Đặc xá là một trong những chính sách khoan hồng của pháp luật đối với những trường hợp đặc biệt, đây là một việc vô cùng ý nghĩa để giúp cho những trường hợp phạm tội có thể sớm được hoàn lương và sống có ý nghĩa với xã hội hơn trước. Vậy để hiểu thêm về đặc xá là gì?
Mục lục bài viết
1. Đặc xá là gì?
Khoản 1 Điều 3, Luật Đặc xá 2018 quy định: “1. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.”
Có thể nói “Đặc xá” là một sự khoan hồng đặc biệt mà Nhà nước ta giành cho những phạm nhân đang chấp hành án phạt tù, chính sách này đã được ghi nhận là một trong những nguyên tắc xử lý tội phạm trong Bộ Luật hình sự: “Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;” (điểm e, khoản 1, Điều 3
Đặc xá tiếng Anh là ” Special amnesty”.
2. Điều kiện của người được đề nghị đặc xá:
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 1161/2021/QĐ-CTN ngày 30/6/2021 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đặc xá năm 2021, điều kiện được đề nghị đặc xá, gồm:
2.1. Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn phải có điều kiện sau:
Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:
” a) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;
b) Đã chấp hành án phạt tù ít nhất là ½ thời gian đối với trường hợp bị phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù;
Người bị kết án về tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội; tội phá hoại chính sách đoàn kết; tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; người bị kết án từ 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người tại Bộ luật Hình sự do cố ý hoặc người bị kết án từ 07 năm tù trở lên về tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy của Bộ luật Hình sự đã chấp hành án phạt tù ít nhất 2/3 thời gian đối với trường hợp bị kết án phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 18 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù;
c) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí;
d) Đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm tham nhũng;
đ) Đã thi hành xong hoặc thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với người bị kết án phạt tù về tội phạm không phải là tội phạm tham nhũng;
Trường hợp phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với tài sản không thuộc sở hữu của Nhà nước thì phải được người được thi hành án đồng ý hoãn thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án đối với tài sản này;
e) Khi được đặc xá không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự;
g) Không thuộc một trong các trường hợp không được đề nghị đặc xá theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 1161/2021/QĐ-CTN ngày 30/6/2021 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Như vậy căn cứ theo quy định này chúng ta thấy rằng với Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước, hàng nghìn người đã được hưởng niềm vui được khoan hồng, sớm trở về nhà đoàn tụ với gia đình. Những người từng một thời lầm đường, lạc lối đã phải trả giá cho những hành động vi phạm pháp luật, tuy nhiên vẫn được trao cho một cơ hội để sửa sai, để lại được tận hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đó với tư cách của một công dân. Đó chính là dấu ấn nhân văn lớn nhất của chủ trương đặc xá… Tuy nhiên cũng cần phải lưu y để thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về điều kiện đặc xá.
Thực tiễn cho thấy các quy định của pháp luật đã đảm bảo đầy đủ các quyền của người dân, không phân biệt công dân nước ngoài hay công dân Việt Nam, trong quá trình tố tụng và thi hành án hình sự. Những quyền này được bảo đảm trên thực tế tại các
2.2. Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải có đủ các điều kiện:
a) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự trong thời gian chấp hành án phạt tù trước khi có quyết định tạm đình chỉ;
b) Đã có thời gian chấp hành án phạt tù quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 1161/2021/QĐ-CTN ngày 30/6/2021 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 3).
c) Các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 3.
d) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Như vậy ở quy định này ta thấy căn cứ vào từng trường hợp cụ thể pháp luật có thể đề ra những điều kiện đặc xá sao cho hợp lý nhất đối với các đối tượng khác nhau và cũng chính từ quyết định đặc xá của Chủ tịch nước, hàng nghìn người đã được hưởng niềm vui được khoan hồng, sớm trở về nhà đoàn tụ với gia đình, sẵn sàng cho cơ hội thứ hai để làm lại cuộc đời. Những người từng một thời lầm đường, lạc lối đã phải trả giá cho những hành động vi phạm pháp luật, bị hạn chế một số quyền công dân theo quy định, tuy nhiên vẫn được trao cho một cơ hội để sửa sai, để lại được tận hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đó với tư cách của một công dân. Đó chính là dấu ấn nhân văn lớn nhất của chủ trương đặc xá, phản ánh rõ nhất ưu tiên đảm bảo và thúc đẩy quyền con người trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người một cách công bằng, bình đẳng cho tất cả mọi đối tượng công dân, kể cả những người đang chấp hành hình phạt tù. Điều này đã được quy định rõ trong
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Đặc xá năm 2018;
– Quyết định số 1161/2021/QĐ-CTN ngày 30/6/2021 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đặc xá năm 2021.