Tại sao cần tra cứu kết quả đóng bảo hiểm xã hội của công ty? Cách tra cứu kết quả đóng bảo hiểm xã hội của công ty?
Hiện nay, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được chia thành hai nhóm chính đó chính là tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Pháp
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Tại sao cần tra cứu kết quả đóng bảo hiểm xã hội của công ty?
Việc tham gia bảo hiểm xã hội chính là việc nộp một khoản tiền dựa trên mức thu nhập của bản thân vào quỹ bảo hiểm xã hội. Để đến khi nghỉ hưu, người tham gia bảo hiểm xã hội có thể hưởng chế độ lương hưu hàng tháng hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm được đơn vị công tác đóng cho một phần bảo hiểm xã hội và người lao động sẽ đóng phần còn lại. Còn việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì cá nhân tham gia sẽ nộp hết các khoản tiền. Như vậy, có thể thấy đối với nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì họ không là người trực tiếp đóng bảo hiểm xã hội, hoạt động này thường do bên đơn vị công tác của họ thực hiện. Các cá nhân này thực hiện hoạt động tra cứu kết quả đóng bảo hiểm xã hội để có thể theo dõi được hoạt động đóng bảo hiểm xã hội tại đơn vị mà họ công tác, đối chiếu, so sánh nhằm tránh những trường hợp đóng không đúng, không đủ bảo hiểm xã hội của họ. Bởi lẽ việc đóng bảo hiểm xã hội dựa trên lương và hệ số lương của người tham gia bảo hiểm xã hội. Nhiều công ty thực hiện trách nhiệm này không đúng khi thực hiện khai sai lương của người tham gia.
Thông thường, việc tham gia bảo hiểm xã hội được thực hiện trong một thời gian dài, các cá nhân tham gia sẽ khó có thể nhớ chi tiết được việc tham gia bảo hiểm xã hội của mình khi quá trình tham gia bảo hiểm xã hội đến hàng chục năm. Khi đó sẽ xuất phát nhu cầu tra cứu kết quả đóng bảo hiểm xã hội để tìm hiểu chi tiết quá trình tham bảo hiểm xã hội.
2. Cách tra cứu kết quả đóng bảo hiểm xã hội của công ty:
Hiện nay, có nhiều cách khác nhau để tra cứu kết quả đóng bảo hiểm của công ty. Cụ thể:
Cách 1: Tra cứu thông qua cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bước 1: Truy cập vào trang thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội
Bước 2: Chọn phần tra cứu trực tuyến, sau đó chọn tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội;
Bước 3: Khi giao diện cho phần tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm hiện ra, người tra cứu cần cung cấp các thông tin liên quan.
– Chọn tỉnh thành nơi có cơ quan bảo hiểm xã hội mà người tra cứu tham gia. Chọn tên cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người tra cứu tham gia.
Ví dụ Sau khi chọn tỉnh nơi có cơ quan bảo hiểm xã hội mà người tra cứu tham gia là Tỉnh Bình Dương thì người tra cứu sẽ chọn cơ quan bảo hiểm xã hội mà mình đóng bảo hiểm xã hội, VD: Bảo hiểm xã hội Thành phố Thủ Dầu Một.
– Chọn khoảng thời gian mong muốn tra cứu.
VD: Từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 12 năm 2021.
– Ghi họ tên của người tra cứu, người tra cứu có thể lựa chọn việc viết tên có dấu hoặc không có dấu.
VD: (Viết tên có dấu) Nguyễn Văn Nam hoặc (viết tên không có dấu) Nguyen Van Nam;
– Ghi số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân của người tra cứu. Đây là thông tin bắt buộc mà người tra cứu cần kê khai. Ghi đúng theo số ở trên chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của người tra cứu;
– Ghi mã số Bảo hiểm xã hội của người tra cứu
– Ghi số điện thoại của người tra cứu, số điện thoại này phải nhập chính xác vì nó liên quan đến mục mã OPT ở phần dưới;
– Ở mục thư điện tử, người tra cứu có thể kê khai hoặc không;
– Tích vào ô “Tôi không phải người máy”
– Kích chuột (chọn) ô “Lấy mã OTP”. Khi này, mã OTP sẽ được gửi đến số điện thoại mà bạn vừa nhập ở trên.
– Nhập mã OTP được gửi đến điện thoại vào ô “Nhập mã OTP”. (Lưu ý, ô “Nhập mã OTP” chỉ hiện ra khi đã điền đủ các thông tin bắt buộc ở phần trên);
Bước 4: Sau khi đã hoàn thành xong việc kê khai thông tin, nhấn chuột vào ô tra cứu, khi đó các thông tin về quá trình tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hiện ra.
