Mỗi quốc gia sẽ có những bí mật riêng về các lĩnh vực khác nhau, Vệt Nam cũng vậy nên phải được đảm bảo một cách tối ưu nhất về an toàn không để lộ ra ngoài. Hiện nay thì các Danh mục tài liệu bí mật nhà nước cũng được pháp luật quy định rõ ràng tại Luật Bảo vê bí mật nhà nước hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Tài liệu bí mật nhà nước là gì?
Bí mật nhà nước là Những tin về vụ việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho nhà nước.
Là những tin tức về vụ việc, tài liệu, số liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà nhà nước chưa công bố hoặc không công bố và nếu bị tiết lộ, thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bí mật nhà nước có loại tuyệt mật và loại mật theo danh sách do những người đứng đầu các cơ quan nhà nước cấp trung ương, các chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương quy định.
Người làm lộ bí mật nhà nước hoặc vi phạm những quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử phạt về hành chính hoặc bị xử lý về hình sự.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định: Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vê bí mật nhà nước 2018 quy định:
” Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước”.
Như vậy, theo khái niệm trên những thông tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói hoặc các dạng khác có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, an ninh – quốc phòng, đối ngoại, kinh tế, khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố. BMNN khi bị tiết lộ, công khai rất có thể gây nguy hại cho Nhà nước, tổ chức.
Tài liệu bí mật nhà nước Tiếng Anh là ” State secret documents”.
2. Danh mục tài liệu bí mật nhà nước:
Căn cứ theo quy định tại điều 9. Ban hành danh mục bí mật nhà nước Luật bảo vệ bí mật nhà nước quy định cụ thể như sau:
1. Căn cứ vào quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật nhà nước.
2. Người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý;
b) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng;
c) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị – xã hội;
d) Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;
đ) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước;
e) Chánh án
3. Người lập danh mục bí mật nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Bộ Công an để thẩm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
Hồ sơ gửi Bộ Công an bao gồm văn bản trình Thủ tướng Chính phủ; dự thảo quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước; báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bản sao ý kiến tham gia.
Văn bản thẩm định của Bộ Công an phải gửi đến người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
4. Sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Công an, người lập danh mục bí mật nhà nước quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ban hành danh mục bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy qua quy định như trên ta thấy pháp luật đã quy định rất cụ thể về tài liệu bí mật nhà nước, theo đó người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước phải thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình đố với việc bảo vệ bí mật nhà nước. Bảo vệ bí mật Nhà nước, bảo vệ chính trị nội bộ có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; là nhiệm vụ rất quan trọng trong bảo vệ an ninh chính trị quốc gia, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang đỏi hỏi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị phải hiểu và nắm rõ. Cụ thể danh mục như sau:
STT | Văn bản | Lĩnh vực | Ngày ban hành | Ngày có hiệu lực |
1 | Quyết định 774/QĐ-TTg | Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng | 05/6/2020 | 01/7/2020 |
2 | Quyết định 808/QĐ-TTg | Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh | 18/6/2020 | 01/7/2020 |
3 | Quyết định 809/QĐ-TTg | Giáo dục và Đào tạo | 10/6/2020 | 01/7/2020 |
4 | Quyết định 872/QĐ-TTg | Hội Cựu chiến binh Việt Nam | 19/6/2020 | 01/7/2020 |
5 | Quyết định 960/QĐ-TTg | Nội vụ | 07/7/2020 | 07/7/2020 |
