Thực trạng quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ? Quy định quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ?
Hiện nay có thể nói lĩnh vực đo đạc và bản đồ rất được sự quan tâm. Việc ban hành Luật Đo đạc và Bản đồ, các văn bản quy định chi tiết của Luật là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện quản lý, triển khai các hoạt động tại các địa phương có hiệu quả.Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc nội dung ” Quy định và thực trạng quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ” Hãy theo dõi dưới đây nhé.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ:
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường quan tâm thực hiện, hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn đã từng bước đi vào nền nếp, đúng pháp luật.
Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đo đạc và bản đồ ban hành kèm theo Quyết định số 415/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân hai tỉnh Bình Định đã khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Đo đạc và bản đồ với đầy đủ các nội dung thuộc trách nhiệm của tỉnh. Phối hợp với Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam thực hiện việc tuyên truyền phổ biến Luật Đo đạc và bản đồ tới các cán bộ công chức của các sở có liên trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân các cấp, các phòng tài nguyên môi trường, các đơn vị sự nghiệp của Sở cũng như các đối tượng chịu tác động của Luật.
Trong thời gian tới, Bộ TN&MT đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở có liên quan, khẩn trương thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động đo đạc và bản đồ; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phù hợp với Luật Đo đạc và bản đồ, kịp thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 8 năm 2019 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2019; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với, các sở có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, khẩn trương xây dựng báo cáo phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ và Hạ tầng không gian địa lý quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2040 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo yêu cầu.
2. Quy định về việc quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 34. Quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ Luật đo đạc và bản đồ 2018 quy định cụ thể như sau:
1. Việc quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ trong sản xuất được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đo đạc và bản đồ và thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.
3. Sản phẩm đo đạc và bản đồ sản xuất trong nước, nhập khẩu lưu thông trên thị trường phải bảo đảm chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ do mình tạo ra;
b) Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về kết quả giám sát, kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm đo đạc và bản đồ;
c) Chủ đầu tư dự án, đề án đo đạc và bản đồ chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình quản lý.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành quy định, tiêu chí về chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý.
6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ.
Như vậy ta thây theo quy định này pháp luật đã quy định rõ về vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ. Vơi rất nhiều điểm mới cần lưu ý đó là cần đảm bảo quản lý thống nhất về đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước, tránh chồng chéo, lãng phí, quy định về xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia và cần phải tăng cường phân cấp trách nhiệm quản lý và tổ chức triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ cho UBND cấp tỉnh.
Bên cạnh đó chúng ta cần đẩy mạnh xã hội hóa và cũng cần phải phát huy nguồn lực của xã hội tham gia vào các hoạt động đo đạc và bản đồ và còn thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiến tiến, hiện đại trong thu nhận và xử lý thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xác lập tính hợp pháp của các cá nhân hành nghề độc lập về đo đạc và bản đồ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, chuẩn hóa và làm chính xác, thống nhất một số khái niệm, thuật ngữ chuyên môn.
Việc quản lý tại các địa phương đối với đo đạc và Bản đồ đã quy định nhiều điểm mới so với các Nghị định về hoạt động đo đạc và bản đồ đã ban hành trước đây. Bên cạnh đó ta thấy với các tính pháp lý cao của Luật cũng đảm bảo cho việc thực thi công tác quản lý, triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ tại các địa phương được thuận lợi, có hiệu quả.
Trên thực tế có thể thấy sau khi Luật Đo đạc và Bản đồ, các văn bản quy định chi tiết Luật được ban hành, nhiều địa phương đã tổ chức hoặc phối hợp với Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam tổ chức các hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật. Như vậy tại Luật có nhiều điểm mới quan trọng, nhưng trước mắt các địa phương cần sớm triển khai một số nội dung như: Ban hành văn bản để thống nhất quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ, công bố thủ tục hành chính về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
Căn cứ theo quy định tại Luật Đo đạc và Bản đồ theo quy định tại Quyết định số 415/QĐ-TTg ngày 12/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức triển khai xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1/2.000. 1/5.000; tổ chức triển khai cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II.
Theo các quy định của Luật thì ta thấy để có thể thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước theo yêu cầu của Luật, các địa phương cần sớm ban hành văn bản quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy định rõ trách nhiệm từng các Sở, ngành về các nội dung quản lý, triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ tại địa phương theo phân cấp. Đồng thời, tập trung rà soát các văn bản do địa phương đã ban hành nhưng không còn phù hợp với Luật Đo đạc và Bản đồ để kịp thời bãi bỏ, sửa đổi hoặc ban hành mới. Bên cạnh đó đối với vấn đề quản lý thì cũng cần chú ý bám sát quy định tại Điều 58 của Luật về trách nhiệm của UBND các cấp để quy định rõ ràng, cụ thể về các nội dung có liên quan, đảm bảo đúng trách nhiệm, không chồng chéo giữa các ngành, các cấp của địa phương và thuận lợi trong quá trình thực hiện:
Ngoài ra tại một số quy định được ghi nhận tại Luật Đo đạc và Bản đồ, Bộ TN&MT đã phối hợp với Bộ KH&CN ban hành danh mục các phương tiện sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải kiểm định. Để kịp thời cung cấp cơ sở dữ liệu nền địa lý và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1/2.000. 1/5.000 phục vụ công tác quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030 theo quy định của Luật Quy hoạch, các địa phương cần có kế hoặc rà soát các dữ liệu đã có, để lập kế hoạch triển khai cập nhật, bổ sung kịp thời. Đây là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo lập quy hoạch được phù hợp, thống nhất. Đồng thời, các địa phương cần có kế hoạch tổ chức việc cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II theo quy định.