Điều kiện cần có để hoạt động nhượng quyền thương mại? Thủ tục đăng kí nhượng quyền thương mại? Thuận lợi và thử thách của mô hình nhượng quyền?
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta thì hoạt động nhượng quyền thương mai là hoạt động được rất nhiều thương nhân lựa chọn làm phương thức kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Nhương quyền thương mại có rất nhiều ưu thế và khi tiến hành nhượng quyền thương mại cần tuân thử đúng các điều kiên mà pháp luật đề ra.. vậy bạn đã biết những điều kiện cần có để hoạt động nhượng quyền thương mại gồm những gì hay chưa? Bài viết dưới đây do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung này. Hi vọng các thôn tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Điều kiện cần có để hoạt động nhượng quyền thương mại:
Căn cứ Mục 1
Đối với bên nhượng quyền:
Theo quy định cũ, thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.
Tuy nhiên theo quy định mới nhất hiện nay đã bãi bỏ điều kiện thứ 2 và thứ 3, bên nhượng quyền chỉ cần thỏa mãn 01 điều kiện để được phép cấp quyền thương mại đó là: hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, đối với nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài Không phải đăng ký nhượng quyền nhưng phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Đối với bên nhận quyền:
Theo quy định trước đây, điều kiện để bên nhận quyền được phép nhận quyền thương mại là có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Tuy nhiên, quy định này đã được bãi bỏ, do đó hiện nay, bên nhận quyền không chịu ràng buộc gì về điều kiện khi nhận quyền thương mại.
2. Thủ tục đăng kí nhượng quyền thương mại:
2.1. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại.
Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam.
Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
Lưu ý:
– Các giấy tờ được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước.
– Trường hợp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.2. Cơ quan đăng ký tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:
Cơ quan đăng kí sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại phải ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận hồ sơ được lập thành 03 liên, 01 liên giao cho thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và 02 liên lưu tại cơ quan đăng ký.
Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản cho thương nhân nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Thời hạn xử lý hồ sơ được tính từ thời điểm thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bổ sung hồ sơ đầy đủ.
Thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có quyền đề nghị cơ quan đăng ký giải thích rõ những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm trả lời đề nghị đó của thương nhân.
2.3. Thẩm quyền và thời gian đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:
– Thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại: Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công thương: Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam
– Thời gian thực hiện: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
– Thời điểm thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại: Trước khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại.
– Kết quả thực hiện: Văn bản chấp thuận (hoặc văn bản từ chối) đăng ký nhượng quyền thương mại
3. Thuận lợi và thử thách của mô hình nhượng quyền:
– Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
+ Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
+ Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh
– Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại là việc thương nhân nước ngoài có hoạt động nhượng quyền thực hiện việc đăng ký với Bộ Công thương để xác lập hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
–
3.1. Thuận lợi:
3.2. Thử thách:
Như vậy theo như bài đọc chúng ta thấy được điểm chính của điều kiện cần có để hoạt động nhượng quyền thương mại là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược kinh doanh trên thị trường. Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Điều kiện cần có để hoạt động nhượng quyền thương mại mà công ty Luật Dương Gia chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn đọc hiểu hơn về Điều kiện cần có để hoạt động nhượng quyền thương mại. Công Ty Luật Dương Gia chúng tôi cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Luật Dương gia nhé.