Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế? Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế?
Kiểm tra thuế, thanh tra thuế là hoạt động bắt buộc thực hiện trong tính chất quản lý nhà nước. Trong đó, các công việc được tiến hành bởi các công chức thuế và thanh tra thuế trong tính chất thực thi quyền lực nhà nước. Phản ánh đối với các kết quả trong vi phạm hay tính chất của thực hiện nghĩa vụ thuế. Do đó mà các nguyên tắc được xây dựng nhằm thực hiện có hiệu quả và đồng bộ. Bên cạnh cách thức tiến hành xử lý kết quả phản ánh. Nội dung của hai mục này đều được quy định trong pháp luật hiện hành với ý nghĩa quản lý thuế.
Để tìm hiểu các nội dung quy định và cách thức tiến hành hiệu quả.
Căn cứ pháp lý: Luật Quản lý thuế năm 2019.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế:
Công việc này được thực hiện trong hoạt động quản lý nhà nước. Với các chủ thể thực hiện thay mặt nhà nước trong phạm vi quyền lực được trao. Để đảm bảo tính chất nghiệp vụ được áp dụng hiệu quả và đồng bộ, các quy tắc được xây dựng nhằm áp dụng trên thực tế. Trong đó, đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động thực hiện, cũng như tính chất tuân thủ pháp luật. Nguyên tắc được quy định tại Điều 107 Luật Quản lý thuế năm 2019.
Điều 107. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
“1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
2. Tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và mẫu biểu thanh tra, kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.
4. Khi kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra.
5. Việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.”.
Nguyên tắc được phản ánh trong cách thức thực hiện để tìm kiếm hiệu quả. Trong đó, phải đảm bảo các quyền lợi hay nghĩa vụ của người nộp thuế được phản ánh. Bên cạnh thẩm quyền của cơ quan quản lý phải được đảm bảo phản ánh hiệu quả. Trong đó, các khoản triển khai từng nguyên tắc dưới dạng liệt kê. Trong đó:
– Nguyên tắc thứ nhất:
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Quản lý thuế phải nhằm tìm kiếm các hiệu quả. Đặc biệt phản ánh tầm quan trọng trong thực hiện tốt các nghĩa vụ của người nộp thuế. Khi đó, các khoản thu ngân sách nhà nước mới được đảm bảo cho ý nghĩa tốt nhất.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế. Các công nghệ này mang đến tính chính xác cho công tác phân tích hay đánh giá. Các nghĩa vụ có được đảm bảo hay không phản ánh với kết quả của xem xét và đối chiếu tài liệu của hoạt động kinh doanh. Và công nghệ phục vụ cho công việc này nhanh chóng, hiệu quả cao. Tiết kiệm thời gian, chi phí hay nguồn nhân lực.
– Nguyên tắc thứ hai:
Tuân thủ quy định pháp luật trong nghiệp vụ. Quyền hạn được thực hiện với tính chất thực thi pháp luật. Họ làm việc đảm bảo các tính chất hiệu quả quản lý nhà nước. Bản thân họ không được lạm quyền hay thực hiện các quyết định không thuộc quyền hạn ở tính chất kiểm tra, thanh tra. Từ những trình tự, thủ tục tiến hành đến quá trình xem xét hay đánh giá hồ sơ, tài liệu. Tất cả thuộc về nghiệp vụ và đảm bảo hiệu quả của công tác tiến hành. Dưới sự chỉ đạo của cấp trên và tuân theo quy định.
– Nguyên tắc thứ ba:
Không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế. Các công tác kiểm tra chỉ tiến hành với khoảng thời gian cụ thể. Trong tính chất kiểm tra trụ sở của họ, phải đảm bảo các phối hợp hiệu quả. Các hoạt động trong trụ sở phải được đảm bảo duy trì ổn định, hiệu quả và không gặp gián đoạn. Công chức thuế không có quyền cản trở các hoạt động bình thường của họ trong quá trình kiểm tra, thanh tra thông thường.
