Để học sinh có một tinh thần học tập lên cao, nhiều tích cực trong năm học mới, kỳ học mới, thì các trường học thường tổ chức để các học sinh viết cam kết học tập của chính mình. Vậy, Mẫu bản cam kết về học tập của học sinh và cách viết mới nhất bao gồm các nội dung nào?
Mục lục bài viết
1. Bản cam kết về học tập của học sinh là gì?
Quá trình dạy học của nhà trường là quá trình trong đó diễn ra hai hoạt động cơ bản là dạy và học; Người ta gọi đó là hai mặt của quá trình dạy học. Đó là quá trình hoạt động của cả thầy lẫn trò nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học đã đề ra. Đồng thời hai hoạt động này gắn bó và thống nhất với nhau, phản ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học và tạo ra chất lượng dạy học. Trong đó quá trình dạy học là quá trình bao hàm nhiều yếu tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, kết quả dạy học….
Nếu như giáo viên có trách nhiệm truyền đạt kiến thức thì học sinh có trách nhiệm tiếp thu kiến thức đó. Chỉ khi học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển thì hoạt động giáo dục mới đạt được mục đích của nó.
Bản cam kết về học tập của học sinh là văn bản do học sinh viết, thể hiện những cam kết của học sinh về học tập, rèn luyện đạo đức tại trường trong một năm học.
Bản cam kết về học tập của học sinh còn có thể có những nội dung cam kết của phụ huynh trong quá trình học tập của con em.
Bản cam kết về học tập của học sinh thường được viết vào đầu năm học hoặc đầu các kỳ học. Đây như một cách để học sinh đặt ra mục tiêu phấn đấu cho mình, từ đó lên giây cót cho việc học tập.
Bản cam kết về học tập của học sinh thể hiện tinh thần học tập, rèn luyện của học sinh đối với một năm học phía trước cũng như các mục tiêu khác nhau của học sinh. Khi đặt ra mục tiêu trong bản cam kết, học sinh sẽ có nhiều động lực phấn đấu trong học tập, rèn luyện hơn để trở thành con ngoan, trò giỏi. Khi học sinh viết cam kết và gửi lại giáo viên, thầy cô giáo để nhà trường lưu trữ, đồng thời dựa vào đó để theo dõi sự cố gắng của học sinh.
Đối với những bản cam kết có nội dung của các phụ huynh thì cũng nhằm thể hiện cả những cam kết về việc giáo dục, quản lý và phối hợp với nhà trường trong quá trình nuôi dưỡng học sinh.
2. Mẫu bản cam kết về học tập của học sinh:
Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp bản cam kết về học tập của học sinh, bản cam kết này có cả nội dung cam kết của các phụ huynh. Nội dung bản cam kết như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BẢN CAM KẾT HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Kính gửi:
– Ban giám hiệu trường ……… (1)
– Thầy cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo bộ môn
Tên em là: ……. (2)
Là học sinh lớp: …….. (3) năm học …… (4)
Để đạt được kết quả cao trong năm học này em xin hứa thực hiện tốt các điều sau:
1. Chăm chỉ, tự giác trong học tập, trung thực trong kiểm tra và thi cử.
2. Tích cực tham gia lao động công ích, giúp đỡ gia đình, sẵn sàng tham gia lao động khi nhà trường và xã hội yêu cầu.
3. Giữ gìn và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản chung của nhà trường.
4. Giữ vệ sinh cá nhân và vệ chung thật tốt, không uống rượu, hút thuốc lá, không mắc các tệ nạn xã hội, không hút thuốc lá, uống rượu, gây gổ đánh nhau trong nhà trường và ngoài xã hội.
5. Đoàn kết, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của tập thể lớp, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
6. Kính trọng, biết ơn cha, mẹ, thầy, cô giáo và yêu quý mọi người. Tuyệt đối không xúc phạm đến thầy, cô giáo và các cán bộ công tác trong nhà trường.
7. Tôn trọng kỷ luật của nhà trường, bảo vệ danh dự của nhà trường, tập thể lớp và của thầy cô giáo.
8. Chấp hành tốt luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông, không đi xe mô tô, xe gắn máy đến trường.
Em xin cam kết thực hiện tốt các điều trên, nếu vi phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường.
