Tố cáo là một quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan. Quyền tố cáo có ý nghĩa cũng như vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống xã hội.
Mục lục bài viết
1. Hình thức tố cáo là gì?
Điều 22
“Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”
Theo đó, ta nhận thấy, khi muốn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật các chủ thể sẽ cần phải thực hiện việc tố cáo bằng đơn, trong đơn trình bày chi tiết nội dung vụ việc tố cáo. Hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để trình bày nội dung tố cáo của mình.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân được hiểu và biết đến chính là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội. Nhà nước cũng sẽ cần phải đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành vi xâm phạm lợi ích Tổ quốc và nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Quyền tố cáo trên thực tế cũng có liên quan chặt chẽ với các quyền và nghĩa vụ cơ bản khác của công dân, là quyền dân chủ trực tiếp, là một nội dung quan trọng của chế định dân chủ XHCN để công dân thông qua đó tích cực tham gia vào việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
Thời gian gần đây tình hình tố cáo của công dân đang diễn biến phức tạp, tình trạng tố cái đông người vượt cấp tiếp tục gia tăng, phát sinh nhiều điểm nóng gây mất ổn định xã hội.
Phần lớn những khiếu kiện của công dân liên quan đến đất đai cụ thể như: Giải phóng mặt bằng, đền bù đất, đòi lại đất cũ, tranh chấp đất…hoặc liên quan đến việc giải quyết các chính sách chế độ về nhà ở, chế độ trợ cấp xã hội, tố cáo cán bộ lợi dụng chức quyền tham nhũng…
Tuy vậy nhưng chúng ta nhận thấy rằng, công tác tiếp công dân ở các cấp các ngành trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng tiếp công dân. Sự yếu kém bất cập thể hiện trên nhiều mặt cụ thể như: Bất cập về thể chế, tổ chức và quản lý công tác tiếp công dân, việc phối kết hợp giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các cơ quan Đảng, đoàn thể còn gặp nhiều khó khăn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tiếp công dân, cơ sở vật chất…hạn chế này đã và đang là rào cản cần sớm có giải pháp khắc phục.
2. Tiếp nhận tố cáo:
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật đều sẽ có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Chủ thể là người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.
Trường hợp thực hiện tố cáo bằng đơn tố cáo:
– Đối với trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
– Chủ thể là người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Trường hợp đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền:
– Trường hợp chủ thể là người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tô cáo viêt đơn tô cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 ở trên. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu càu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
3. Quy định về xử lý ban đầu thông tin tố cáo:
Việc xử lý ban đầu thông tin tố cáo được quy định cụ thể như sau:
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
+ Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật tố cáo.
+ Trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.
– Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của minh thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
– Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng chủ thể là người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thấm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.
4. Quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo:
Quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo:
– Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật Tố cáo thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật tố cáo.
– Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo như trên, có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.
Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được tố cáo của cá nhân do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến thi cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận có trách nhiệm tiến hành phân loại và xử lý như sau:
– Trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết vả đủ điều kiện thụ lý thì thụ lý tố cáo; trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
– Trường hợp tố cáo không đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 29 của Luật Tố cáo thì không thụ lý; trường hợp tố cáo không đủ điều kiện thụ lý nhưng có nội dung, thông tin rõ ràng về người có hành vi vi phạm, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền phục vụ cho công tác quản lý.
Kết quả xử lý tố cáo được thông báo bằng văn bản cho cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển tố cáo trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
Xử lý tố cáo có dấu hiệu của tội phạm, áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm:
Trong quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý tố cáo, nếu thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ, tài liệu đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc thông báo ngay cho