Không những người tố cáo có những quyền được quy định cụ thể theo Luật Tố Cáo mà người bị tố cáo cũng được quy định về các quyền và nghĩa vụ mà họ phải thực hiện. Vậy để hiểu thêm về người bị tố cáo là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Người bị tố cáo là gì?
Trong thực tiễn cho thấy, chủ thể thực hiện việc tố cáo rất đa dạng, nhưng chủ thể là cơ quan, tổ chức tuy có nhưng rất ít, nội dung tố cáo này thường thiên về phản ánh, kiến nghị. Việc xác định tố cáo có thực sự thể hiện ý chí của pháp nhân hay chỉ là nhóm cá nhân mượn danh nghĩa cơ quan, tổ chức cũng là công việc phức tạp, mất nhiều thời gian, khó quy trách nhiệm cá nhân (nhất là khi xác định trách nhiệm của người tố cáo trong trường hợp cố tình tố cáo sai, tố cáo trái pháp luật)…. , về loại hình cơ quan, tổ chức cũng đa dạng, do đó việc quy định phương thức, thủ tục, trình tự tố cáo và giải quyết tố cáo chung cho mọi loại cơ quan, tổ chức là hết sức khó khăn.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2
” Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo”.
Chúng ta cũng có thể hiểu người bị tố cáo là những người có hành vi mà người tố cáo cho rằng vi phạm pháp luật và làm đơn tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có thể xảy ra 2 trường hợp.
Thứ nhất là người bị tố cáo thật sự có hành vi vi phạm pháp luật theo như tố cáo, qua việc giải quyết tố cáo cần phải có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đó.
Thứ hai là tố cáo đó là không đúng sự thật, xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan của người tố cáo. Khách quan đó là do người tố cáo thiếu những thông tin cần thiết và từ ý thức chủ quan của mình mà khẳng định có hành vi vi phạm pháp luật. Còn nguyên nhân chủ quan là do người tố cáo xuất phát từ động cơ cá nhân mà cố tình vu khống, vu cáo, cố tình gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo.
2. Người bị tố cáo tiếng Anh là gì?
Người bị tố cáo tiếng Anh là ” Accused person”.
3. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
“1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được
b) Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được nhận kết luận nội dung tố cáo;
d) Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;
e) Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
g) Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;
b) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
d) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra”.
Như vậy chúng ta có thể thấy pháp luật đã quy định rất cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo mà người bị tố cáo phải thực hiện đầy đủ đúng theo quy định của pháp luật đề ra. Để đảm bảo quyền của người bị tố cáo,
4. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo trên thực tế:
Trên thực tế ta thấy vấn đề tố cáo là quyền của công dân được pháp luật quy định và gi nhận trên các quy định mục đích để đảm bảo phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; là cơ sở để đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu Nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, tập thể và của cá nhân. bên cạnh đó cũng có thể thấy ở một số cá nhân lại lợi dụng quyền tố cáo để vu khống, tố cáo sai sự thật vì mục đích, động cơ cá nhân; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức bị tố cáo, gây phức tạp tình hình an ninh và trật tự tại địa phương. Vậy nên người bị tố cáo được quy định các quyền như trên để có thể tự bảo vệ bản thân đối với những trường hợp nhất định.
Trên thực tế từ các công tác giải quyết tố cáo có thể nhận thấy vẫn còn sự việc tố cáo khi chưa rõ hành vi vi phạm, chỉ nghe thông tin rồi phát sinh tố cáo; tố cáo khi không rõ quy định của pháp luật hoặc tố cáo khi không đạt mục đích từ việc giải quyết khiếu nại và thực hiện hoạt động tố cáo các nội dung không đúng sự thật, bịa đặt nội dung tố cáo vì động cơ cá nhân. Bên cạnh các quy định về chế tài xử lý đối với người tố cáo vi phạm pháp luật tố cáo những vấn đề bất cập đó là chưa có văn bản hướng dẫn thi hành, các biện pháp xử lý chưa đủ sức răn đe, do đó, hành vi tố cáo sai khó xử lý, tình trạng đơn tố cáo sai sự thật, tố cáo vượt cấp ngày càng gia tăng, tính chất ngày càng phức tạp hơn.
Theo đó nên nếu chúng ta xét tổng quát thì không có sức răn đe đối với người tố cáo vi phạm pháp luật về tố cáo. Đối với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, Điều 23, cũng tại một số quy định như tại Nghị định số 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã có quy định chế tài xử lý:
“Cán bộ, công chức, viên chức biết rõ việc tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần hoặc biết vụ việc đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần mà không có bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo…thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Bên cạnh đó đối với chủ thể tố cáo là người dân thì pháp luật chưa có chế tài xử lý hành chính, do vậy, gây khó khăn cho cơ quan hành chính trong việc xử lý.
Như ta thấy hậu quả của việc tố cáo sai sự thật không chỉ gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội và người bị tố cáo mà còn lãng phí thời gian, công sức, tài sản của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Để hạn chế tình trạng trên trong thời gian tới, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng pháp luật về tố cáo đến cá nhân, tổ chức và toàn thể nhân dân, đặc biệt là các hành vi nghiêm cấm và quy định xử lý các hành vi tố cáo sai sự thật.
Theo quy định của pháp luật thì đối với đối tượng là công chức, viên chức có hành vi tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định. Còn nếu trong trường hợp cụ thể mà người dân có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật, đầu tiên điều cần làm đó là yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức kiểm điểm trước Nhân dân nơi cư trú để chấn chỉnh, răn đe. Có như vậy, sẽ hạn chế được tình trạng đơn tố cáo sai sự thật, kéo dài, vượt cấp, phức tạp như thực tiễn thi hành pháp luật tố cáo thời gian qua.
Vậy nên song song với những nghĩa vụ mà pháp luật buộc phải thực hiện đối với người bị tố cáo thì người bị tố cáo cũng nên lưu ý về quyền của mình để tránh những trường hợp tố cáo sai sự thật hoặc xâm phạm tới quyền của người bị tố cáo.