp giảm thiểu rủi ro xảy ra tai nạn lao động, người lao động sẽ an tâm hơn trong quá trình làm việc. Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp, bao gồm tàu đánh bắt thủy sản. Ngoài ra còn có tàu hậu cần đánh bắt thủy sản, tàu công vụ thủy sản chuyên dụng để thực hiện công cụ trong điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản đồng thời cũng thanh tra, tuần tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thủy sản.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá là gì?
Giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư là việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của thân tàu, máy tàu, hệ động lực, trang thiết bị an toàn, trang thiết bị khai thác, trang thiết bị xử lý, phân loại, chế biến, bảo quản sản phẩm lắp đặt trên tàu cá, tàu kiểm ngư với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.
Căn cứ theo Điều 67 luật thủy sản năm 2017 thì: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên phải được đăng kiểm, phân cấp và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật
Tàu cá đóng mới, cải hoàn phải được tổ chức đăng kiểm giám sát an toàn kỹ thuật, đủ tiêu chuẩn và phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định và được cấp giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, các loại tàu cá không thuộc trường hợp đã nêu trên thì phải lắp đặt trang thiết bị bảo đảm an toàn kỹ thuật theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền để hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu khi hoạt động.
Đăng kiểm tàu cá
– Thẩm định hồ sơ thiết kế trong đóng mới, cải hoán và sửa chữa phục hồi của tàu .
– Giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá trong quá trình đóng mới, quá trình cải hoán theo chu kỳ hàng năm, hoặc định kỳ hoặc nếu có bất thường hoặc trong quá trình sửa chữa và phục hồi tàu cá.
– Kiểm tra thường xuyên máy móc, trang thiết bị thuộc diện phải đăng kiểm khi lắp đặt trên tàu cá .
– Tham gia các cuộc giám định kỹ thuật và xác định nguyên nhân xảy ra hay làm phát sinh tai nạn trên tàu và các sự cố có thể có sự liên quan đến trạng thái kỹ thuật tàu có khi có yêu cầu.
– Mang tàu đi đăng kiểm khi đến hạn, Khi đăng kiểm tàu cá phải thực hiện đúng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tàu cá và phải thực hiện đúng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan đến Phục Lục V ban hành kèm theo Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT.
Các hình thức kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá
– Hình thức Kiểm tra lần đầu đối với các loại tàu dưới đây:
+ Tàu cá đóng mới;
+ Tàu cá chưa được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.
Thường xuyên kiểm tra bất thường đối với tàu cá đã xảy ra tai nạn hoặc bị tai nạn đang trong quá trình sửa chữa sau tai nạn theo yêu cầu của chủ tàu hoặc cơ quan có thẩm quyền về quản lý tàu cá.
– Hình thức Kiểm tra chu kỳ:
+ Các đợt kiểm tra chu kỳ, bao gồm: Kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ; đối với các loại tàu cá.
+ Thời hạn kiểm tra chu kỳ được thực hiện theo quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến tàu cá do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá tiếng Anh là gì?
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá tiếng Anh là Fishing vessel technical safety certificate.
3. Nội dung thủ tục và hồ sơ an toàn kỹ thuật tàu cá
Thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định thì:
– Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên trước khi đóng mới, cải hoán phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật được thẩm định từ cơ quan có thẩm quyền.
– Đối với trường hợp tàu cá vỏ gỗ đóng mới theo mẫu truyền thống phải có hồ sơ thiết kế mẫu đã được cơ sở đăng kiểm tàu cá sao duyệt và thông qua.
Thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá:
Tùy đối tượng của tàu cá về kích thước thì mỗi loại kích thước khác nhau sẽ có một cơ sở đăng kiểm tàu cá theo loại khác nhau như:
– Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tất cả các loại tàu cá;
– Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét;
Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại III thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét.
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá theo Mẫu số 01.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
– Hồ sơ thiết kế tàu cá (03 bộ).
