Rút tố cáo là một quyền được thực hiện với các chủ thể trong trường hợp cụ thể. Khi trước đó họ thực hiện tố cáo. Và trong quá trình xác minh của cơ quan có thẩm quyền, chủ thể này thực hiện nhu cầu muốn rút lại tố cáo. Rút tố cáo là gì? Rút toàn bộ hoặc một phần nội dung tố cáo?
Mục lục bài viết
1. Rút tố cáo là gì?
Điều 9
“1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
…
đ) Rút tố cáo”.
Thể hiện các công nhận đối với quyền của người tố cáo. Gắn với tình huống cụ thể mà họ có được quyền này. Nhằm mang đến các phản ánh đối với ý chí. Trong mục đích của xác minh hiệu quả tính chính xác của sự kiện. Khi có được các thông tin tiếp nhận chính xác trong hướng giải quyết, họ không muốn tiếp tục tố cáo nữa. Có thể thực hiện với toàn bộ hay một phần của nội dung triển khai trước đó. Tất cả các nhu cầu đều phải được thể hiện thông qua đơn bằng cách lập văn bản.
Hiện nay văn bản rút tố cáo được xác định với mẫu cụ thể. Mang đến các thống nhất đối với nội dung cần trình bày. Cũng như hướng đến trọng tâm cần truyền tải trong hoạt động thể hiện quyền. Trong đó, đơn rút tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 02. Và biên bản ghi nhận việc rút tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Xác lập và
Khái niệm:
Rút tố cáo được dùng để thể hiện quan điểm, ý chí của chủ thể làm đơn. Với sự độc lập cũng như đảm bảo các quyền lợi liên quan cho họ. Tiến hành tự nguyện và không bị ai tác động, ép buộc. Họ có quyền trong thực hiện phản ánh rút lại tố cáo. Đây là quy định cụ thể đối với quyền đặc trưng. Về việc phản ánh tố cáo của mình về cá nhân, đơn vị mà mình đã nộp trước đó.
Sau khi xác định được bản chất sự kiện, họ muốn rút lại đối với tính chất tố cáo đã thực hiện. Và đây cũng là khoảng thời gian mà đơn tố cáo của họ đang được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xác minh. Mục đích để sự việc đó không cần tiến hành điều tra, xác minh trên thực tế nữa. Khi họ đã có được thông tin làm rõ về sự kiên rồi.
Được thực hiện khi chủ thể tố cáo đã có căn cứ, lý do dẫn tới kết luận rút tố cáo. Nội dung này cũng cần được trình bày trong đơn rút tố cáo. Giúp chủ thể có thẩm quyền xác minh, đánh giá với nhu cầu mới được đưa ra. Từ đó mang đến câu trả lời có đủ điều kiên để được rút tố cáo hay không.
Hướng đến các xác định và đảm bảo được tự giải quyết đối với sự việc trước đó. Các quyền và lợi ích liên quan của họ cũng đã được đáp ứng một phần hoặc toàn bộ. Nên họ có thể thực hiện rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo. Ví dụ như đã hòa giải, đã nghe giải thích, đã nắm được quy định. Hay đã nhận ra các điểm sai xót trong văn bản tố cáo của mình trước đây. Xác định được các quyền lợi hay nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành. Mang đến các tiếp thu đối với thông tin mới và điều chỉnh cần thiết. Cũng như đảm bảo được lợi ích với họ và mọi người có liên quan.
Rút tố cáo tiếng Anh là Withdrawal of allegation.
2. Rút toàn bộ hoặc một phần nội dung tố cáo?
Đây là quyền được xác định cụ thể trong tính chất của nội dung rút tố cáo. Đảm bảo triển khai đúng các nhu cầu xác minh ở các thời điểm sau khi tiến hành tố cáo. Nội dung này được thể hiện trong đơn rút tố cáo. Trình bày trong nhu cầu và lý do. Các quy định có liên quan:
“Điều 33: Rút tố cáo:
1. Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật này; trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Luật này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật này. Người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 9 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết….”.
