Mức phạt kê khai sai, làm sai tờ khai thuế ảnh hưởng tiền thuế là gì? Mức phạt đối với hành vi kê khai sai, làm sai tờ khai thuế ảnh hưởng đến tiền thuế?
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra khái niệm riêng phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình về thuế. Tuy vậy, thuế bao giờ cũng mang những đặc tính nhất định. Việc xác định đặc tính của thuế giúp cho chúng ta nhận diện thuế trong các hình thức thu nhập tài chính. Trên phương diện điều chỉnh pháp luật, việc nghiên cứu đặc tính của thuế một mặt giúp nhà làm luật lựa chọn sự điều chỉnh pháp luật một cách phù hợp đối với thuế; mặt khác, giúp cho các đối tượng có liên quan thực hiện đầy đủ chức trách và nhiệm vụ của mình. Thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng, chính vì thế mà có rất nhiều những trường hợp kê khai sai, làm sau tờ khai thuế ảnh hưởng đến tiền thuế.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Mức phạt kê khai sai, làm sai tờ khai thuế ảnh hưởng tiền thuế là gì?
– Mức phạt kê khai sai, làm sai tờ khai thuế ảnh hưởng tiền thuế là việc chủ thể nộp thuế có những hành vi như: kê khai sai hoặc làm sai tờ khai thuế khi khai thuế dẫn đến tình trạng là sai lệch, nhằm mục đích trốn thuế, ảnh hưởng đến tiền thuế. Đây là một trong những hành vi gian lận trong quá trình thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Có rất nhiều những thủ đoạn, hành vi gian lận trong đó phổ biến là kê khai sai và làm sai tờ khai thuế. Điều này ảnh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đó chính là ảnh hưởng đến tiền thuế mà các chủ thể phải nộp.
– Về bản chất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Tính bắt buộc thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Đối với các cơ quan thu thuế, khi thay mặt nhà nước thực hiện các hành vi nhất định cũng không được phép lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, có sự phân biệt đối xử đối với người nộp thuế.
– Đặc tính bắt buộc của thuế là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt thuế với các khoản thu trên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước. Điều này có ý nghĩa pháp lý quan trọng khi ban hành pháp luật về thuế và chi phối phương pháp thực hiện thu thuế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Tính bắt buộc của thuế có mối quan hệ mật thiết với tính không hoàn trả. Do thuế không có tính hoàn trả, về lý thuyết, khó tìm thấy sự tự nguyện khi nộp thuế – hành vi chuyển giao một khối lượng tài sản cho nhà nước và chắc chắn sẽ không nhận lại được chúng trong tương lai. Vì vậy, để thực hiện thu thuế ổn định, phải sử dụng biện pháp bắt buộc như là một thuộc tính cơ bản của thuế.
– Thuế gắn với yếu tố quyền lực. Tính quyền lực của thuế được xuất phát bởi lý do xuất hiện các khoản thu về thuế của nhà nước. Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Các nhà kinh tế, chính trị đều thống nhất cho rằng thuế là biện pháp chủ yếu của nhà nước để nhà nước điều tiết hoặc can thiệp vào nền kinh tế.
– Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Các yếu tố như đối tượng nộp thuế, thuế suất… được quy định trước và mang tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước.
– Để gắn được yếu tố quyền lực nhà nước cho thuế, các quốc gia, không phân biệt mức độ phát triển, đều có xu hướng ghi nhận thuế ở văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất – các luật thuế. Điều đó cũng gián tiếp đảm bảo tính ổn định trong việc xác định nguồn thu nhập tài chính của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế.
– Thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp. Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước. Bất kì “ai”, khi đủ điều kiện đều phải hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, không phân biệt họ đã nhận được những lợi ích công cộng nào. Điều này cho phép phân biệt thuế với các khoản thu nộp do đối tượng nộp chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình đã nhận được một lợi ích nhất định từ phía nhà nước. Đó là các khoản thu từ phí, lệ phí.
– Thuế xuất hiện do nhu cầu chi tiêu của nhà nước, của các chủ thể quản lý xã hội. Kết quả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế chủ yếu là các sản phẩm công (những lợi ích không thể xác định chính xác được theo giá trị vật chất). Điều đó lí giải vì sao thuế phải là các khoản thu không có tính hoàn trả.
– Tuy vậy, kết quả những sản phẩm do nhà nước sử dụng các khoản thu từ thuế lại được thụ hưởng bởi chính những đối tượng nộp thuế, đó là sự yên bình xã hội, sự phát triển và thịnh vượng, chế độ phúc lợi công cộng… Nói khác đi, người nộp thuế được hoàn trả một cách gián tiếp những khoản tiền nộp cho nhà nước.
– Bên cạnh việc chỉ ra các đặc điểm của thuế, cũng cần phân biệt thuế với phí, lệ phí. Mặc dù thuế, phí, lệ phí đều là các khoản thu mang tính bắt buộc, hình thành nguồn thu cho quỹ ngân sách nhà nước nhưng giữa chúng có một số điểm khác biệt.
– Về cơ sở pháp lý để thực hiện các khoản thu từ thuế, lệ phí, phí. Nếu các khoản thu từ thuế được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao (luật, pháp lệnh) thì lệ phí, phí được thực hiện dựa theo các văn bản dưới luật.
– Về vị trí của các khoản thu từ thuế, lệ phí, phí trong tổng các khoản thu ngân sách nhà nước. Thuế luôn là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, lệ phí, phí cũng là nguồn thu ngân sách nhưng không có vị trí quan trọng như thuế.
– Thuế không mang tính đối giá, hoàn trả trực tiếp nhưng đối với lệ phí, phí lại mang tính hoàn trả trực tiếp rõ ràng.
– Phạm vi áp dụng của thuế không có giới hạn, khác biệt giữa các địa phương, vùng lãnh thổ nhưng đối với các khoản thu từ lệ phí, phí có thể mang tính địa phương, địa bàn.
– Mức phạt kê khai, làm sai tờ khai thuế ảnh hưởng tiền thuế tên tiếng Anh là : ” Penalties for declaring and making false tax returns affect tax money“
2. Mức phạt đối với hành vi kê khai, làm sai tờ khai thuế ảnh hưởng đến tiền thuế:
– Theo quy định của pháp luật, tại Điều 12 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định về mức xử phạt đối với hành vi kê khai sai, kê khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế không dẫn đến việc thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền được miễn, giảm, hoàn thuế thì sẽ bị xử phạt theo các mức sau đây:
+ Mức 2: đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế thì bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng
+ Mức 3: Đối với những hành vi như: Khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế và những hành vi được quy định khác thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
+ Bên cạnh phạt tiền thì các chủ thể vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như: (1) Buộc khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế đối với hành vi quy định của pháp luật, (2) buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi được quy định theo quy định của pháp luật.
– Đối với những hành vi khai sai và dẫn đến việc thiếu số tiền hoặc tăng số tiền thuế phải nộp được miễn, giảm, hoàn thuế thì bị xử phạt theo những mức sau đây: Hành vi khai sai căn cứ tính thuế, số tiền thuế được khấu trừ hoặc hành vi cố tình khai sai trường hợp được miễn, giảm hoàn thuế dẫn đến việc thiếu hoặc tăng số tiền, hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp theo quy định của pháp luật thì bị phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định.
– Bên cạnh đó còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như:
+ Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi quy định theo quy định của pháp luật.
+ Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi pháp luật quy định.