– Nguyên tắc thứ tư:
Ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra. Các nhu cầu trong tiến hành thực tế hoạt động kiểm tra, thanh tra phải đảm bảo được
– Nguyên tắc thứ năm:
Phản ánh kết quả tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Đây là kết quả cần phản ánh sau khi quá trình kiểm tra, thanh tra kết thúc. Với kiểm tra, có thể phản ánh với biên bản ghi lại điểm tích cực, các tồn tại và vi phạm đánh giá được. Từ đó đưa ra các xử lý hoặc trình cấp trên đưa ra biện pháp xử lý. Trong khi thanh tra mang đến ý nghĩa xác minh và kết luận cao hơn.
Xử lý các vi phạm trong thực hiện nghĩa vụ thuế (nếu có). Với thẩm quyền của các chủ thể tiến hành có thể xử lý các vi phạm trong thẩm quyền. Hoặc với mục đích của xử lý các vi phạm nghĩa vụ thuế, trình cấp trên đưa ra hướng giải quyết.
Ngoài ra, các nguyên tắc mang đến đảm bảo hiệu quả của công tác còn phản ánh dưới nhiều tính chất thực hiện nhiệm vụ. Đây là những nguyên tắc chính mang đến ý nghĩa cho công tác kiểm tra, thanh tra.
2. Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế:
Công tác tiến hành kiểm tra hay thanh tra mang đến kết quả phản ánh. Và kết quả này có thể được tồn tại với những tồn tại hay vi phạm khác nhau. Tính chất xử lý kết quả này hướng đến hiệu quả trong thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước hiệu quả. Trốn tránh nghĩa vụ hay những vi phạm có thể được hình thành. Do đó, phải quan tâm đến tính chất phản ánh trong xử lý kết quả kiểm tra. Công việc này cần tuân thủ theo quy định tại Điều 108 luật Quản lý thuế năm 2019.
Điều 108. Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế
“1. Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, thu hồi số tiền thuế đã hoàn không đúng quy định của pháp luật về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra
2. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật; cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.”.
Phân tích xử lý kết quả:
Kết quả của công tác kiểm tra hay thanh tra phải được xử lý. Có thể mang đến các quyết định trong xử lý vi phạm. Tất cả nhằm mang đến ý nghĩa hiệu quả cho các nghĩa vụ thuế thực hiện. Với kết quả phản ánh cho tính chất vi phạm của người nộp thuế, cần thiết tiến hành các công tác xử lý vi phạm. Từ đó đảm bảo cho tính chất nguồn thu hiệu quả của ngân sách nhà nước.
Các khoản hoàn thuế không phản ánh đúng giá trị, phản ánh nguồn thu ngân sách không được đảm bảo. Cần thu hồi lại số tiền hoàn để đảm bảo giá trị của nghĩa vụ được phản ánh đúng. Các vi phạm cần được xử phạt để đảm bảo cho tính quản lý và quyền lực nhà nước. Công việc này được đảm bảo thực hiện bởi các cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 108.
Tính chất của những nghĩa vụ chưa được đảm bảo thực hiện hiệu quả, là dấu hiệu của trốn thuế. Hành vi này không đơn giản là những vi phạm hành chính mà là dấu hiệu của tội phạm. Khi thực hiện các hoạt động trong nền kinh tế với các giá trị được nhà nước tạo ra và xây dựng. Các quyền và lợi ích của chủ thể nộp thuế được nhà nước cung cấp. Do đó mà nghĩa vụ phải được đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ, người nộp thuế phải chịu các chế tài xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 108.
Tính chất quản lý nhà nước được thực hiện. Khi cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ đến các cơ quan điều tra để làm sáng tỏ tính chất của vi phạm. Từ đó mà đảm bảo các trình tự, thủ tục trong xử lý vi phạm. Với các chế tài và công tác phối hợp với cơ quan nhà nước khác được phản ánh. Đảm bảo cho những hoạt động trái pháp luật phải được xử phạt. Vừa đảm bảo hiệu quả cho tính quyền lực của nhà nước. Vừa giáo dục và cưỡng chế công dân tuân thủ quyền và nghĩa vụ của mình.
Kết luận.
Như vậy, các tính chất trong hoạt động của kiểm tra, thanh tra phải đảm bảo tuân thủ pháp luật. Khi đó, người tiến hành đại diện, thay mặt nhà nước trong công tác quản lý. Mang đến quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế được phản ánh hiệu quả khi tham gia vào thị trường.
Trên đây là nội dung phân tích của