Hoạt động đo đạc bản đồ được quy định như thế nào? Cấp, gia hạn, cấp lại, đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ?
Như chúng ta đã biết, ngành đo đạc bản đồ đã có từ lâu đời tại các nước châu Âu. Kết quả của ngành nghề này đóng góp đáng kể và liên quan mật thiết đến nhiều hoạt động đặc biệt trong các lĩnh vực như: thiết kế, thi công các công trình, lập bản đồ địa hình quốc gia, nghiên cứu và quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản, quản lý rừng, quản lý biến đổi khí hậu, quản lý giao thông, điện lực, viễn thông, thủy lợi… Để tiến hành đo đạc phải thực hiện theo các quy định của pháp luật và có đủ giấy phép thực hiện. Vậy để biết thêm về các thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Hoạt động đo đạc bản đồ được quy định như thế nào?
Hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản
Hoạt động đo vẽ địa hình và bản đồ cơ bản là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thành lập các sản phẩm đo đạc và bản đồ đáp ứng nhu cầu sử dụng chung cho các ngành và các địa phương, bao gồm:
+ Thiết lập hệ quy chiếu quốc gia và hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia.
+ Xây dựng và bảo trì hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia.
+ Thành lập và hiện chỉnh hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ hành chính toàn quốc và cấp tỉnh, át-lát quốc gia.
+ Xây dựng hệ thống không ảnh cơ bản.
+ Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia.
+ Xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác hạ tầng dữ liệu không gian địa lý.
+ Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.
+ Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.
+ Xây dựng hệ thống địa danh sử dụng trong đo đạc và bản đồ.
+ Nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc và bản đồ.
Hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành
Các hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ riêng cho yêu cầu quản lý của từng ngành hoặc từng địa phương, bao gồm:
+ Thiết lập hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng;
+ Xây dựng hệ thống không ảnh chuyên dụng;
+ Thành lập hệ thống bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính, thành lập bản đồ hành chính cấp huyện;
+ Thành lập bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý chuyên dụng;
+ Khảo sát địa chất, đo đạc phục vụ thiết kế, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
2. Cấp, gia hạn, cấp lại, đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ:
Hình thức nộp trực tiếp:
Thời hạn giải quyết:
– Về cấp giấy phép:
+ Thời gian thẩm định hồ sơ: 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định).
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Cục trưởng Cục đo đạc, Bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam phê duyệt, cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Phí và lệ phí:
Phí : 4.090.000 Đồng
(Dưới 03 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Phí : 5.540.000 Đồng
(từ 03 đến 05 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Phí : 6.030.000 Đồng
(từ 05 đến 08 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Phí : 6.510.000 Đồng
(từ 09 đến 11 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Phí : 7.000.000 Đồng
(từ 12 đến 14 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Hình thức nôp trực tuyến:
– Về cấp giấy phép: + Thời gian thẩm định hồ sơ: 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định).
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Cục trưởng Cục đo đạc, Bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam phê duyệt, cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Phí và lệ phí:
Phí : 4.090.000 Đồng
(Dưới 03 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Phí : 5.540.000 Đồng
(từ 03 đến 05 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Phí : 6.030.000 Đồng
(từ 05 đến 08 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Phí : 6.510.000 Đồng
(từ 09 đến 11 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Phí : 7.000.000 Đồng
(từ 12 đến 14 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Hình thức nộp qua dịch vụ bưu chính:
– Về cấp giấy phép:
+ Thời gian thẩm định hồ sơ: 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định).
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Cục trưởng Cục đo đạc, Bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam phê duyệt, cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Phí và lệ phí:
Phí : 4.090.000 Đồng
(Dưới 03 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Phí : 5.540.000 Đồng
(từ 03 đến 05 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Phí : 6.030.000 Đồng
(từ 05 đến 08 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Phí : 6.510.000 Đồng
(từ 09 đến 11 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Phí : 7.000.000 Đồng
(từ 12 đến 14 Số hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ đề nghị cấp phép theo quy định)
Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ của tổ chức trong nước đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 04 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 136/2021/NĐ-CP
– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ đối với các tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ, bản khai quá trình công tác của người phụ trách kỹ thuật theo Mẫu số 05 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 136/2021/NĐ-CP hoặc chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I;
– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ kèm theo
– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu phương tiện đo, thiết bị, chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ; giấy kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo còn hiệu lực. Danh mục phương tiện đo, thiết bị, phần mềm phù hợp với nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép theo Phụ lục IC ban hành kèm theo Nghị định số 136/2021/NĐ-CP.
Về gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ:
– Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 07 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 136/2021/NĐ-CP.
– Các tài liệu quy định điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 32 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 136/2021/NĐ-CP) liên quan đến nội dung đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ (nếu có thay đổi điều kiện đáp ứng quy định tại Điều 52 Luật Đo đạc và bản đồ số 27/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018 và Nghị định số 136/2021/NĐ-CP so với cấp phép lần đầu).
– Bản gốc giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp.
a.3.2) Hồ sơ của nhà thầu nước ngoài đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm:
– Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 07 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 136/2021/NĐ-CP.
– Bản gốc giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp.
– Bản sao có xác thực các văn bản của chủ đầu tư về việc gia hạn thời gian thực hiện gói thầu.
Về cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ:
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 08 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 136/2021/NĐ-CP.
Về cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ:
– Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 08 Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 136/2021/NĐ-CP.
– Các tài liệu quy định điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 136/2021/NĐ-CP) liên quan đến thông tin đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
– Bản gốc giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp.
Cơ quan thực hiện:
Sở Tài nguyên và Môi trường