Hiện nay, việc các chủ thể xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn trở nên rất phổ biến. Và, mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn được sử dụng trong hoàn cảnh đó.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn:
- 3 3. Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn của giáo viên:
- 4 4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn:
- 5 5. Tìm hiểu về nghiệp vụ và trình độ chuyên môn:
1. Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ là gì?
Chuyên môn nghiệp vụ là toàn bộ khái niệm, quy trình, công cụ, phương tiện, kĩ thuật của một vị trí nhất định, dùng để phục vụ hoàn thành các yêu cầu đề ra cho công việc. Đối với mỗi cá nhân khi thực hiện công việc đều đòi hỏi một chuyên môn, nghiệp vụ nhất định. Việc xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn là yêu cầu rất chính đáng của các chủ thể. Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn có những vai trò quan trọng và hiện nay mẫu đơn này cũng được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn.
Chuyên môn nghiệp vụ là một trong những yêu cầu cơ bản đòi hỏi các chủ thể là những người lao động phải đáp ứng được trong quá trình làm việc. Mỗi một ngành nghề, bộ phận lại có những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ riêng để phục vụ đúng cho ngành nghề hoặc bộ phận đó. Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn là mẫu biên bản được lập ra để các chủ thể xin cơ quan, đơn vị nơi mình đang công tác được đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn.
2. Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN ĐI HỌC
Kính gửi:
– Ban Giám đốc Công ty (1)……
– Phòng Nhân sự (2)
– Phòng (3)……
Tôi tên là: ……
Ngày tháng năm sinh: ……
Địa chỉ nơi ở hiện tại: ……
Số điện thoại liên hệ: ……
Chức vụ: ……
Đơn vị công tác (4):……
Thời gian công tác (5):……
Chuyên ngành (6): ……
Loại hợp đồng (7): ……
Tôi nhận thấy việc nâng cao trình độ là phù hợp với công việc đang phụ trách và đúng với chuyên môn được phân công của Công ty. Chính vì vậy, nay tôi làm đơn này kính mong Ban Giám đốc, các cơ quan liên quan xem xét, tạo điều kiện và hỗ trợ một phần kinh phí cho tôi được theo học như nguyện vọng của bản thân.
Thông tin khái quát về chương trình học như sau:
– Nơi học:……
– Thời gian (8): ……
– Hình thức (9):……
– Bậc đào tạo (10): ……
– Ngành học: ……
– Kinh phí học tập (11): ……
Nếu được cho phép đi học, tôi xin cam kết:
– Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định học tập tại cơ sở đào tạo và phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập, nghiên cứu;
– Cố gắng sắp xếp thời gian để trong thời gian học tập vẫn đảm bảo hoàn thành công việc;
– Phấn đấu hoàn thành khóa học đúng theo tiến độ;
– Nếu tự ý bỏ học không có lý do chính đáng phải bồi hoàn các khoản kinh phí được hưởng Công ty hỗ trợ (nếu có);
– Nếu tự ý bỏ việc hoặc chuyển nơi làm việc khi chưa đủ thời gian phục vụ sau khi hoàn thành khóa học sẽ phải chịu trách nhiệm trước Công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
………, ngày …… tháng …… năm….
Giám đốc
(Duyệt)
Phòng Nhân sự
(Xác nhận)
Người quản lý
(Nêu ý kiến, ký, ghi rõ họ tên)
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn của giáo viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN TỰ NGUYỆN ĐI HỌC NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN
Kính gửi: Ban giám hiệu Trường …….
Công đoàn Trường ……..
Phòng Giáo dục và Đào tạo ………
Tên tôi là: ……. Giới tính: ……. Dân tộc: ……
Sinh ngày: …../…../……….
Trình độ chuyên môn: …….
Đơn vị công tác: ……..
Tôi đã tham gia công tác trong ngành giáo dục tại ……… được ….. năm thuộc diện lao động tuyển dụng. Quá trình công tác bản thân tôi luôn chấp hành đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hàng năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nay tôi có nguyện vọng được tự liên hệ đi học nâng cao trình độ chuyên môn lên trình độ …… tại …….
Thời gian học từ ngày ….. tháng ….. năm ………. đến hết tháng ….. năm ……
Nếu được cơ quan cho phép đi học tôi xin cam kết:
1/ Bản thân tự túc mọi chế độ trong thời gian đi học tại trường.
2/ Chỉ tham gia trong thời gian nghỉ hè (tháng 6 + 7 + 8 hàng năm), nếu phải học trong thời gian năm học. Tôi nhờ nhà trường và công Đoàn trường bố trí người làm giúp công việc của mình và tôi chịu trách nhiệm về chế độ cho người làm thay.
3/ Tôi cam kết trong quá trình học tập bồi dưỡng vẫn thực hiện hoàn thành nhiệm vụ do nhà trường phân công, cam kết hoàn thành về chất lượng môn dạy được giao trong năm học.