Trình tự thực hiện:
– Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ sở đăng kiểm tàu cá quy định tại khoản 2 Điều này hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính; Có 2 trường hợp nộp hồ sơ là: hồ sơ nộp trực tiếp và hồ sơ nộp thông qua dịch vụ bưu chính:
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
Cơ sở đăng kiểm tàu cá kiểm tra thành phần hồ sơ của người nộp và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ ngay tại nơi người nộp đến nộp hồ sơ trực tiếp.
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính:
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc của cơ sở đăng kiểm, cơ sở đăng kiểm tàu cá xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ của người nộp chưa đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá sẽ có văn bản
– Trong thời hạn 20 ngày (đối với hồ sơ thiết kế đóng mới, lần đầu) hoặc 10 ngày làm việc (đối với hồ sơ thiết kế cải hoán, sửa chữa phục hồi), kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ sở có thẩm quyền đăng kiểm tàu cá sẽ tiến hành thẩm định thiết kế, nếu không đạt yêu cầu thì sẽ thông báo tới tổ chức, cá nhân. Còn trong trường hợp đạt yêu cầu thì cơ sở có thẩm quyền đăng kiểm tàu cá sẽ cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu cá theo Mẫu số 02.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT và ký, đóng dấu thẩm định vào tài liệu thiết kế;
– Cơ sở đăng kiểm tàu cá trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính cho người có yêu cầu.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá thực hiện như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
Thẩm quyền cấp là cơ sở đăng kiểm tàu cá.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
* Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 03.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản chụp hồ sơ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định (đối với trường hợp tàu cá đóng mới, cải hoán);
– Theo tiến độ thi công, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải trình cho cơ sở đăng kiểm tàu cá bản sao chứng thực giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy định cùng với các tài liệu kèm theo đối với máy móc, trang thiết bị sản xuất trong nước hoặc giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng và tài liệu kỹ thuật hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, sửa chữa thiết bị của nhà sản xuất đối với máy móc chuẩn bị sử dụng , trang thiết bị nhập khẩu trước khi lắp đặt trên tàu
* Trình tự thực hiện:
– Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ sở đăng kiểm tàu cá hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (có thể nộp qua email, fax) nếu có;
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cá nhân, tổ chức đến cơ sở đăng kiểm tàu cá có thẩm quyền, Cơ sở đăng kiểm tàu cá sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ sở đăng kiểm tàu cá xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì cơ sở đăng kiểm tàu cá sẽ có văn bản thông báo rõ cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày cơ sở đăng kiểm tàu cá có thẩm quyền nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định từ người nộp hồ sơ, cơ sở đăng kiểm tàu cá thống nhất thời gian và địa điểm kiểm tra với tổ chức, cá nhân đề nghị;
– Cơ sở đăng kiểm tàu cá tiến hành giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá theo quy chuẩn kỹ thuật tàu cá và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đối với tàu cá của người hoặc tổ chức đến nộp.
Nếu kết quả không đạt thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân còn Nếu kết quả đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra, cơ sở đăng kiểm tàu cá cấp cho chủ tàu các giấy tờ này.
+ Biên bản kiểm tra kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 04a.BĐ đến Mẫu số 04n.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 05.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Sổ đăng kiểm tàu cá đối với trường hợp kiểm tra lần đầu, cải hoán theo Mẫu số 06.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
Cơ sở đăng kiểm tàu cá trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
– Nội dung, hình thức kiểm tra an toàn kỹ thuật, thẩm định hồ sơ thiết kế, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu kiểm ngư tại cơ sở đăng kiểm tàu cá và thực hiện tương tự như đối với tàu cá.
– Trường hợp tổ chức quản lý tàu kiểm ngư lựa chọn cơ sở đăng kiểm không phải là cơ sở đăng kiểm tàu cá để đăng kiểm tàu kiểm ngư, thực hiện theo quy định của tổ chức đăng kiểm đã lựa chọn.