Bảo lãnh Chính phủ là gì? Đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ? Điều kiện để được cấp bảo lãnh Chính phủ thế nào?
Bảo lãnh được biết đến là một trong những biện pháp bảo đảm dân sự được nhiều người sử dụng. Ta nhận thấy, về bản chất và đặc điểm của bảo lãnh khác các hình thức đảm bảo khác. Cũng có nhiều loại bảo lãnh khác nhau. Một trong số đó chúng ta cần phải kể đến bảo lãnh Chính phủ. Vậy, đối tượng được bảo lãnh Chính phủ? Điều kiện được bảo lãnh cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Bảo lãnh Chính phủ là gì?
Theo quy định tại Luật quản lý nợ công 2017, bảo lãnh Chính phủ được hiểu cơ bản chính là cam kết của Chính phủ bằng văn bản bảo lãnh với bên cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong trường hợp đến hạn trả nợ mà bên vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
Bảo lãnh thể hiện một tính chất đối với xác lập các quyền lợi và nghĩa vụ đối với các khoản vay dân sự. Cũng với tính chất đó, hoạt động bảo lãnh Chính phủ được thực hiện. Gắn với các hoạt động được chủ thể Chính phủ bảo lãnh cho nghĩa vụ của chủ thể khác. Từ đó mang đến hiệu quả cho bên vay trong thực hiện các khoản vay. Khi Chính phủ thực hiện bảo lãnh, mang đến uy tín và trách nhiệm được đảm bảo. Cũng như giúp các bên trong quan hệ vay phản ánh hiệu quả các nhu cầu. Với các chủ thể đi vay thực hiện cho nhiệm vụ cụ thể với hoạt động quản lý nhà nước.
Khái niệm bảo lãnh Chính phủ này được đặt ra trong các thể hiện về chủ thể, đối tượng và hoạt động thực hiện. Trong đó, chủ thể là bên đứng ra bảo lãnh là Chính phủ. Các hoạt động này mang đến uy tín được đảm bảo. Cũng như giúp các bên trong quan hệ cho vay tin tưởng với quyền và lợi ích nhận được. Hành vi và ý chí thể hiện được xác lập bằng văn bản. Cung cấp các giấy tờ cần thiết như một khoản vay dân sự với biện pháp bảo lãnh làm bảo đảm.
Ý nghĩa đối với biện pháp bảo lãnh dân sự được thể hiện khi chủ thể là bên bảo lãnh cam kết thực hiện thay các nghĩa vụ đến hạn nếu chủ thể là bên vay không thể thực hiện. Có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ đó, tùy thuộc vào khả năng của bên vay. Như vậy, chủ thể là bên cho vay hoàn toàn yên tâm sẽ nhận được gốc và lãi khi nghĩa vụ đến hạn trả nợ và phát sinh thêm quyền, nghĩa vụ ràng buộc giữa Chính phủ với bên được bảo lãnh.
2. Đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ:
Căn cứ quy định tại Điều 41 Luật quản lý nợ công, đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ bao gồm:
– Doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công.
– Ngân hàng chính sách của Nhà nước thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước.
Ta nhận thấy, căn cứ theo quy định nêu trên, có hai nhóm đối tượng có thể nhận được cấp bảo lãnh Chính phủ.
Thứ nhất, đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ là doanh nghiệp trong dự án đầu tư tiến hành. Với tính chất, ý nghĩa hoạt động được phản ánh. Từ đó hướng đến các định hướng có đảm bảo với chủ trương đầu tư theo quy định hay không. Thường gắn với các đánh giá đối với lợi ích quốc gia. Là các hiệu quả tác động đến tiềm lực và khả năng mới trong nền kinh tế cũng như giải quyết được nhiều yếu tố còn tồn đọng.
Thứ hai đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ là ngân hàng chính sách của Nhà nước. Với các ý nghĩa của khoản vay trong thực hiện hoạt động. Gắn với những hiệu quả và lợi ích mang lại qua các phân tích cụ thể để nhằm thực hiện xem xét đối với các đáp ứng điều kiện.
3. Điều kiện để được cấp bảo lãnh Chính phủ thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 43 Luật quản lý nợ công 2017 điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ đó là:
– Thứ nhất, Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh Chính phủ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh Chính phủ phải có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm.
+ Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh Chính phủ phải không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh Chính phủ phải không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh.
+ Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh Chính phủ phải bảo đảm hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo
+ Khoản bảo lãnh nằm trong hạn mức bảo lãnh hằng năm đã được Chính phủ phê duyệt.
+ Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh Chính phủ phải đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh Chính phủ phải có phương án tài chính được Bộ Tài chính thẩm định và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
+ Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh Chính phủ phải có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án. Vốn chủ sở hữu phải được bố trí theo tiến độ thực hiện dự án.
– Thứ hai: Ngân hàng chính sách của Nhà nước được cấp bảo lãnh Chính phủ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngân hàng chính sách của Nhà nước được cấp bảo lãnh Chính phủ phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có chức năng huy động vốn để cho vay theo điều lệ được cấp có thẩm quyền ban hành.
+ Khoản bảo lãnh nằm trong hạn mức bảo lãnh hằng năm đã được Chính phủ phê duyệt.
+ Khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được sử dụng để thực hiện, chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
– Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trên thị trường vốn trong nước, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật quản lý nợ công 2017, doanh nghiệp phải có hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật về chứng khoán và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó thì Điều 5 Nghị định 91/2018/NĐ-CP hướng dẫn nội dung sau:
“1. Điều kiện được cấp bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Quản lý nợ công, cụ thể như sau:
a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động liên tục ít nhất 03 năm trước ngày nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh, đề nghị cấp bảo lãnh;
b) Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh, gồm nợ quá hạn với cơ quan cho vay lại được quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Quản lý nợ công, nợ quá hạn với Quỹ Tích lũy trả nợ, nợ quá hạn với bên cho vay đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nợ quá hạn với các tổ chức tín dụng khác.
d) Có phương án tài chính dự án khả thi được Bộ Tài chính thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 20 Nghị định này;
đ) Có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kèm theo kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu cụ thể theo tiến độ thực hiện dự án;
e) Trong trường hợp phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về phát hành chứng khoán ra công chứng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Điều kiện được cấp bảo lãnh Chính phủ đối với ngân hàng chính sách thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Quản lý nợ công.”
Ta nhận thấy rằng các điều kiện cần đáp ứng để được cấp bảo lãnh Chính phủ được đặt ra trong tính chất cung cấp lợi ích. Khi chính phủ thực hiện bảo lãnh thì chính phủ cũng sẽ cần phải xét đối với các điều kiện được đảm bảo từ chủ thể được bảo lãnh. Việc chính phủ xét đối với các điều kiện được đảm bảo từ chủ thể được bảo lãnh giúp cho hiệu quả hướng đến với các lợi ích quốc gia, dân tộc. Bên cạnh các đánh giá đối với tính khả thi hoàn thành dự án. Ngoài ra, chính phủ cũng quan tâm đối với khả năng và thách thực thực tế từ đó sẽ hướng đến các chắc chắn đối với công tác đầu tư và cũng để nhằm có thể ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.
Các điều kiện cần đáp ứng để được cấp bảo lãnh Chính phủ này được xác định cho các nhóm chủ thể khác nhau. Từ đó phản ánh các điều kiện cần đảm bảo đáp ứng. Có như vậy thì mới được chính phủ thực hiện bảo lãnh. Và điều kiện này được quy định cụ thể trong nội dung Điều 43 của luật Luật quản lý nợ công 2017 và tại Điều 5 Nghị định 91/2018/NĐ-CP của Chính Phủ.