4/ Quá trình học tập tôi hứa sẽ thực hiện đúng nội quy nhà trường, tích cực học tập để sau khi học xong bản thân thực sự nâng cao được trình độ chuyên môn.
Kính mong Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu, Công đoàn nhà trường tạo điều kiện cho tôi được đi học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Ngày ….. tháng ….. năm ……….
Ý kiến của nhà trường
(Ký, đóng dấu)
Ý kiến Công đoàn nhà trường
Người viết đơn
Ý kiến Phòng Giáo dục và Đào tạo
4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn:
(1) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức,…
(2) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.
(3) (4) Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.
(5) Ghi chính xác thời gian làm việc từ khi được tuyển dụng cho đến khi viết đơn này.
(6) Chuyên ngành, lĩnh vực chính đang đảm nhiệm tại đơn vị.
(7) Loại hợp đồng:
(8) Thời gian hoàn thành khóa học, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc, thời gian học trong ngày/tuần…
(9) Hình thức đào tạo: tập trung, không tập trung, chính quy, bổ túc, văn bằng 2…
(10) Bậc đào tạo: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ…
(11) Kinh phí của toàn khóa học.
5. Tìm hiểu về nghiệp vụ và trình độ chuyên môn:
Ta hiểu về nghiệp vụ như sau:
Nghiệp vụ được hiểu là các kỹ năng, trình độ chuyên môn nhất định mà ứng viên hay nhân sự tại một vị trí nào đó nên có để hoàn thành tốt những nhiệm vụ công việc được giao. Chủ thể là người có nghiệp vụ giỏi thường thực hiện công việc với năng suất và chất lượng, hiệu quả cao hơn người có nghiệp vụ thấp. Do đó, trong một số trường hợp hay ngành nghề, nghiệp vụ còn là thước đo năng lực của mỗi nhân viên khi thực hiện công việc; làm căn cứ xét duyệt khen thưởng, tăng lương hay thăng chức.
Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về nghiệp vụ, tuy nhiên theo cách hiểu thông thường nhất thì nghiệp vụ được hiểu chính là tổng hợp các kỹ năng, nghề nghiệp mà bạn cần phải thực hiện đối với một công việc đó để đảm bảo công việc đạt chất lượng cao và hiệu quả nhất, Bên cạnh đó thì nghiệp vụ còn được thể hiện ở kỹ năng chuyên môn, trình độ của người đó. Đôi khi nghiệp vụ chính là một trong những công cụ để đo trinh độ, khả năng của nhân viên. Hoặc nghiệp vụ chỉ đơn giản là cách bạn thực hiện công việc đó như thế nào mà thôi.
Nghiệp vụ còn có thể được phân thành các nhóm như là:
-Nghiệp vụ theo trinh độ chuyên môn.
Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn: Đây chính là những nghiệp vụ mà bạn đã có từ trước, tích lũy trong quá trình học tập của minh sau đó vận dụng và sáng tạo trong công việc tốt hơn, cụ thể hơn để công việc được hoàn thành một cách thuận lợi nhất. Đó chính là nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn từ trước.
– Nghiệp vụ theo tính chất công việc.
Nghiệp vụ theo tính chất của công việc được hiểu là nghiệp vụ mà nó sẽ yêu cầu những kỹ năng nhất định để thực hiện với một công việc cụ thể. Ví dụ như nghiệp vụ ngành kế toán, nghiệp vụ công an, quân đội…mà theo mỗi công việc khác nhau thì sẽ có những nghiệp vụ chuyên môn khác nhau sao cho phù hợp với ngành nghề mà bạn đang làm đó. Như vậy bạn đã hiểu hơn về nghiệp vụ rồi đúng không nào, tuy nhiên cũng đừng nên bỏ lỡ những thông tin trong các phần sau nhé, bởi nó hứa hẹn sẽ đem lại khá nhiều thông tin hữu ích và hay ho cho bạn đó nhé.
Ta hiểu về trình độ chuyên môn như sau:
Trình độ chuyên môn hay kỹ năng chuyên môn được hiểu là khả năng áp dụng những kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo một cách đầy đủ và bài bản vào một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể.
Đối với một bất kỳ một vị trí nào đều bắt buộc rất khắt khe đều đòi hỏi các chủ thể sẽ cần phải có lĩnh vực chuyên môn. Ngoài ra, chuyên môn đó cần phải được đào tạo đúng chuyên ngành, lĩnh vực.
Với những nghề quan trọng như bác sĩ, giáo sư, kỹ sư, giáo viên, các chuyên gia phân tích tài chính và luật sư đều là một trong những ngành nghề cần đòi hỏi trình độ chuyên môn khắt khe. Để có thể ứng tuyển được vào vị trí này bạn cần giỏi cả trình độ lẫn kỹ năng mềm.