Các quy định pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của người được xác minh tài sản, thu nhập? Phân tích quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật?
Trong tiến hành xác minh tài sản, thu nhập các quy định pháp luật rất cụ thể. Mang đến các thức tiến hành đảm bảo hiệu quả và thống nhất. Điều đó giúp mang đến các quyền lợi cũng như nghĩa vụ mà các chủ thể liên quan phải tuân thủ. Người được xác minh tài sản, thu nhập cũng có quyền và nghĩa vụ cụ thể. Giúp cho họ có được các khả năng tiếp cận cũng như đảm bảo tham gia hiệu quả trong quá trình xác minh. Hướng đến các ràng buộc khác nhau cho các chủ thể có liên quan. Và tài sản, thu nhập sẽ được xác minh chính xác nhất về nguồn gốc.
Căn cứ pháp lý:
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Mục lục bài viết
1. Các quy định pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của người được xác minh tài sản, thu nhập:
Điều 47,
“Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người được xác minh tài sản, thu nhập.
1. Giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
2. Cung cấp thông tin liên quan đến nội dung xác minh khi có yêu cầu của Tổ xác minh tài sản, thu nhập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin đã cung cấp.
3. Thực hiện đầy đủ, kịp thời yêu cầu của Tổ xác minh tài sản, thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình xác minh tài sản, thu nhập.
4. Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về kiểm soát tài sản, thu nhập.
5. Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
6. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xác minh tài sản, thu nhập.
7. Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của người xác minh tài sản, thu nhập gây ra theo quy định của pháp luật.”.
Các quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể. Hướng đến thể hiện các ràng buộc trong thực hiện công việc xác minh. Từ đó mang đến các bước thực hiện hiệu quả nhất. Trong đó, các quyền này được quy định riêng khi tiến hành hoạt động xác minh tài sản, thu nhập của họ. Mang đến những tính chất thuận lợi cần thiết khi tham gia vào công tác xác minh. Có được sự phối hợp, cách thức tiến hành. Cũng như dựa trên nền tảng pháp luật để mang đến các hướng giải quyết hiệu quả khi tiến hành xong hoạt động xác minh trong trình tự tiến hành của chủ thể có thẩm quyền.
2. Phân tích quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật:
Các quyền và nghĩa vụ cụ thể khi họ là đối tượng có tài sản, thu nhập tham gia vào xác minh. Và họ cần những phối hợp nhất định với cơ quan có thẩm quyền. Thể hiện các nghĩa vụ đảm bảo trong phối hợp theo quy định của pháp luật. Cũng như có các quyền bảo vệ khi tiến hành xác minh xong. Trong các kết quả phản ánh khác nhau mà có các quyền hay nghĩa vụ thêm. Điều đó phản ánh với ràng buộc thực tế trong lợi ích họ có thể nhận về. Đảm bảo không có tham nhũng, chủ thể sẽ được bảo vệ quyền và danh dự.
Căn cứ Điều 47
– Tiến hành nghĩa vụ giải trình.
Trong đó, việc giải trình cung cấp các thông tin chủ quan của họ. Cũng như mang đến hướng điều tra hiệu quả hơn trong tiến hành xác minh. Đồng thời cũng là yếu tố để đánh giá họ trong tính trung thực hay không. Các nghĩa vụ được quy định là bắt buộc. Và họ cần thiết thực hiện giải trình chính xác, cung cấp thông tin, giấy tờ mang đến hiệu quả của công tác xác minh nói chung.
Các yêu cầu được đặt ra về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai. Cũng như đối với nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. Hướng đến cung cấp các thông tin giúp ích cho quá trình xác minh. Và phải hướng đến cung cấp hiệu quả nhất. Đương nhiên nếu các nghĩa vụ không được đảm bảo thực hiện, sẽ có các chế tài thích đáng.
Các thông tin cần thiết cung cấp về nguồn gốc của tài sản, thu nhập. Đây cũng là mong muốn trong hoạt động xác minh của cơ quan có thẩm quyền. Việc cung cấp để chứng minh về nguồn gốc hợp pháp. Cũng như hướng đến thể hiện với chủ thể không tiến hành tham nhũng và các hành vi trái pháp luật khác. Tính chất của nguồn gốc này phải đảm bảo trong tính chất sở hữu hợp pháp của chủ thể. Cùng với tính chất chuyển giao hoàn toàn hợp pháp đã được xác lập trước đó.
– Cung cấp thông tin, chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp.
Thông tin này liên quan đến nội dung xác minh khi có yêu cầu của Tổ xác minh tài sản, thu nhập. Là các cung cấp cần thiết cho hoạt động xác minh. Với các nguồn thông tin càng cụ thể, chính xác càng đảm bảo cho quá trình xác minh được thực hiện nhanh chóng. Cũng như khẳng định độ chính xác là cao nhất.
