Điều kiện kinh doanh được xem như là một công cụ quản lý kinh tế, xã hội của nhà nước bởi vì trong thể chế kinh tế thị trường, lợi nhuận là cái đích cuối cùng mà các doanh nghiệp mong muốn đạt được. Nhà nước sử dụng điều kiện kinh doanh để dung hòa lợi ích quốc gia và lợi ích của các doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện kinh doanh là gì?
– Điều kiện, có rất nhiều khái niệm khác nhau như điều kiện là cái cần phải có để cho một cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra; điều kiện được nêu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một việc nào đó, đặt điều kiện, ra điều kiện; điều kiện những gì có thể tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc sự xảy ra của một cái gì đó, hoàn cảnh… ; có khái niệm cho rằng điều kiện là cái cần phải có, cái nêu ra như một đòi hỏi; điều kiện là hoàn cảnh, tình hình; điều kiện là sự đặt định về việc có sự cam kết giữa hai người…
– Khái niệm về kinh doanh, có khái niệm cho rằng kinh doanh là gây dựng, mở mang thêm, tổ chức việc sản xuất mua bán sao cho sinh lợi… ; và cũng có khái niệm cho rằng kinh doanh là trù tính kế hoạch mua bán mở mang sự nghiệp; trù hoạch để làm việc, cuộc kinh doanh, nhà kinh doanh; kinh doanh là sắp đặt, bày kế hoạch, tổ chức việc buôn bán để thu lời lãi…; Theo pháp luật, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi …; Như vậy, điều kiện kinh doanh là những yêu cầu, đòi hỏi được đặt ra mà doanh nghiệp phải đáp ứng trước khi thực hiện việc buôn bán để thu lời lãi…
Theo tinh thần quy định của
Điều kiện kinh doanh là những cái cần phải có trước, những đòi hỏi trước khi thực hiện một việc nào đó nhằm đáp ứng những yêu cầu của nhà nước trước khi thực hiện việc tổ chức buôn bán hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường để thu lời lãi… Như vậy, những cái cần phải có trước khi kinh doanh là những yêu cầu do nhà nước đưa ra vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng và các chủ thể tham gia kinh doanh phải đảm bảo trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.
Việc nhà nước kiểm soát các doanh nghiệp bằng cách buộc doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện kinh doanh cần thiết thông qua quá trình xin cấp một số giấy tờ ngoài giấy phép kinh doanh như giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm… nhằm mục đích quản lý nhà nước được chặt chẽ hơn đối với một số ngành nghề nhất định để đảm bảo an toàn cho xã hội trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp… Tất cả các nước trên thế giới, đều có những quy định về điều kiện kinh doanh cho các ngành nghề khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh điều kiện kinh tế, trình độ quản lý cũng như hoàn cảnh xã hội của của từng nước mà các nhà quản lý sẽ đưa ra những điều kiện kinh doanh phù hợp với từng ngành nghề cụ thể, nhằm mục đích quản lý nền kinh tế sao cho thật hiệu quả và an toàn.
Điều kiện kinh doanh trong Tiếng anh là “business conditions“.
2. Quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Khái niệm về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hay đầy đủ hơn là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được ghi nhận tại khoản 1, Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020, cụ thể: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.“
Liên quan đến quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nội dung về nó tập trung ở các khía cạnh sau:
– Thứ nhất, danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Phụ lục IV của Luật Đầu tư liệt kê 227 ngành, nghề, trong đó có thể nêu ví dụ một số ngành nghề như Sản xuất con dấu; Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa); Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ; Kinh doanh dịch vụ cầm đồ; Kinh doanh dịch vụ xoa bóp;…
– Thứ hai, nguyên tắc quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh: (i) phải được quy định phù hợp với lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; (ii) phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
– Thứ ba, nội dung quy định điều kiện đầu tư kinh doanh phải đảm bảo: (Khoản 5 Điều 7 Luật Đầu tư): Ở phần này, tác giả sẽ lấy ví dụ về điều kiện sản xuất con dấu theo
+ Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh.
Ví dụ: Sản xuất con dấu, gồm: Sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
+ Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh:
Ví dụ: Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
+ Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh:
Ví dụ: Phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 7, Điều 13
+ Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có):
+ Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
3. Hình thức biểu hiện về điều kiện kinh doanh:
+ Giấy phép;
+ Giấy chứng nhận;
+ Chứng chỉ;
+ Văn bản xác nhận, chấp thuận;
+ Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Điều kiện kinh doanh là một trong những vấn đề pháp lý quan trọng mà hầu hết pháp luật các quốc gia trên thế giới đều quy định. Nội dung điều kiện kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Khi nhắc đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện, không thể không nhắc đến vấn đề quản lý nhà nước đối với các ngành nghề này:
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN. Quản lý nhà nước thực hiện các vai trò về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển liên quan đến đối tượng quản lý trực tiếp, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đối tượng quản lý trực tiếp, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến đối tượng quản lý trực tiếp, và quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển đối tượng quản lý trực tiếp. Quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự giúp quản lý tình hình hoạt động của các cơ sở này, hạn chế tối đa những tiềm ẩn rủi ro về tệ nạn xã hội nói riêng và những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội nói chung từ các cơ sở kinh doanh có điều kiện về trật tự xã hội.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Đầu tư năm 2020.