Với cách tra cứu này, người tra cứu có thể sử dụng laotop, máy vi tính, điện thoại để thực hiện tra cứu.
Cách 2: Tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thông qua ứng dụng VssID
VssID là ứng dụng được Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát triển, sử dụng được với hệ điều hành IOS và Android. Để sử dụng VssID thì cần tải ứng dụng xuống điện thoại (loại smartphone), tạo tài khoản. Ứng dụng cung cấp các thông tin, tiện ích liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Để tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội thông qua ứng dụng VssID cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng. Để sử dụng ứng dụng VssID thì các cá nhân cần được đăng nhập theo tài khoản đã được tạo từ trước.
Bước 2: Tại giao diện chính chính ứng dụng, sẽ có các tùy chọn: Thẻ BHYT; Quá trình tham gia bảo hiểm; Thông tin hưởng; Sổ khám chữa bệnh. Chọn mục “Quá trình tham gia bảo hiểm xã hội”
Trong mục quá trình tham gia bảo hiểm xã hội sẽ có các mục nhỏ hơn là Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm thất nghiệp; Bảo hiểm tai nạn lao động; Bảo hiểm y tế;
Với việc tra cứu bảo hiểm xã hội, thì chọn vào mục Bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Sau khi chọn mục Bảo hiểm xã hội kết quả của quá trình đóng Bảo hiểm xã hội sẽ được hiển thị, giao diện hiển thị sẽ thể hiện các nội dung: Từ tháng- Đến tháng (giai đoạn tham gia), đơn vị đóng bảo hiểm xã hội; nghề nghiệp chức vụ. Người tra cứu có thể xem chi tiết hơn khi chọn vào biểu tượng hình con mắt tương ứng với từng hàng. Phần nội dung chi tiết thể hiện các thông tin: khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội; chức vụ; đơn vị công tác; nơi làm việc; loại tiền; tiền lương đóng BHXH; Hệ số lương.
Tương ứng đối với từng giai đoạn thời gian khác nhau thì sẽ hiển thị những thông tin tra cứu chi tiết đầy đủ các nội dung tương ứng với giai đoạn đó.
Việc tra cứu bằng ứng dụng VssID có rất nhiều tiện ích, khi người tra cứu chỉ cần có điện thoại có kết mạng là có thể tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của mình. Đồng thời giao hiện hiển thị của ứng dụng dễ nhìn. Người tra cứu chỉ cần có tài khoản, thực hiện các bước đơn giản, chọn các tùy chọn là có thể tra cứu được quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, đây là điểm tiện ích hơn so với việc tra cứu trên web, người tra cứu phải thực hiện các bước nhập thông tin thì mới có thể tra cứu được.
Cách 3: Tra cứu bảo hiểm xã hội bằng tin nhắn điện thoại
Cách tra cứu này được thực hiện bằng phương pháp nhắn tin. Người tra cứu sẽ soạn tin nhắn gửi đến tổng đài của Bảo hiểm xã hội. Cước phí cho một tin nhắn tra cứu là 1000 đồng/tin nhắn.
Người tra cứu có thể soạn cú pháp BH<dấu cách>QT<dấu cách>Mã số BHXH gửi 8079 để tra cứu tổng thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội;
Cú pháp BH<dấu cách>QT<dấu cách>Mã số BHXH<dấu cách>Từ năm<dấu cách>Đến năm gửi 8079 dùng để tra cứu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo năm.
Chúng ta có thể thấy cách tra cứu này có những hạn chế nhất định, đó chính là chỉ tra cứu được thông tin về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội mà không tra cứu được các thông tin chi tiết khác về bảo hiểm xã hội như các tra cứu bằng ứng dụng VssID hay tra cứu trên Trang thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, cách tra cứu này là cách tra cứu mất phí, người tra cứu phải trả một khoản phí thì mới có thể tra cứu được.
Cách 4: Tra cứu bảo hiểm xã hội thông qua sổ bảo hiểm xã hội
Các cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội đều có sổ bảo hiểm xã hội, các sổ này thể hiện nội dung tham gia bảo hiểm xã hội. Thông thường sổ bảo hiểm sẽ do người sử dụng lao động quản lý, khi người lao động nghỉ việc, thì người sử dụng lao động sẽ chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Hoạt động này được thực hiện trên quy định: “Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt
Khi có sổ bảo hiểm xã hội thì có thể dễ dàng tra cứu các thông tin về quá trình tham gia bảo hiểm xã hội.