Quy định về giai đoạn tiếp nhận, thụ lý thông tin tố cáo? Quy định về giai đoạn tiến hành giải quyết tố cáo? Quy định về giai đoạn kết luận và xử lý nội dung tố cáo?
Quy định về thời hạn, thời gian để thực hiện quá trình tiếp nhận, thụ lý và giải quyết tố cáo được đánh giá là một trong chế định quan trọng trong pháp luật nói chung và pháp
Mục lục bài viết
1. Quy định về giai đoạn tiếp nhận, thụ lý thông tin tố cáo:
Định nghĩa về thời hạn, thời gian được biết đến là một trong những định nghĩa quan trọng trong pháp luật nói chung và pháp
Quy định về việc xử lý ban đầu thông tin tố cáo:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trong trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc (được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 24,
Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và
Đối với các tố cáo do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến:
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận có trách nhiệm tiến hành phân loại và xử lý. Kết quả xử lý tố cáo được
Quy định về thời hạn thông báo thụ lý tố cáo:
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện pháp luật quy định (được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 29). Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết (Khoản 3 Điều 29, Luật Tố cáo năm 2018).
2. Quy định về giai đoạn tiến hành giải quyết tố cáo:
Quy định về thời hạn giải quyết tố cáo:
Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. (được quy định cụ thể tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 30, Luật Tố cáo năm 2018).
Quy định về việc xác minh nội dung tố cáo:
Theo quy định của Điều 28 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP của Chính Phủ, xác minh nội dung tố cáo là một trong 04 trình tự giải quyết tố cáo (Thụ lý tố cáo; Xác minh nội dung tố cáo; Kết luận nội dung tố cáo; Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo). Luật Tố cáo không quy định cụ thể thời gian tiến hành xác minh nội dung tố cáo, do người giải quyết tố cáo quy định; về nguyên tắc thời gian tiến hành xác minh nội dung tố cáo không được vượt quá thời hạn giải quyết tố cáo (đã được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 30 Luật Tố cáo năm 2018).
Quy định về việc rút tố cáo (Điều 33 Luật Tố cáo năm 2018):
Chủ thể là người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Trên cơ sở quy định tại Điều 30 Luật Tố cáo năm 2018 về thời hạn giải quyết tố cáo, khi tố cáo của mình được người có thẩm quyền giải quyết, thì người tố cáo phải có văn bản rút tố cáo gửi người giải quyết tố cáo trước 30 ngày (trước khi ban hành kết luận nội dung tố cáo) hoặc trước 60 (đối với vụ việc phức tạp) hoặc trước 90 ngày (đối với vụ việc đặc biệt phức tạp).
Việc tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo: Người giải quyết tố cáo khi có đủ căn cứ mà pháp luật quy định ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo phải gửi đến người tố cáo, người bị tố cáo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định (được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 34, Luật Tố cáo năm 2018).
3. Quy định về giai đoạn kết luận và xử lý nội dung tố cáo:
Việc kết luận nội dung tố cáo: Khi người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo theo quy định pháp luật, chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo (được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 35, Luật Tố cáo năm 2018).
Quy định về xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo:
Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý các nội dung đã kết luận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý (Khoản 1 và Khoản 3 Điều 36, Luật Tố cáo năm 2018).
Quy định về việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo:
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó; trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp (được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 37, Luật Tố cáo năm 2018).
Quy định về giải quyết tố cáo trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu người giải quyết tố cáo báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do về việc chậm giải quyết tố cáo và xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, người giải quyết tố cáo phải gửi báo cáo theo quy định (Khoản 2 và Khoản 3 Điều 38, Luật Tố cáo năm 2018).
Quy định về việc Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo: T
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo (được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 40, Luật Tố cáo năm 2018).
Theo quy định tại Điểm b, c, d Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo về công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, thì:
– Việc niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; thời gian niêm yết ít nhất 15 ngày liên tục.
– Việc đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của cơ quan đã giải quyết tố cáo, cơ quan người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; thời gian đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trên mạng thông tin nội bộ của cơ quan giải quyết tố cáo ít nhất 15 ngày liên tục.
– Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, (bao gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử) và cổng thông tin điện tử; việc thông báo trên báo in, báo nói, báo hình phải được thực hiện ít nhất 02 lần liên tục; việc thông báo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử phải thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục…
Trên cơ sở các quy định pháp luật về thời hạn, thời gian của Luật Tố cáo năm 2018 và Nghị định số 31/2019/NĐ-CP của Chính phủ, chúng ta có thể nắm rõ và áp dụng chính xác, đảm bảo tính nghiêm minh, thống nhất, góp phần từ đó bảo vệ quyền lợi và nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân và của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, bảo vệ pháp chế, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.