Quyền của cá nhân, tổ chức hoạt động đo đạc bản đồ? Nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức hoạt động đo đạc bản đồ? Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ?
Như chúng ta đã biết thì đo đạc và bản đồ là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật sử dụng các thiết bị, phương pháp để thu nhận, xử lý thông tin nhằm xác định các đặc trưng hình học và thông tin thuộc tính của các đối tượng địa lý ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không ở dạng tĩnh hoặc biến động theo thời gian và biểu thị bề mặt trái đất dưới dạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu theo các quy tắc toán học nhất định. Hiện nay, hoạt động đo đạc và bản đồ ngày càng phổ biến và áp dụng ở hầu hết các ngành nghề trong đời sống. Nhận thấy tầm quan trọng và những lợi ích to lớn từ hoạt động này mang lại, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đã tập trung nghiên cứu, rà soát và bổ sung nội dung, quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quyền của cá nhân, tổ chức hoạt động đo đạc bản đồ:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 55 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018 thì tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ có quyền sau đây:
“a) Hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của Luật này;
b) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ;
c) Hợp tác về đo đạc và bản đồ với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Đo đạc là việc thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu để xác định vị trí, hình dạng, kích thước và thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý. Bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc.
Theo đó, hoạt động đo đạc và bản đồ là việc đo đạc các đối tượng địa lý; xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc, cơ sở dữ liệu địa lý; thành lập bản đồ, sản xuất sản phẩm đo đạc và bản đồ khác. Hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản và hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành.
Như vậy, khi có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thì tổ chức có quyền hoạt động đo đạc và bản đồ cho phép, tham gia xây dựng, chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ; hợp tác về đo đạc và bản đồ với các tổ chức khác trong và ngoài nước.
2. Nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức hoạt động đo đạc bản đồ:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018.
Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cấp cho tổ chức kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép theo quy định của Chính phủ. Mỗi tổ chức được cấp một giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho một hoặc một số nội dung kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép.
Theo đó, tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ có nghĩa vụ sau đây:
a) Báo cáo theo quy định của Chính phủ;
b) Chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra, thanh tra;
c) Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các nội dung trong giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chấp hành các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra, thanh tra, đồng thời hoàn thành báo cáo định kỳ theo quy định, đảm bảo quá trình công tác hoạt động đo đạc và bản đồ diễn ra an toàn cho cộng đồng.
3. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ:
Trình tự thực hiện:
a) Trường hợp 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp; các Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập nộp một (01) bộ hồ sơ tại Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.
Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức bổ sung hồ sơ cho đầy đủ, việc yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, lập biên bản thẩm định. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức.
b) Trường hợp 2: Tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ không thuộc đối tượng quy định tại Trường hợp 1 nộp một (01) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi tổ chức có trụ sở chính.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ cho đầy đủ, việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập biên bản thẩm định và gửi biên bản thẩm định kèm theo hồ sơ cho Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức có đủ điều kiện, trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép thì trả lời bằng văn bản cho tổ chức biết lý do đồng thời thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam trả giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức kèm theo hồ sơ đề nghị cấp phép. Tổ chức được cấp giấy phép có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ của mình.
Cách thức thực hiện: Không quy định.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn,
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ;
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ về sở hữu thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ gồm chứng từ mua bán, thuê hoặc chuyển giao thiết bị, công nghệ.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
– Thời hạn thẩm định: Năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Thời hạn cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ: Ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ đối với trường hợp Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam trực tiếp thực hiện việc thẩm định hồ sơ; Ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường trực tiếp thực hiện việc thẩm định hồ sơ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Lệ phí: Chưa quy định.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu số 1a: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ (Ban hành kèm theo
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề đo đạc và bản đồ đối với tổ chức hoạt động kinh doanh; có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có quy định chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ đối với đơn vị sự nghiệp.
– Có lực lượng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tối thiểu như sau:
+ Một (01) kỹ thuật trưởng có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ, có thực tế hoạt động đo đạc và bản đồ ít nhất ba (03) năm, có hợp đồng lao động được đóng bảo hiểm từ một (01) năm trở lên, không được đồng thời là kỹ thuật trưởng của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ khác;
+ Bốn (04) nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ.
– Có thiết bị công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với định mức thiết bị quy định trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một (01) sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp phép.