So sánh giữa Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế? Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế giống nhau và khác nhau như thế nào?
Tập quán Quốc tế hay Điều ước Quốc tế đều mang đến những thống nhất ý chí của chủ thể quốc tế. Trong đó, mang đến ràng buộc nhất định trong quan hệ pháp luật. Và xây dựng khung pháp luật quốc gia. Với nội dung trong so sánh, các điểm giống và khác nhau được trình bày trong bài viết dưới đây. Mang đến ý nghĩa khác nhau cho sự ra đời của các tên gọi này.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Giống nhau:
– Cả Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế đều là kết quả trong thống nhất ý chí của các chủ thể. Trong đó, các bên tự do tham gia vào thỏa thuận và đưa ra quan điểm. Các lựa chọn phù hợp được ghi nhận lại và hình thành thỏa thuận chung. Do đó trở thành nguồn chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế. Cũng như trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong giải quyết và hướng dẫn các hoạt động ó tính chất quốc tế. Đặc biệt mang đến hiệu quả trong điều chỉnh quá trình tham gia hợp tác quốc tế của các bên liên quan.
– Tất cả các mục đích trên đều hướng đến những thỏa thuận chung, từ đó xây dựng quyền, nghĩa vụ cho các chủ thể. Từ đó đảm bảo cho lợi ích của các bên xây dựng khi tìm kiếm các hợp tác hay lợi ích từ hợp tác quốc tế. Đặc biệt nhấn mạnh các lợi ích hợp pháp, các quyền lợi pháp lý. Thông qua các ràng buộc nhất định, cũng như cưỡng chế cần thiết.
– Các chủ thể luật Quốc tế đều mong muốn nhấn mạnh lợi ích khi tham gia. Cũng như hướng mối quan hệ quốc tế theo đúng tiến trình tìm kiếm lợi ích của họ. Do đó, đây là những công cụ hiệu quả để điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh. Từ đó, duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể. Đảm bảo hiệu quả và ý nghĩa cho các hoạt động hợp tác quốc tế. Hướng đến xu hướng phát triển cũng như hòa nhập thị trường.
– Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm LQT. Mỗi quy phạm lại là thỏa thuận đã được thông qua và có hiệu lực thi hành. Giúp xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển. Mang đến các lợi thế cho hợp tác, giúp kinh tế thế giới có nhiều thành tựu.
2. Khác nhau:
2.1. Khái niệm:
Tập quán quốc tế:
Là quá trình chuyển hóa từ luật bất thành văn luật thành văn. Với các tập quán được thường xuyên áp dụng trở thành thói quen. Tính chất áp dụng đảm bảo cho quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể được thực hiện tốt. Do đó được nâng lên thành luật thành văn.
Các tập quán hình thành trước trong đời sống của con người để giải quyết các hoạt động. Do đó, tập quán quốc tế ra đời sớm hơn so với Điều ước quốc tế. Với các hình thành ban đầu trong giải quyết và áp dụng của một số quốc gia. Qua thời gian, trở thành những thói quen được áp dụng của nhiều quốc gia hơn. Cũng như được các quốc gia đó thừa nhận như những quy phạm pháp lý. Vậy, tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là những quy tắc có tính chất pháp lý bắt buộc.
Điều ước quốc tế:
Khoản 1 Điều 2 Công ước Viên về luật điều ước quốc tế.
Các điều ước được hình thành thông qua các thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản. Trong đó đảm bảo các quốc gia và chủ thể luật quốc tế tham gia đồng tình với nội dung được thỏa thuận. Được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trang một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau. Cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó.
2.2. Quá trình hình thành:
Tập quán quốc tế:
Xét về tốc độ hình thành, tập quán quốc tế hình thành lâu hơn. Khi các quốc gia phải có sự thừa nhận và áp dụng rộng rãi qua thời gian. Đương nhiên phải trải qua quá trình áp dụng lâu dài với những sự kiện liên tiếp tương tự. Sau đó, các nội dung được thừa nhận bởi các chủ thể LQT mà không thông qua hành vi ký kết. Có thể thấy tính chất phản ánh trong sự hình thành đảm bảo tính lâu dài. Cùng với khoảng thời gian khó xác định, thậm chí lên đến hàng trăm năm.
