Tìm hiểu về quy hoạch sử dụng đất? Tìm hiểu về kế hoạch sử dụng đất? Quy định về thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất? Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất?
Những quy định về quy hoạch, kế hoạch hoá đất đai trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý và sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thực chất quy hoạch, kế hoạch hoá đất đai chính là sự đảm bảo cho việc sử dụng đất đai hợp lí và tiết kiệm, đạt các mục tiêu nhất định phù hợp với các quy định của Nhà nước. Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất nhằm mục đích để có thể đề ra định hướng đưa đất đai thực sự là nguồn lực quan trọng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường, tạo nền tảng để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về quy hoạch sử dụng đất:
Theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Đất đai 2013 về giải thích từ ngữ trong đó đưa ra định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất được hiểu như sau:
“Quy hoạch đất đai là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, và thích ứng biến đổi khí hậu, trên cơ sở tiềm năng đất đai, và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội, và đơn và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xá định”
Quy hoạch sử dụng đất được hiểu là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật, pháp chế của nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, khoa học, hợp lý và có hiệu quả cao nhất trong việc phân phôi và tái phân phối, quỹ đất của nhà nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất làm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất chính là sự định hướng về mặt chiến lược việc quản lý và sử dụng đất trong tương lai, là sự tính toán sử dụng các loại đất theo không gian, sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất và của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian nhất định.
Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất cụ thể như sau:
Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ 05 nguyên tắc sau đây:
– Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ nguyên tắc khi lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
– Bên cạnh đó, quy hoạch sử dụng đất phải bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
– Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ nguyên tắc bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
– Không những vậy, quy hoạch sử dụng đất cần hướng tới khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu.
– Hơn thế nữa, nội dung phân bổ và sử dụng đất cần phải có sự thống nhất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Mặc dù quy hoạch sử dụng đất trên thực tế được lập nên mất khá nhiều công sức và trải quy trình thẩm định, phê duyệt kỹ càng. Thế nhưng, những quy hoạch sử dụng đất này hoàn toàn có thể thay đổi, thậm chí được phá bỏ tùy thuộc vào tình hình và kế hoạch phát triển ở từng thời điểm của địa phương. Đối với người dân có đất thuộc diện quy hoạch, nên theo dõi thường xuyên những động thái triển khai, nhằm hưởng đúng quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.
2. Tìm hiểu về kế hoạch sử dụng đất:
Tại khoản 3 điều 3 của Luật Đất Đai 2013 các chủ thể là những nhà làm luật đã đưa ra khái niệm kế hoạch sử dụng đất đó là:
“ Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất đai theo thời gian để thực hiện trong kì quy hoạch sử dụng đất.”
Ta hiểu kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra có hệ thống và cụ thể về cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định.
Như vậy, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để cụ thể hóa và chi tiết hóa quy hoạch sử dụng đất, đồng thời nó là cơ sở để đánh giá và thực hiện việc xây dựng quy hoạch trong thực tiễn.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất cần đảm bảo các nhóm nguyên tắc sau:
– Việc lập kế hoạch sử dụng đất cần phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải phù hợp với phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh.
– Bên cạnh đó, kế hoạch sử dụng đất cần phải có các phương án sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
– Việc lập kế hoạch sử dụng đất cần đảm bảo phải có sự thống nhất giữa kế hoạch sử dụng đất của ngành, lĩnh vực, địa phương với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Trên đây là các quy định chung của pháp luật hiện hành về nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất. Khi lập kế hoạch sử dụng đất các chủ thể sẽ cần phải tuân thủ các nguyên tắc này. Việc tuân thủ các nguyên tắc nói trên sẽ giúp việc khai thác và sử dụng đất trở nên hợp lí, có hiệu quả hơn.
3. Quy định về thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Ta hiểu thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chính là lượng thời gian vật chất mà mỗi cấp chính quyền từ trung ương cho tới từng địa phương xây dựng chiến lược từ tổng thể đến chi tiết để thực hiện các nội dung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai.
Căn cứ tại Điều 37,
– Thời kì quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.
– Thời kì kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm còn kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
Trên thực tế, có quy định như vậy bởi vì việc sử dụng đất quốc gia, sử dụng đất cấp tỉnh, đất quốc phòng và việc sử dụng đất an ninh diễn ra trên vùng diện tích rộng, liên quan đến cộng đồng dân cư lớn, hoặc liên quan đến các công trình mang tính đặc thù trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đối với đất quốc phòng, an ninh. Chính bởi vậy nên ta nhận thấy rằng việc lập kế hoạch hàng năm là điều không khả thi và rất khó thực hiện. Còn kế hoạch sử dụng đất cấp huyện chỉ liên quan tới một bộ phận dân cư không lớn, do vậy, việc lập kế hoạch hàng năm là hoàn toàn khả thi.
4. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất:
Chúng ta nhận thấy, từ những quy định được nêu trên, ta nhận thấy, mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất như sau:
– Ta nhận thấy, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở quan trọng, là kết quả trong quá trình thực hiện công tác quản lý đất đai của nhà nước, đây là hai yếu tố không thể tách rời nhau tạo thành một thể thống nhất để nhà nước quản lí và giám sát hiệu quả việc sử dụng đất.
– Từ khái niệm được nêu trên, quy hoạch sử dụng đất cũng chính là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất, còn kế hoạch sử dụng đất là việc xác định các biện pháp, cách thức cụ thể để sử dụng đất theo đúng quy hoạch đề ra trong khoảng thời gian nhỏ hơn thời gian thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
– Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất có mối quan hệ mật thế với nhau, quy hoạch sử dụng đất là cơ sở cho việc lập thực hiện các kế hoạch sử dụng đất, và ngược lại thì kế hoạch sử dụng đất là sự cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất hằng năm và định hướng phát triển phù hợp với quy hoạch đã đề ra.
– Trên thực tế thì quy hoạch sử dụng đất bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch sử dụng đất, nhiều khi nói đến quy hoạch tức là đã phần nào đó bao hàm cả kế hoạch hóa đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu của Nhà nước về quản lí và sử dụng có hiệu quả đấy đai.
Ta nhận thấy vai trò quan trọng của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên để biết được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương hiện nay là rất khó, không phải ai cũng biết được. Mặc dù theo quy định của pháp luật hiện hành thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực chất chính là thông tin cần được công bố công khai, tuy nhiên chúng ta chưa có một cơ chế hiệu quả để giám sát điều này, từ đó gây ra hiện tượng tham nhũng thông tin về đất của một số chủ thể là cán bộ như hiện nay. Khi các chủ thể này biết được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước người dân, họ có thể đầu cơ mua đất với giá cực rẻ mạt, sau đó nhận tiền đền bù lớn hơn rất nhiều để ăn chênh lệch. Hiện tượng phổ biến này cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới một loạt khiếu nại, tranh chấp về đất xảy ra liên tiếp như hiện nay, gây bức xúc trong nhân dân.