Cùng với các quy định tại Điều 34 của luật này.
“Điều 34. Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo
3. Người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này;”.
Như vậy theo quy định pháp luật, người tố cáo có quyền rút tố cáo, có thể rút toàn bộ hoặc một phần nội dung tố cáo. Gắn với các yêu cầu đối với ý chí phản ánh độc lập. Cũng như gắn trực tiếp với quyền và lợi ích của người tiến hành tố cáo. Khi thấy được đó là nhu cầu đã được làm rõ. Và người tố cáo đã có được câu trả lời cho mình. Cũng như đảm bảo được thực hiện quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, việc rút tố cáo phải được thực hiện trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Tức là trong quá trình mà việc xác minh vẫn đang được thực hiện. Khi đó, thể hiện quyền và cũng đồng thời giảm đi công việc cho chủ thể có thẩm quyền trong tính chất quản lý nhà nước.
2.1. Rút toàn bộ nội dung tố cáo:
Theo quy định tại hai điều được thể hiện ở trên.
– Có thể thấy gắn với nhu cầu về rút toàn bộ nội dung tố cáo. Được thực hiện bởi chủ thể đã đề đơn tố cáo trước đó. Các nội dung cần xác minh trước đó đều đã có câu trả lời. Và chủ thể có thể tự đánh giá, giải quyết với các bên có liên quan. Nội dung này cần được thể hiện trong đơn rút tố cáo. Làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xác minh nhu cầu của bạn. Cũng như mang đến tính chính xác, thuyết phục trong nhu cầu mới này.
– Lại được đảm bảo với ý chí phản ánh của các chủ thể thực hiện tố cáo. Các hành vi bị tố cáo không vi phạm pháp luật. Cũng như ý thức và phản ánh quan điểm, nhu cầu độc lập của người tố cáo. Đảm bảo đúng tính chất là rút toàn bộ nội dung tố cáo.
Tổng hợp cả hai điều kiện trên thỏa mãn, Người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo. Khi đó, sẽ dừng lại đối với hoạt động xác minh. Cũng như ra quyết định thực hiện đối với biên bản xác nhận việc rút tố cáo theo mẫu 03. Phản ánh các tiếp nhận nhu cầu của chủ thể có quyền. Và đã thực hiện đúng với nhu cầu của họ phản ánh qua đơn.
2.2. Rút một phần nội dung tố cáo:
Được thực hiện đối với các nội dung tố cáo là nhiều. Và chủ thể có quyền chỉ rút một phần trong toàn bộ. Tức là vẫn có những nội dung họ cần cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh. Trong khi các nội dung rút tố cáo đã có câu trả lời. Họ có thể tự tiến hành sắp xếp hay giải quyết với các chủ thể liên quan. Điều này cần được phản ánh nội dung, lý do cụ thể trong đơn. Cung cấp và phản ánh ý chí rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền nắm bắt.
Hay với trường hợp nhiều người đều phản ánh ý chí đối với thực hiện nội dung tố cáo. Cần có đủ các ý chí đó phản ánh trong tính chất làm đơn rút tố cáo. Nếu không, nội dung đó vẫn phải đảm bảo thực hiện xác minh theo quy định. Bởi còn chủ thể có quyền tố cáo, cơ quan có thẩm quyền vẫn còn phải đảm bảo quyền lợi cho họ. Từ đó hướng đến các xác minh. Cũng như mang đến các sự thật phản ánh. Và đương nhiên có thể dẫn đến các giải quyết và trao lại những quyền lợi về đúng chủ thể trong nội dung xác minh đó.
Với các trường hợp thấy được dấu hiệu đối với hành vi vi phạm pháp luật. Trong nghiệp vụ của mình phải xác minh để tìm ra tội phạm. Do đó với các đơn rút tố cáo trong trường hợp này cũng sẽ không được xác nhận. Cơ quan có thẩm quyền vẫn tiếp tục xác minh để tìm ra sự thật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật tố cáo năm 2018;
– Nghị định số 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.