Cơ sở giáo dục đại học là gì? Trong Tiếng Anh cơ sở giáo dục đại học có tên gọi là gì? Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục đại học? Thủ tục thành lập cơ sở giáo dục đại học?
Trong xã hội hiện đại ngày này thì học thức đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến sự phát triển của một con người hay to lớn hơn là sự phát triển của một quốc gia mà nền tảng để phát triển nguồn tri thức của nhân loại đặt trọng tâm vào các cơ sở giáo dục; do đó các quốc gia trên thế giới đang không ngừng phát triển và cho xây dựng nhiều cơ sở trường học từ cấp nhỏ nhất là mầm non đến các cơ sở đại học, sau đại học và trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ sở giáo dục đại học cũng như các điều kiện và thủ tục để thành lập của cơ sở giáo dục đại học.
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Nghị định số 46/2017/NĐ – CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Mục lục bài viết
1. Cơ sở giáo dục đại học là gì?
Cơ sở giáo dục còn được biết đến là môi trường sư phạm hay trường học. Thông thường cơ sở giáo dục sẽ bao gồm các cấp từ cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và sau đại học, giáo dục thường xuyên và dạy nghề,…
Từ đây ta có thể hiểu Cơ sở giáo dục đại học về cơ bản là một cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống cơ sở giáo dục quốc dân. Đây có thể coi là cơ sở giáo dục cao nhất trong hệ thống cơ sở giáo dục chính quy, dành cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên được gọi là sinh viên, cung cấp nguồn kiến thức, kỹ năng của trình độ đại học giúp người học tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
2. Trong Tiếng Anh cơ sở giáo dục đại học có tên gọi là gì?
Trong Tiếng Anh Cơ sở giáo dục đại học có tên gọi là Higher education institution.
3. Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục đại học:
3.1. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học:
Theo quy định tại Điều 23
Thứ nhất, Có dự án thành lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường đại học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Tên gọi; ngành, nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; cơ sở vật chất; giảng viên và cán bộ quản lý; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội. Đối với trường đại học công lập, khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định. Đối với trường đại học tư thục, khuyến khích thành lập trường hoạt động không vì lợi nhuận.
Thứ hai, Có chấp thuận văn bản về việc thành lập trường đại học trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
Thứ ba, Có xác nhận về khả năng tài chính đầu tư xây dựng cơ sở đại học của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với trường đại học thành lập theo hình thức công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản;
Đối với trường đại học được thành lập theo hình thức tư thục giá trị đầu tư dự án xây dựng trường phải được thực hiện trên 500 tỷ đồng.
Thứ tư, Về diện tích xây dựng trường, cơ sở giáo dục đại học khi xây dựng dự án phải có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.
Thứ năm, Có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập trường đại học.
Thứ sáu, Đối với các cơ sở đại học có vốn đầu tư nước ngoài thì ngoài những điều kiện trên còn phải đáp ứng các điều kiện của Luật Đầu tư.
Sau thời hạn 04 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục đại học không được cho phép hoạt động đào tạo thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hết hiệu lực.
3.2. Điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo:
Theo Điều 23 Luật Giáo dục đại học văn bản hợp nhất 2018 và Điều 89
Cơ sở giáo dục đại học muốn thành lập cần phải có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ sở giáo dục đại học cần phải đáp ứng điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định.
Cơ sở giáo dục đại học cần đáp ứng điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành, nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục; đáp ứng yêu cầu về giảng viên đại học và cán bộ quản lý theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên theo nội dung tại đề án thành lập trường đã cam kết.
Cơ sở giáo dục đại học cần phải có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định.
Cơ sở giáo dục đại học cần phải có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành, nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục; đáp ứng yêu cầu về giảng viên đại học và cán bộ quản lý theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cơ sở giáo dục đại học cần phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động của nhà trường.
Cơ sở giáo dục đại học cần phải có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
4. Thủ tục thành lập cơ sở giáo dục đại học:
Theo Điều 88 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 thủ tục thành lập cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục.
Quy trình thành lập cơ sở đại học gồm 2 bước là: Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập; Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
Thứ nhất, Về phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập
Hồ sơ bao gồm: Hồ sơ bao gồm những giấy tờ được quy định tại Khoản 3 Điều 88 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.
Trình tự đề nghị phê duyệt:
– Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, lập báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
Giải quyết hồ sơ: Sau thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường theo đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân chủ trì đề án thành lập trường;
Hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày có văn bản của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường, nếu chủ đề án không trình được hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hủy bỏ văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
Trường hợp văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường hết hiệu lực hoặc bị hủy bỏ thì Nhà nước sẽ thu hồi đất để tiếp tục bố trí cho cơ sở giáo dục khác sử dụng, không thay đổi mục đích sử dụng đất cho giáo dục; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.
Thứ hai, Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
Hồ sơ bao gồm: Hồ sơ bao gồm những giấy tờ được quy định tại Khoản 5 Điều 88 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP
Trình tự đề nghị:
Chủ đề án thành lập cơ sở giáo dục đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm
Đối với hồ sơ đã đầy đủ thì trong vòng 60 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế để đánh giá chính xác về những điều kiện và nội dung đề án, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xin ý kiến bằng văn bản đối với các đề án đáp ứng điều kiện theo quy định và có văn bản
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ đề án và trình Thủ tướng Chính phủ;
Sau thời hạn 04 năm, kể từ khi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập hoặc cho phép thành lập trường có hiệu lực, nếu trường không đủ điều kiện để được phép hoạt động đào tạo thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hủy bỏ Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường nêu trên, đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản thông báo gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở để xử lý thu hồi quyền sử dụng đất xây dựng trường đã giao theo thẩm quyền.
Trường hợp quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường hết hiệu lực thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.