Quyền của người nộp thuế khi bị kiểm tra thuế tại trụ sở? Nghĩa vụ của người nộp thuế khi bị kiểm tra thuế tại trụ sở?
Kiểm tra thuế là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan quản lý thuế. Với các hoạt động có thể được diễn ra trong tính chất quản lý và kiểm soát trở thành một công việc thường xuyên. Hoặc cũng có thể diễn ra trong tính chất kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Khi đó, các quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế có thể không được đảm bảo. Pháp luật đặt ra các quy định nhằm mang đến ý nghĩa hiệu quả cho quá trình được thực hiện. Đồng thời phản ánh tính quản lý, hiệu quả, đồng bộ khi các quá trình kiểm tra được tiến hành.
Căn cứ pháp lý: Luật Quản lý thuế năm 2019.
Luật sư
Quyền và nghĩa vụ này phát sinh trong trường hợp cụ thể. Đó là khi cơ quan quản lý thuế tiến hành các hoạt động kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Khi đó, pháp luật cho phép họ được thực hiện các quyền lợi của mình. Bên cạnh các nghĩa vụ phải đảm bảo trong phối hợp với cơ quan thuế để có được buổi làm việc hiệu quả. Nội dung này được quy định tại Điều 111 Luật Quản lý thuế năm 2019: “Điều 111. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.”.
Mục lục bài viết
1. Quyền của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở:
Các quyền này được liệt kê cụ thể trong khoản 1 của Điều 111. Theo đó, họ có các quyền sau đây:
Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế:
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện công việc liên quan trong phạm vi quyền hạn của mình. Đặc biệt là phải quan tâm đến các quyết định trong tổ chức kiểm tra. Khi đó, người được chỉ định mới đảm bảo trở thành cán bộ kiểm tra theo quy định và tiêu chuẩn. Đây cũng là yêu cầu đầu tiên khi thực hiện đối với trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra thuế ở khoản 4 Điều 110 Luật Quản lý thuế năm 2019. Với bước đầu tiên phải công bố quyết định kiểm tra.
Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, đảm bảo các mục đích trong kiểm tra và quản lý nhà nước. Người nộp thuế lúc đó mới có những nghĩa vụ chấp hành tương ứng. Đồng nghĩa với việc, không có quyết định kiểm tra không đảm bảo đây là hoạt động được tiến hành của cơ quan có thẩm quyền. Người nộp thuế có quyền từ chối yêu cầu kiểm tra này. Họ cũng có thể nhận được
Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
Các tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế thuộc vào tài liệu riêng của người nộp thuế. Họ có quyền giữ những thông tin đó, không cung cấp mà không vi phạm nghĩa vụ nào. Bao gồm các cả những thông tin thuộc bí mật nhà nước. Trong công việc kiểm tra thuế, cơ quan quản lý chỉ có thẩm quyền đối với xác minh các nghĩa vụ có đảm bảo hay không của người nộp thuế. Thông qua kiểm tra, đối chiếu và đánh giá các giấy tờ, tài liệu liên quan mà người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp.
Với những thông tin nội bộ của doanh nghiệp, nó hoàn toàn được đảm bảo không phải cung cấp. Người nộp thuế có quyền từ chối các yêu cầu kiểm tra đối với những tài liệu đó. Cùng những tài liệu bí mật quốc gia nếu không thuộc trường hợp pháp luật yêu cầu. Nó đảm bảo cho nhu cầu, tính chất hoạt động hiệu quả và ổn định của doanh nghiệp. Cũng như giúp họ giữ những thông tin không thuộc phạm vi cung cấp cho chính họ.
Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế:
Biên bản được tiến hành lập bởi cơ quan kiểm tra thuế. Đây là kết quả được phản ánh sau quá trình tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Biên bản được lập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn điều tra. Trong đó, phản ánh những kết luận, đánh giá và trình bày đối với quá trình kiểm tra thuế. Đưa ra phản ánh đối với tính chất hiệu quả trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế có đảm bảo hay không. Đồng thời chỉ ra các mặt tích cực đã đạt được bên cạnh các lỗi vi phạm.
Tình hình thực tế được phản ánh phải đảm bảo trong nội dung của biên bản. Do đó phải có sự thể hiện ý chí đồng ý của người nộp thuế trong tính khách quan được thể hiện. Họ có quyền được kiểm tra lại cũng như thắc mắc đối với những nội dung chưa hiểu. Đảm bảo những phản ánh phù hợp với thực tế kiểm tra. Vừa giúp tổ chức xác định và khắc phục những tồn tại. Bên cạnh đảm bảo nghĩa vụ thuế được thực hiện tốt hơn trong tương lai.
Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế:
Với các giải thích không thuyết phục, và không đồng tình với kết quả phản ánh với nội dung biên bản. Người nộp thuế có quyền bảo lưu ý kiến của mình để thể hiện quan điểm. Trong đó, có thể đưa ra những đồng tình đối với một số phản ánh trong biên bản. Nhằm phục vụ cho nhu cầu tiếp thu, sửa đổi hay phát huy trong các thời điểm tới. Bên cạnh sửa đổi và cải thiện hiệu quả để phản ánh chất lượng hoạt động, thực hiện nghĩa vụ. Tránh việc bị kiểm tra nhiều lần về sau.
Tuy nhiên, với các kết luận không đồng tình nhưng không nhận được phản hồi thuyết phục của cơ quan thuế. Họ thấy rằng các phản ánh đó là thiết khách quan và đánh giá chưa đúng. Thì việc ý kiến bảo lưu trong biên bản giúp người nộp thuế thể hiện quan điểm của mình. Làm căn cứ trong trường hợp cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử phạt không đúng sau kiểm tra.
Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật:
Được thực hiện khi thấy các quyền và lợi ích không được đảm bảo thực hiện. Các hoạt động do cơ quan thuế tiến hành, hay quyết định xử phạt không đồng tình. Việc khiếu nại hay khởi kiện giúp cơ quan thứ ba đưa ra điều tra và kết luận khách quan nhất. Các thiệt hại (nếu có) được yêu cầu bồi thường. Điều này đảm bảo cho các hoạt động kiểm tra phải đảm bảo tiến hành trong phạm vi quyền hạn. Đồng thời mang đến những hiệu quả phản ánh chân thực trong hoạt động của trụ sở của người nộp thuế. Giúp nhà nước ổn định nhu cầu quản lý, cũng như trở thành cơ quan quyền lực của dân.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế:
Với các hành vi vi phạm pháp luật, như không thực hiện đúng thẩm quyền. Có những vi phạm trong lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người có thẩm quyền. Tính chất lạm quyền,… đều không đảm bảo với tính chất của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước. Người nộp thuế để bảo vệ quyền lợi, và cũng là quyền của họ trong tham gia quản lý nhà nước.
2. Nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở:
2. Người nộp thuế có các nghĩa vụ sau đây:
Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế:
Quyết định hay thông báo được nhận thể hiện công việc được nhà nước đảm bảo thực hiện trong hoạt động quản lý. Do đó, trách nhiệm hợp tác, trong phạm vi kiểm tra được tiến hành. Những hành động khác có thể bị xem là những vi phạm khi không chấp hành và tuân thủ quy định. Đồng thời, chấp hành, hợp tác mang đến tính chuyên nghiệp, phản ánh nghĩa vụ của người nộp thuế trong trách nhiệm của họ. Tạo thuận lợi, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra.
Cung cấp tài liệu liên quan, chịu trách nhiệm với những tài liệu cung cấp đó.
Các tài liệu cung cấp trở thành đối tượng kiểm tra, phản ánh tính chân thực trong nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Do đó, phải đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác. Với phạm vi tài liệu thuộc vào nội dung kiểm tra của cơ quan quản lý thuế, phản ánh chân thực và toàn diện trong hoạt động kiểm tra. Do đó mà các kết quả có thể được phản ánh không chính xác nếu các tài liệu được cung cấp không chân thực.
Người nộp thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp. Đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Cũng như trách nhiệm của tổ chức đó trong các nghĩa vụ thuế với nhà nước.
Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra:
Với nội dung biên bản được phản ánh khách quan và đảm bảo hiệu quả. Người nộp thuế được đọc và phản ánh ý kiến đồng tình. Thông qua việc ký biên bản nhằm xác nhận sự đồng thuận đối với kết quả phản ánh thông qua quá trình điều tra. Từ đó đảm bảo tính chất làm việc và phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế bị kiểm tra thuế tại trụ sở.
Chấp hành kiến nghị tại biên bản kiểm tra thuế, kết luận, quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế:
Các kiến nghị có thể phản ánh trong nghĩa vụ chưa được đảm bảo thực hiện hiệu quả. Họ có các quyền trong kiếu nại, khởi kiện trong trường hợp không đồng tình với kết quả. Nhưng phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh trong những trường hợp còn lại. Khi kết quả kiểm tra thuế đã đúng với quy định của pháp luật, đúng thực tế khách quan. Từ đó thực hiện các thay đổi, đảm bảo các nghĩa vụ tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Phản ánh tính chất quyền lực của nhà nước trong các hoạt động quản lý được tiến hành.