Và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin đã cung cấp. Đảm bảo tuân thủ pháp luật đối với chủ thể được xác minh tài sản, thu nhập. Dù là với cơ sở xác minh là gì, các nghĩa vụ vẫn cần phải tuân thủ. Có các phối hợp với cơ quan có thẩm quyền. Từ đó mà cũng bảo đảm các quyền lợi tương ứng.
– Thực hiện đầy đủ, kịp thời các yêu cầu được đặt ra.
Yêu cầu được đặt ra của Tổ xác minh tài sản, thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình xác minh tài sản, thu nhập. Việc thực hiện hướng đến mục đích chung trong kết quả và ý nghĩa xác minh. Khi đó các cung cấp thông tin hay tiến hành phối hợp phải được thực hiện. Các công việc này cũng được quy định tương đối cụ thể. Với các công việc mà chủ thể cần thực hiện để phối hợp mang đến hiệu quả tốt hơn.
– Chấp hành quyết định xử lý (nếu có).
Nghĩa vụ này phải được đảm bảo thực hiện nếu xác minh cho thấy nguồn gốc thực tế của tài sản, thu nhập. Các tài sản đó hình thành với hoạt động tham nhũng của chủ thể. Khi đó các vi phạm pháp luật phải được xử lý. Thông qua việc chấp hành các quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Đây là các quyết định mang đến bất lợi cho chủ thể này. Khi họ bị ràng buộc phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định. Trước tiên có thể thấy là phải đảm bảo cho xử lý nguồn gốc cho tài sản, thu nhập đó. Bên cạnh là chế tài dành cho người vi phạm. Người vi phạm pháp luật tham nhũng mang đến nghiêm trọng trong hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước. Được tiến hành bởi một chủ thể trong thực hiện quyền hạn của mình. Khi đó cần đảm bảo mang đến các chế tài nặng.
– Quyền thực hiện khiếu nại.
Khiếu nại khi có các quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xác minh tài sản, thu nhập. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật. Xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các quyết định, hành vi này được thực hiện trong quá trình xác minh. Và tác động hay gây ra ảnh hưởng đối với tính chính xác của công việc đang được tiến hành.
Khi đó, người đang được tiến hành xác minh tài sản, thu nhập được coi là bị đe dọa nhiều nhất về quyền và nghĩa vụ tương ứng. Cũng như không tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Điều này cần được pháp hiện cũng như giải quyết kịp thời. Mang đến các tuân thủ pháp luật trong tất cả các công đoạn thực hiện dù là nhỏ nhất.
Các quyền này được quy định để không chủ thể nào được cậy ta có quyền xác minh. Từ đó mà mang đến các quá trình thực hiện không vô tư, khách quan.
– Quyền thực hiện tố cáo.
Khi thấy được các vi phạm của cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn thực hiện xác minh. Với tính chất của hoạt động xác minh nhằm mang đến kết quả cho thực thi pháp luật. Các cơ quan đều đang thực thi và thực hiện các thẩm quyền của mình. Do đó các vi phạm đều phải được xử lý.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xác minh tài sản, thu nhập. Hướng đến đảm bảo hiệu quả đối với công tác xác minh được tiến hành. Trong quá trình xác minh được hiểu là kiểm tra lại. Phải mang đến các kết luận chính xác nhất cho tài sản, thu nhập. Cũng như hướng đến các quyền lợi hay nghĩa vụ chính đáng cho các chủ thể liên quan. Đặc biệt là phải tiến hành hiệu quả công tác xác minh vì ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến các quyền hay nghĩa vụ của người được xác minh.
– Quyền khi xác minh tài sản, thu nhập là sở hữu hợp pháp.
Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Tức là thể hiện trong hiệu quả của xác minh tính chất của tham nhũng. Họ tuân thủ pháp luật, có tài sản, thu nhập trong sạch. Và những chủ thể đó cần được noi gương trong các đội ngũ nhân viên trong thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.
Được bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của người xác minh tài sản, thu nhập gây ra theo quy định của pháp luật. Các bồi thường hướng đến giúp chủ thể được đảm bảo về quyền lợi. Các chủ thể tuân thủ đúng pháp luật sẽ được pháp luật bảo vệ. Với các chủ thể này, danh dự và uy tín rất quan trọng. Mang đến các giá trị đối với tiếng nói cũng như hiệu quả trong tiếp cận và tác động đến nhân dân. Từ đó mà đảm bảo cho hiệu quả công việc được thực hiện tốt hơn trong nhiệm vụ của họ.