Phần cam kết của phụ huynh:
Tên tôi là: …… (5)
Thay mặt gia đình tôi xin cam kết với nhà trường:
1. Tạo điều kiện tốt nhất về thời gian và môi trường học tập cho con em mình.
2. Tích cực, chủ động phối, kết hợp với nhà trường và các tổ chức trong việc giáo dục và quản lý con em mình.
3. Tham gia đầy đủ các khoản đóng góp của nhà trường.
……, ngày…tháng….năm…. (6)
Phụ huynh học sinh
(Ký và ghi rõ họ tên)
Học sinh
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết bản cam kết:
(1) Ghi tên trường mà học sinh đang theo học;
(2) Ghi tên học sinh viết đơn;
(3) Ghi tên lớp mà học sinh viết đơn theo học;
(4) Ghi năm học;
(5) Ghi tên phụ huynh học sinh;
(6) Ghi địa danh, ngày tháng năm viết đơn
Lưu ý ở cuối bản cam kết, cả học sinh viết cam kết và phụ huynh đều ký vào bản cam kết, điều này thể hiện rằng chính học sinh và phụ huynh đã viết bản cam kết đó, cũng như phụ huynh có thể biết được nội dung con mình đã cam kết với nhà trường, để cùng phối hợp với con học tập và cùng nhà trường quản lý, giáo dục con.
4. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục:
Về cơ bản, nhà trường vẫn là chủ thể có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh, bởi lẽ nhà trường có chức năng thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo nhân lực do xã hội giao phó; nhà trường có nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục được chọn lọc và tổ chức chặt chẽ. Đồng thời, nhà trường có lực lượng lao động mang tính chất chuyên nghiệp, môi trường giáo dục trong nhà trường có tính chất sư phạm, có tác động tích cực trong quá trình giáo dục học sinh.
Tuy nhiên nếu nhà trường có sự liên hệ, phối hợp với các gia đình và lực lượng xã hội khác sẽ có những tác động đồng thời tạo ra hiệu quả cao đối với quá trình giáo dục học sinh. Bản chất của việc phối hợp đó là đạt được sự thống nhất về các yêu cầu giáo dục đúng đắn, đầy đủ và vững chắc, tạo được môi trường giáo dục thuận lợi trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội. Nhờ có môi trường giáo dục đó, học sinh buộc phải hành động theo đúng các yêu cầu và các chuẩn mực ứng xử.
Môi trường giáo dục bao gồm: những yêu cầu thống nhất của nhà trường, gia đình và xã hội đối với hành vi của học sinh, những tình huống được tạo ra trong cuộc sống để các hành vi tích cực có điều kiện thực hiện, những phương pháp và biện pháp giáo dục được sử dụng khéo léo, không mâu thuẫn nhau và không dẫn đến tính chất hai mặt trong ứng xử của học sinh.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh, việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có một ý nghĩa đặc biệt vì đó là những môi trường trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của học sinh phổ thông.
Trong sự phát triển của nguồn nhân lực cho đất nước Việt Nam đang đổi mới hiện nay yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài nhằm tạo ra những mẫu nhân cách phù hợp với xã hội mới. Đó là nguồn lao động có học vấn kiến thức đa ngành, vừa có kiến thức chuyên sâu và có năng lực sáng tạo, có sức khỏe đồng thời phải có những phẩm chất, kiến thức cần thiết như trình độ, năng lực, lòng nhân ái, sự đồng cảm với con người, sự quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, dân tộc hài hòa với lợi ích của cá nhân, gia đình. Để xây dựng được những con người có phẩm chất cơ bản đó cần sự hợp tác, sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ, hỗ trợ cho nhau giữa nhà trường- gia đình- xã hội.
Lập kế hoạch xây dựng cơ chế và hình thức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đây là nội dung rất quan trọng trong việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh. Để tạo ra sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, nhà trường cần phát huy vai trò trung tâm tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục cho gia đình và các tổ chức xã hội. Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức riêng biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng, đào tạo con người theo chuẩn mực xã hội chủ nghĩa. Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc giáo dục học sinh, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy các kiến thức khoa học, giáo dục của toàn thể giáo viên, cán bộ trong nhà trường, mặt khác phải huy động, phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức xã hội khác ở địa phương tham gia vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.