Thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng? Phát triển thị trường và thương mại sản phẩm cây trồng?
Như đã biết thì nước ta là một nước với nền nông nghiệp phát triển với các sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên bên cạnh đó để phát triển nông nghiệp cũng cần đi đôi với nghiên cứu cách Thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng sao cho phù hợp để cs thể thu lại năng suất và chất lượng tốt nhất. Vậy để biết pháp luật quy định thể nào về thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng. Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 75. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng Luật trồng trọt 2018 quy định cụ thể như sau:
1. Tổ chức, cá nhân thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng phải thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc thu hoạch sản phẩm cây trồng phải hạn chế thất thoát, bảo đảm chất lượng, hiệu quả kinh tế.
3. Sản phẩm cây trồng là nguyên liệu đầu vào của cơ sở sơ chế, chế biến phải có nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm chất lượng, an toàn.
4. Cơ sở thu mua, lưu giữ, chế biến phải áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp để bảo quản sản phẩm cây trồng bảo đảm chất lượng, an toàn.
5. Khuyến khích hình thành cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng gắn với vùng sản xuất nguyên liệu.
Như vậy ta thấy pháp luật đã có quy định rất cụ thể đối với vấn đề thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng, theo đó thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng phải thực hiện đúng theo quy định đề ra như trên, như hiện nay Nhà nước ta đã xây dựng các phương án tiêu thụ sản phẩm theo từng cấp độ diễn biến của dịch COVID-19, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã thống kê, lập danh sách, cung cấp thông tin cụ thể một số đơn vị, doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cây trồng, nhất là các loại cây trồng vụ đông. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cung cấp thông tin của 15 doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm các loại cây trồng vụ đông. Trong đó, có 3 đơn vị, doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm khoai tây và 5 đơn vị, doanh nghiệp liên kết, bao tiêu sản phẩm ớt; 4 đơn vị, doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm rau màu và 3 đơn vị, doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cây thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực phối hợp với Sở Công Thương đấu mối với các siêu thị, hệ thống chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm, thực phẩm an toàn đưa các sản phẩm cây trồng để bảo đảm chất lượng, đủ điều kiện vào tiêu thụ nông sản.
Ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả kém sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh như lúa chất lượng cao, cây ăn trái, rau an toàn,… gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay là theo dõi sản lượng nông sản thu hoạch và thực hiện kết nối tiêu thụ của Tổ công tác được tăng cường chỉ đạo thường xuyên và liên tục nắm bắt kịp thời, có báo cáo hàng ngày và định kỳ cho Tổ Công tác của Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh để chỉ đạo hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất, thu hoạch.
2. Phát triển thị trường và thương mại sản phẩm cây trồng:
Trong suốt quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta luôn xác định phải tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn. Để nông nghiệp phát triển toàn diện, nâng cao đời sống người nông dân thì nông nghiệp phải phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa sẽ là nền tảng vững chắc tạo nên sự thay đổi toàn diện đời sống kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của đất nước. Việc hình thành các vùng nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu của thị trường, điều kiện sinh thái của từng vùng luôn được đặt ra. Để các sản phẩm được phát triển cả thị trường trong và ngoài nước thì Nhà nước đã đề ra các quy định về phát triển thị trường thương mại và sản phẩm nông nghiệp cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại điều 77. Phát triển thị trường và thương mại sản phẩm cây trồng Luật trồng trọt 2018 quy định cụ thể như sau:
1. Phát triển thị trường và thương mại sản phẩm cây trồng thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương và quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Phát triển thị trường sản phẩm cây trồng bao gồm:
a) Dự báo thị trường và định hướng phát triển sản phẩm cây trồng trong từng thời kỳ;
b) Đàm phán và thực hiện mở cửa thị trường; tháo gỡ rào cản để sản phẩm cây trồng của Việt Nam được nhập khẩu vào các quốc gia và vùng lãnh thổ;
c) Xây dựng chợ đầu mối; xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản phẩm cây trồng.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng; xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, thương mại trong nước và xuất khẩu được hưởng chính sách quy định tại Điều 4 của Luật này và chính sách khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy căn cứ theo quy định ta thấy dù nhìn thấy rõ nút thắt với nông sản Việt Nam là liên kết, bảo quản, chế biến và thị trường, song quá khứ chứng minh không phải lĩnh vực chế biến nào của chúng ta cũng thành công. Tín hiệu lớn quyết định nhất là tín hiệu từ thị trường. Nó chi phối năng lực chế biến của mọi cấp độ, chi phối sản phẩm ngay từ khâu bắt đầu sản xuất đến chế biến ra sao, tỉ lệ như nào cho phù hợp.
Trên thực tế đối với vấn đề này thì ta thấy thời gian gần đây, tỉ lệ xuất khẩu giữa sản phẩm chế biến và sản phẩm thô đã được rút ngắn lại. Nếu vào thời điểm năm 2017 sản phẩm thô chiếm 90%, chế biến 10%, cho đến gần đây nhất tỉ lệ sản phẩm chế biến xuất khẩu đạt 30%, thô 70%. Chúng tôi đặt lộ trình và mục tiêu phấn đấu cân bằng tỉ lệ này là 50 – 50 trên cơ sở chọn lựa các thị trường.
Bên cạnh đó ta thấy cụ thể thì cũng có những dạng hình sản phẩm không cần sản phẩm chế biến, ví dụ cụ thể như như sản phẩm hàu đây là loại có thể nuôi, khai thác và đưa thẳng đi xuất khẩu. Theo đó nên vấn đề liên quan tới chế biến cũng phải lựa chọn dạng hình sản phẩm theo tín hiệu thị trường. Thị trường đòi hỏi như nào chúng ta phải làm đúng như vậy.
Như vậy từ các vấn đề này nên chúng tôi cho rằng sự vận động của ngành nông nghiệp phải bám theo hơi thở của cuộc sống hiện tại, và hơn thế nữa đó là sự vận hành của thị trường thế giới, thương mại thế giới. Một ví dụ cụ thể là ở Trung Quốc, những đối tượng 45 tuổi trở xuống rất thích những sản phẩm sấy dẻo, sấy khô của chúng ta nhưng đối tượng từ 25 tuổi trở xuống rất thích sản phẩm snack.
Không chỉ dừng lại ở việc chúng ta nên phát triển hệ thống tham tán thương mại của ngành Công thương và các cơ quan đại diện ở nước ngoài, rõ ràng nông nghiệp cần có tham tán ở những thị trường chủ chốt, vừa giải quyết những vấn đề kỹ thuật, vừa giải quyết vướng mắc khó khăn, vừa là cầu nối cho các doanh nghiệp, vừa là chức năng phối hợp với các lực lượng Ngoại giao, Công thương.
Đối với những vấn đề này thì chúng ta cần phải đẩy mạnh trong thời gian tới và các cơ quan có thẩm quyền và các đon vị phải được tiếp tục tham mưu, phối hợp và nhân rộng. Đó cũng là cơ hội để các cán Bộ, ngành nông nghiệp trưởng thành về mặt tư duy, ngoại ngữ, trình độ chuyên môn và cọ sát quốc tế. Qua đó, tạo thành một mối liên kết chặt và có sự lan tỏa, kết nối. Việc này một mình tham tán khó có thể làm được mà phải là một hệ sinh thái liên ngành trong một cơ quan đại diện ở nước ngoài.
Bên cạnh đó cũng cần các tổ chức các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế như tăng cường đào tạo kiến thức, kỹ năng về tìm kiếm, phân tích thị trường, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, về các tiêu chí, quy định, quy tắc . Các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, đặc biệt giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, thông tin yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa.