Quy định về mua bán, sơ chế và chế biến sản phẩm chăn nuôi? Bảo quản sản phẩm chăn nuôi? Dự báo thị trường sản phẩm chăn nuôi?
Ở nước ta việc phát triển chăn nuôi rất được quan trọng bởi giá trị kinh tế mà nó mang lại cũng như phục vụ được nhu cầu cho co người cả trong và ngoài nước đối với thực phẩm. Theo đó vấn đề mua bán, sơ chế và chế biến sản phẩm chăn nuôi phải được đảm bảo an toàn và chất lượng. Pháp luật cũng có những quy định về mua bán, sơ chế và chế biến sản phẩm chăn nuôi. Hãy theo dõi dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Mục lục bài viết
1. Quy định về mua bán, sơ chế và chế biến sản phẩm chăn nuôi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 74
1. Cơ sở mua bán, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
2. Sản phẩm chăn nuôi được mua bán, sơ chế, chế biến phải có xuất xứ rõ ràng bảo đảm truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
3. Mua bán sản phẩm chăn nuôi tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y.
4. Không sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong sơ chế, chế biến thực phẩm là sản phẩm chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định này thì pháp luật đã quy định rất ro và cụ thể đối với các cơ sở mua bán, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và yêu cầu đối với mua bán, sơ chế và chế biến sản phẩm chăn nuôi để đảm bảo chất lượng và an toàn cho vật nuôi khi đưa vào sử dụng, qua đó cũng để thức đẩy sự phát triển hơn nữa đối với vấn đề mua bán, sơ chế và chế biến sản phẩm chăn nuôi trên thực tế.
Như chúng ta đã biết thì chế biến thực phẩm là việc biến các sản phẩm chăn nuôi thô thành thực phẩm hoặc từ một dạng thực phẩm này thành các dạng khác. Chế biến thực phẩm sơ cấp bao gồm nhiều công đoạn khác nhau từ phân loại, giết mổ, làm sạch, làm lạnh đến chia phần và đóng gói. Và ở đây, chế biến sâu được hiểu là một bước tiếp theo của việc biến những thực phẩm sơ cấp đó thành các sản phẩm thứ cấp nhờ vào việc áp dụng các công nghệ, kĩ thuật tiên tiến ( ví dụ: những sản phẩm đã được nấu chín hoàn toàn như thịt hun khói, giăm bông, các sản phẩm thịt lên men, …). Những sản phẩm chế biến sâu đa dạng hơn, dễ bảo quản, dễ sử dụng, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, từ đó nâng cao được chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm.
Ngoài ra thì hiện nay chúng ta cũng cần thực hiện nhiên cứu và áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, tiên tiến vào chăn nuôi, ưu tiên các mô hình chăn nuôi tuần hoàn tích hợp công nghệ thông tin, tự động hóa, mô hình xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để chăn nuôi phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và môi trường. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh, thương hiệu các sản phẩm chăn nuôi của tỉnh. Chủ động kết nối chuỗi, vùng, khu vực để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Không những vậy vấn đề cần thiết đó là nâng cao năng lực, trình độ cho người chăn nuôi, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp thông qua hoạt động khuyến nông, tập huấn, đào tạo nghề, đặc biệt là nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giống, quy trình chăn nuôi, dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp.
2. Bảo quản sản phẩm chăn nuôi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 75. Bảo quản sản phẩm chăn nuôi Luật chăn nuôi 2018 (có hiệu lực ngày 01/01/2020) thì mua bán, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi quy định cụ thể như sau:
1. Việc bảo quản sản phẩm chăn nuôi tại cơ sở sơ chế, chế biến, nơi bày bán và trong vận chuyển phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
2. Không sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ bảo quản sản phẩm chăn nuôi đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng để bảo quản sản phẩm chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
3. Ghi rõ thời gian, thời hạn và quy định kỹ thuật trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi để người sử dụng sản phẩm chăn nuôi biết.
Như vậy theo quy định này,
Như chúng ta đã biết thì việc bảo quản sản phẩm chăn nuôi chính là quá trình xử lý thức ăn nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm việc thức ăn bị hư hỏng (giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng hoặc không thể ăn được), nhờ đó thực phẩm giữ được lâu hơn.
