Chăn nuôi là gì? Vai trò của ngành chăn nuôi? Quy định về việc cấm chăn nuôi số lượng lớn trong khu dân cư như thế nào?
Với nề kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như ở nước ta thì ngành chăn nuôi từ trước đến nay vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Các quy định về chăn nuôi còn được quy định cụ thể trong
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Chăn nuôi là gì?
Để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chăn nuôi, giúp ngành chăn nuôi phát triển theo đúng hướng và đảm bảo các hoạt động chăn nuôi được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thì nước ta đã tiến hành thông qua Luật Chăn nuôi số
Về khái niệm chăn nuôi thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 thì chăn nuôi được hiểu là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi, chăn nuôi là một ngành trong nền kinh tế nông nghiệp của nước ta chiếm tỷ trọng lớn chỉ sau trồng trọt.
– Chăn nuôi bao gồm các lĩnh vực chính như: Chăn nuôi gia súc (gia súc điển hình gồm Trâu, bò, dê, cừu, lừa, ngựa, lạc đà…), chăn nuôi bò sữa (lấy sữa); Nuôi lợn (lấy thịt); Chăn nuôi gia cầm (lấy thịt và lấy trứng); Chăn nuôi các loài vật khác….
2. Vai trò của ngành chăn nuôi:
Chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng của nông nghiệp từ xưa đến nay (trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản), đến nay với nền công nghiệp hiện đại thì chăn nuôi vẫn là một ngành chiếm tỷ trọng lớn. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng khi ngành này nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động để phục vụ cho nhu cầu con người. Các sản phẩm từ chăn nuôi nêu trên được sản xuất và phân phối nhằm cung cấp nguồn thức ăn và vật phẩm cần thiết, lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Từ xa xưa, khi còn là nền kinh tế nguyên thủy, đồ đá thì chăn nuôi đã xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa khác nhau kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh định cư cho đến nền kinh tế hiện đại ngày nay thì chăn nuôi vẫn tồn tại với vai trò quan trọng không thể thiếu.
3. Tình hình phát triển của chăn nuôi:
Để báo cáo về tình hình phát triển của chăn nuôi thì Cục Chăn nuôi vào năm 2021 đã ước tính, tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân trong năm này đạt khoảng 5,6% so với năm 2020. Đến thời điểm cuối năm 2021 thì đàn lợn cả nước vẫn được duy trì 28,1 triệu con; khoảng 8,8 triệu con trâu bò tuy trong năm 2021 đã diễn ra nhiều đợt dịch bệnh (Dịch tả lợn Châu Phi…).
Sản lượng mà ngành chăn nuôi mang lại vẫn đảm bảo nhu cầu cũng như xuất khẩu, cụ thể thì tổng sản lượng thịt các loại năm 2021 đạt khoảng 6,2 triệu tấn, trong đó thịt lợn đạt khoảng 3,82 triệu tấn (tăng 6,1%); thịt gia cầm đạt khoảng 1,7 triệu tấn (tăng 5,8%); thịt gia súc ăn cỏ đạt khoảng 0,68 triệu tấn (tăng 6%); sản lượng trứng khoảng 16 tỷ quả (tăng 7,5%); sản lượng sữa khoảng 1,2 triệu tấn (tăng 11,5%).
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2021 ước đạt 440 triệu USD, tăng 4,0 % so với năm trước. Kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm chăn nuôi ước trên 3,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm 2020. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là sữa (lên tới 1,5 tỷ USD, tăng 12%), sau đó đến thịt bò và bò sống, lợn và thịt gà. Như vậy, chỉ tính riêng về thương mại sản phẩm chăn nuôi, đã thâm hụt thương mại tới gần 3 tỷ USD.
Ước tính tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi năm 2021 đạt 21,4 triệu tấn (tăng 5,9% so với năm 2020), trong đó thức ăn cho lợn đạt khoảng 10,88 triệu tấn (tăng 22%), thức ăn cho gia cầm đạt khoảng 9,75 triệu tấn (giảm 8,7%), thức ăn cho vật nuôi khác khoảng 0,76 triệu tấn (tăng 7,3%). (Theo Báo nhân dân ngày 01/09/2021).
4. Quy định về việc cấm chăn nuôi số lượng lớn trong khu dân cư:
Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên chăn nuôi vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của luật để đảm bảo cho sự phát triển của ngành cũng như không làm ảnh hưởng đến yếu tố xung quanh như dân cư, môi trường, kinh tế…
Theo Điều 12 Luật chăn nuôi 2018 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi được quy định như sau:
– Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư: để đảm bảo môi trường đất, không khí, tiếng ồn ở các khu vực đông dân cư của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư hay các vùng nội thành trọng điểm không bị ô nhiễm và ảnh hưởng, tránh mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến cuộc sống nên pháp luật đã đưa ra quy định cụ thể về các vùng được phép chăn nuôi. Đối với những vùng thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư bị cấm chăn nuôi thì những chủ thể chăn nuôi sẽ không được phép chăn nuôi, trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường, trường hợp vẫn cố tình chăn nuôi ở những khu vực bị cấm thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
– Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Cục chăn nuôi cũng như các cơ quan liên quan đã đưa ra các danh mục chất cấm không được sử dụng trong chăn nuôi để đảm bảo chất lượng các sản phẩm từ chăn nuôi đảm bảo an toàn, không bị ảnh hưởng bởi các chất cấm, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người sử dụng.
– Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam: Trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, việc sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho gia súc gia cầm là điều thường thấy, tuy nhiên không phải loại kháng sinh nào cũng được sử dụng, một số loại kháng sinh không được phép lưu hành sẽ không được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
– Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng: tương tự như các loại kháng sinh không được phép lưu hành thì kháng sinh nhằm mục đích kích thích tăng trưởng cũng bị nghiêm cấm trong quá trình chăn nuôi do việc sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng.
– Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi: đối với nguồn gen giống vật nuôi phải được nhân giống theo đúng quy định, tránh phá hoại nguồn gen ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của các giống động vật.
– Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm: với các nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần được bảo tồn thì nhà nước đã có các phương án để bảo vệ các nguồn gen này, do đó việc xuất khẩu trái phép các nguồn gen này sẽ bị xử lý.
– Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: các sản phẩm chăn nuôi cần được kiểm duyệt trước khi nhập khẩu vào lãnh thổ nước ta, đối với những sản phẩm có chất cấm sẽ không được nhập khẩu vào nước ta và người nhập khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các lô hàng có chất cấm đó.
– Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân: việc chế biến và kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây hại đến sức khỏe của người sử dụng, do đó mà đối với các hành vi sử dụng các nguyên liệu là vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân sẽ bị xử lý do việc này bị nghiêm cấm.
– Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen: các động vật bị biến đổi gen có thể là các nguy cơ gây hại đến môi trường cũng như gây hại đến sức khỏe con người, do đó mà việc nhập khẩu hay nuôi các loại động vật biến đổi gen bị cấm.
– Trong quá trình kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi, vì để sinh lời đến mức tối đa mà nhiều cá nhân đã thực hiện các biện pháp như sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
– Trong quá trình thực hiện chăn nuôi, người chăn nuôi cần đáp ứng các quy định của pháp luật về vấn đề xả thải để đảm bảo vệ sinh môi trường, đối với hành vi xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí sẽ bị xử phạt.
– Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi: vấn đề kê khai các hoạt động chăn nuôi, gian dối về quy mô, số lượng, tình hình dịch bệnh…cũng sẽ bị xử lý.