6 | Quyết định 969/QĐ-TTg | Giao thông vận tải | 07/7/2020 | 07/7/2020 |
7 | Quyết định 970/QĐ-TTg | Tòa án nhân dân | 07/7/2020 | 07/7/2020 |
8 | Quyết định 971/QĐ-TTg | Công tác dân tộc | 07/7/2020 | 07/7/2020 |
9 | Quyết định 988/QĐ-TTg | Nông nghiệp và phát triển nông thôn | 09/7/2020 | 09/7/2020 |
10 | Quyết định 1178/QĐ-TTg | Đối ngoại và hội nhập quốc tế | 04/8/2020 | 04/8/2020 |
11 | Quyết định 1180/QĐ-TTg | Viện kiểm sát nhân dân tối cao | 04/8/2020 | 04/8/2020 |
12 | Quyết định 1192/QĐ-TTg | Văn hóa, thể thao | 05/8/2020 | 05/8/2020 |
13 | Quyết định 1222/QĐ-TTg | Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam | 11/8/2020 | 11/8/2020 |
14 | Quyết định 1294/QĐ-TTg | Khoa học và công nghệ | 24/8/2020 | 24/8/2020 |
15 | Quyết định 1295/QĐ-TTg | Y tế | 24/8/2020 | 24/8/2020 |
16 | Quyết định 1306/QĐ-TTg | Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội | 26/8/2020 | 26/8/2020 |
17 | Quyết định 1369/QĐ-TTg | Công nghiệp và Thương mại | 03/9/2020 | 03/9/2020 |
18 | Quyết định 1441/QĐ-TTg | Kế hoạch, đầu tư và thống kê | 23/9/2020 | 23/9/2020 |
19 | Quyết định 1451/QĐ-TTg | Lao động và xã hội | 24/9/2020 | 24/9/2020 |
20 | Quyết định 1494/QĐ-TTg | Xây dựng | 02/10/2020 | 02/10/2020 |
21 | Quyết định 1660/QĐ-TTg | Tài nguyên và môi trường | 26/10/2020 | 26/10/2020 |
22 | Quyết định 1663/QĐ-TTg | Kiểm toán nhà nước | 26/10/2020 | 26/10/2020 |
23 | Quyết định 1722/QĐ-TTg | Đảng | 03/11/2020 | 03/11/2020 |
24 | Quyết định 1765/QĐ-TTg | Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước | 09/11/2020 | 09/11/2020 |
25 | Quyết định 1923/QĐ-TTg | Tài chính, ngân sách | 25/11/2020 | 25/11/2020 |
26 | Quyết định 2182/QĐ-TTg | Ngân hàng | 21/12/2020 | 21/12/2020 |
27 | Quyết định 2238/QĐ-TTg | Thông tin và truyền thông | 29/12/2020 | 29/12/2020 |
28 | Quyết định 2288/QĐ-TTg | Công đoàn Việt Nam | 31/12/2020 | 31/12/2020 |
29 | Quyết định 39/QĐ-TTg | Hội Nông dân Việt Nam | 12/01/2021 | 12/01/2021 |
30 | Quyết định 211/QĐ-TTg | Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ | 17/02/2021 | 17/02/2021 |
31 | Quyết định 277/QĐ-TTg | Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp | 26/02/2021 | 26/02/2021 |
32 | Quyết định 741/QĐ-TTg | Xây dựng pháp luật, bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, bồi thường nhà nước, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế | 20/5/2021 | 20/5/2021 |
3. Những bất cập trong công tác bảo vệ nhà nước:
Việc triển khai thực hiện công tác bảo vệ BMNN trong tình hình hiện nay, nhất là bảo vệ BMNN trên không gian mạng, an toàn thông tin còn nhiều khó khăn, do thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực này.
Một số cán bộ, công chức chưa nhận thức đầy đủ các quy định về công tác bảo vệ BMNN, chưa nắm vững danh mục BMNN của ngành nên còn lúng túng trong việc xác định độ mật của văn bản khi soạn thảo; công tác phân loại, bảo quản, lưu trữ tài liệu mật còn chưa đúng quy định. Đặc biệt còn thiếu cán bộ có trình độ về công nghệ thông tin làm công tác bảo vệ BMNN dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong việc bảo vệ, kiểm tra phát hiện đấu tranh, ngăn chặn lộ, lọt, đánh cắp, chiếm đoạt BMNN trên mạng Internet, mạng LAN, hệ thống eOffice và các thiết bị lưu giữ thông tin…
Cán bộ làm công tác bảo vệ BMNN tại các cơ quan, đơn vị, địa phương đều là cán bộ kiêm nhiệm. Một số đơn vị, địa phương chưa tổ chức cho cán bộ ký cam kết bảo vệ BMNN.
Việc thực hiện các quy định của Luật bảo vệ BMNN, nhất là các điều khoản chuyển tiếp chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chưa có quy định về các loại mẫu dấu phù hợp, thống nhất trong rà soát, đề xuất gia hạn hoặc giải mật. Đồng thời, danh mục BMNN cũng chưa được đổi mới nên việc rà soát tài liệu mang nội dung BMNN thực hiện theo danh mục cũ sẽ không phù hợp khi danh mục BMNN mới được ban hành và thực hiện. Do đó, việc rà soát và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ BMNN cần được thực hiện đồng loạt và thống nhất.