Phương pháp bảo quản thường liên quan đến việc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm men, nấm mốc,…(mặc dù đôi khi người ta đưa vào thực phẩm các loại vi khuẩn và nấm lành tính để bảo quản) cũng như làm chậm quá trình ôxy hóa của chất béo để tránh ôi thiu. Bảo quản thực phẩm còn bao gồm các quá trình kiềm chế sự suy giảm thẩm mỹ của thức ăn, ví dụ phản ứng hóa nâu bởi enzyme ở quả táo sau khi cắt, xảy ra trong khâu chuẩn bị thực phẩm.
Hiện tại có 3 khâu quan trọng trong chăn nuôi gồm sản xuất, chế biến, tiêu thụ thì Việt Nam mới làm tốt được khâu sản xuất. Khâu chế biến đang rất manh mún, chủ yếu là các cơ sở giết mổ thủ công, các nhà máy chế biến hiện đại rất ít. Tổ chức thị trường thì vẫn chợ nông thôn là chính, các thiết chế thương mại lớn, thực phẩm có vào nhưng chưa chiếm vai trò quan trọng… Thực tế cũng cho thấy, mỗi năm, trong số hơn 40 tỷ USD nông sản Việt Nam xuất khẩu tới 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, sản phẩm của lĩnh vực chăn nuôi chiếm một phần rất nhỏ.
Mặt khác, sản phẩm chăn nuôi Việt Nam muốn vào được thị trường các nước bắt buộc phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bởi càng là nước phát triển, hàng rào kiểm soát về vấn đề này càng cao.
Những năm gần đây, ngành chế biến nông sản của Việt Nam đã có bước chuyển mới, hơn 60 nhà máy sản xuất hiện đại với vốn đầu tư 2,5 tỷ USD đã đi vào hoạt động. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đang tập trung đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi để mở rộng thị trường bằng sản phẩm sạch với giá thành cạnh tranh.
Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy, nếu không đầu tư mạnh mẽ vào khâu chế biến, không những chăn nuôi Việt Nam không tạo được nhiều sản phẩm hướng tới xuất khẩu mà còn tụt hậu so với thế giới.
3. Dự báo thị trường sản phẩm chăn nuôi:
Căn cứ theo quy định tại điều 76. Dự báo thị trường sản phẩm chăn nuôi Luật chăn nuôi 2018 (có hiệu lực ngày 01/01/2020) thì mua bán, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi quy định cụ thể như sau:
“1. Hằng năm, Bộ Công Thương dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo nguồn cung sản phẩm chăn nuôi; công bố trên bản tin chuyên ngành, phương tiện thông tin đại chúng.
2. Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật giá và thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước theo tuần, thị trường quốc tế theo tháng và theo yêu cầu quản lý nhà nước, công bố trên bản tin chuyên ngành, phương tiện thông tin đại chúng.”
Hiện nay như chúng ta thấy thì vấn đề dự báo thị trường sản phẩm chăn nuôi là rất cần thiết bởi việc tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi ngày càng cao do người dân quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe dinh dưỡng của vật nuôi cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường chế biến thức ăn chăn nuôi.
Sự tăng trưởng mạnh trên thị trường thức ăn chăn nuôi trong thời gian tới sẽ được thúc đẩy bởi chiến lược tăng trưởng của các công ty lớn dưới hình thức mở rộng và đầu tư, tăng tốc sản xuất thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng để đa dạng danh mục sản phẩm và tiếp cận được các thị trường mục tiêu mới.
Thêm vào đó, tỷ lệ các hộ chăn nuôi chuyển đổi từ chăn nuôi hình thức nhỏ lẻ sang chăn nuôi có tổ chức theo quy mô trang trại ngày càng tăng được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy cơ hội tăng trưởng thị trường thức ăn chăn nuôi trong những năm tới.
Bên cạnh đó thì việc chúng ta đánh giá duy trì tốc độ tăng trưởng và đánh giá tăng trưởng sẽ thấp hơn một chút do những lo ngại về đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục gây ra nhiều khó khăn đối với ngành chăn nuôi, chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, giá cho thấy sản phẩm chăn nuôi bán ra vẫn ở mức thấp có khả năng hạn chế tăng trưởng sản xuất, mở rộng tái đàn.