Quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn? Thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị?
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
“1. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức,
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
5. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.”
Như vậy từ quy định này chúng ta thấy pháp luật đã quy định rất cụ thể về cách ứng xử trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật PCTN năm 2018 đã quy định quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích và các hành vi tham nhũng có thể xảy ra; đồng thời dẫn chiếu các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Cán bộ, công chức và các luật có liên quan để tránh sự chồng chéo, trùng lặp trên cơ sở có chỉnh lý về mặt kỹ thuật để đảm bảo tính hợp lý.
Ngoài ra theo quy định trên chúng ta cũng thấy được pháp luật đề ra quy định với những hành vi không được làm đối với những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể như đã nêu trên. Theo chúng tôi để có một cơ quan thực hiện tốt các công việc và tích tực hơn làm niềm tin cho nhân dân về những người chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thì đây là quy định hết sức cần thiết và hợp lý.
Bên cạnh đó ta thấy các quy tắc ứng xử mang tính quy phạm, chuẩn mực, và có tính áp đặt đối với các đối tượng trong phạm vi điều chỉnh. Trong phạm vi một tổ chức, quy tắc ứng xử được thể hiện dưới dạng các quy định, quy chế áp dụng cho các nhân viên tại tổ chức đó. Các quy định này sẽ trở thành kim chỉ nam định hướng cho việc thực hiện xây dựng bộ quy tắc tại đơn vị nếu có. Các quy định này thường mang tính ổn định và khó thay đổi trong thời gian ngắn nên rất dễ bị lạc hậu và không theo kịp với các thay đổi hành vi ứng xử trong thực tế. Chính vì vậy, các quy định cần đảm bảo tính định hướng và cho phép các đơn vị trong phạm vi điều chỉnh có khả năng phát triển các quy tắc ứng xử riêng và đảm bảo sự tương thích giữa chúng.
Không những vậy các quy tắc ứng xử được đề ra có thể được coi như một công cụ hoặc phương tiện quản lý các hành vi ứng xử trong một tổ chức và chính vì vậy việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử chất lượng và hiệu quả cũng chính là một trong những nhiệm vụ của các nhà quản lý nhằm giúp họ điều hành tốt hoạt động tổ chức và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đối với các tổ chức, việc áp dụng các quy tắc ứng xử hiệu quả có thể giúp họ tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, gây dựng được hình ảnh, thương hiệu tốt, đạt được hiệu quả kinh doanh nhờ vào hành vi và hành động chuẩn mực, có văn hóa và chuyên nghiệp trong công việc, trong giao tiếp, và trong quan hệ xã hội. Nói tóm lại, quy tắc ứng xử có thể hỗ trợ cơ quan đơn vị và tổ chức phát triển các năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của mình.
Các yếu tố này liên quan chặt chẽ đến hai khái niệm cơ bản là đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Đạo đức là các nguyên tắc và giá trị đạo đức điều chỉnh hành của của một cá nhân hoặc nhóm theo các quan điểm đúng và sai.
2. Thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị:
Căn cứ theo quy định tại Điều 21. Thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định cụ thể như sau:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, ngành, lĩnh vực do mình quản lý.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong ngành do mình quản lý.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy chính quyền địa phương.
4. Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức mình.
Như vậy thông qua quy định này chúng ta thấy rằng, pháp luật đã quy định cụ thể đối với thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền hạn. theo đó các cơ quan phải thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Theo đó các cơ quan có thẩm quyền cần đề ra các quy định đối với người có chức vụ, quyền hạn khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn phải được công khai để nhân dân biết và giám sát việc thực hiện.
Bên cạnh đó thực hiện tốt các quy tắc ứng xử sẽ như một công cụ quản lý, một bộ tiêu chí, chuẩn mực về hành vi và cách ứng xử của các thành viên mà tổ chức đó mong muốn. Quy tắc ứng xử giúp doanh nghiệp hướng tới xây dựng được môi trường văn hóa của mình, tạo nên sự khác biệt và đảm bảo cho phát triển bền vững của tổ chức, cơ quan nào đó.