Chủ yếu hình thành theo các con đường sau:
– Từ thực tiễn thực hiện các nghị quyết có tính chất khuyến nghị của các tổ chức quốc tế.
– Từ thực tiễn thực hiện các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế.
– Hình thành từ điều ước quốc tế.
– Hình thành từ một tiền lệ duy nhất.
Tất cả đều hướng đến tính chất cho áp dụng tương tự. Khi mà các nội dung liên quan không được quy định trong Điều ước quốc tế. Phải có thời gian để các nội dung này được đánh giá là phù hợp với các chủ thể quốc tế nhất định. Các áp dụng càng trở lên phổ biến càng nhanh chóng trở thành tập quán quốc tế.
Điều ước quốc tế:
Các chủ thể LQT thấy được tính chất cần thiết quy định trong nội dung nhất định. Do đó, sự kiện bàn bạc, thỏa thuận và thống nhất ý kiến diễn ra. Sau đó, kết quả là các bên thể hiện sự ký kết hay tham gia của các chủ thể theo đúng trình tự, thủ tục. Như vậy, đảm bảo cho các chủ thể liên quan chịu ràng buộc từ các quy phạm. Có thể thấy, thời gian hình thành điều ước nhanh hơn, theo sát được sự vân động của các quan hệ quốc tế. Hình thành các văn bản pháp lý quốc tế.
Tất cả quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế phải đảm bảo theo quy định của luật quốc tế. Bên cạnh các quy phạm đã có hiệu lực trước đó. Sự kiện duy nhất này diễn ra đã có thể mang đến điều ước quốc tế ra đời. Đến từ những nhu cầu cần thiết của chủ thể LQT. Mang đến hướng giải quyết tốt nhất, đáp ứng quyền lợi nhất khi tham gia vào hợp tác quốc tế.
2.3. Hình thức thể hiện:
Tập quán quốc tế:
Tập quán quốc tế là những thỏa thuận mang tính chất ngầm định, bất thành văn. Do đó không có văn bản này tập hợp tất cả các tập quán đó. Chỉ có những tiền lệ áp dụng có thể nhắc tới làm cơ sở cho nội dung cần giải quyết. Trong cách thức áp dụng, nó cũng phản ánh thông qua hành vi xử sự của các chủ thể LQT. Không được ghi nhận trong các áp dụng quy phạm cụ thể. Bởi trên thực tế, các quốc gia không tham gia vào điều ước quốc tế. Hoặc điều ước quốc tế không có quy định liên quan về trường hợp đó.
Tính chất của áp dụng tập quán chỉ được phản ánh hiệu quả nếu các bên đều đồng tình. Từ đó mang đến các giải quyết cho hoạt động hợp tác. Đặc biệt là giải quyết các phát sinh trong tranh chấp quyền, nghĩa vụ.
Điều ước quốc tế:
Điều ước quốc tế là thỏa thuận công khai của các chủ thể tham gia. Thông qua các đàm phán và ký kết. Do đó tồn tại và được thể hiện dưới hình thức văn bản. Tức là dạng thành văn. Các điều ước QT đều được xây dựng thành các văn bản pháp lý. Mang đến ràng buộc cho các chủ thẻ tham gia phải bắt buộc tuân thủ.
Có thể phân chia điều ước quốc tế thành nhiều loại. Dựa vào các cơ sở sau:
– Dựa vào số lượng các bên kết ước. Có điều ước được phân thành: điều ước quốc tế song phương ký kết giữa hai chủ thể LQT. Điều ước quốc tế đa phương ký kết giữa ba chủ thể LQT trở lên.
– Dựa vào lĩnh vực điều chỉnh. Điều ước được phân thành: điều ước về chính trị, điều ước về kinh tế…. Mang đến các quan tâm và phản ánh với từng lĩnh vực cụ thể. Cũng như giúp chủ thể LQT dễ dàng nắm bắt các quy định cần thiết trong hoạt động của mình.
– Dựa vào phạm vi áp dụng. Có điều ước song phương, điều ước khu vực, điều ước phổ cập. Đưa đến tính chất áp dụng rộng hay hẹp. Như giữa khu vực ASEAN có các điều ước quốc tế trong thương mại,…
2.4. Điều kiện có hiệu lực:
Tập quán quốc tế:
– Tập quán quốc tế phải được áp dụng một thời gian dài trong thực tiễn quan hệ quốc tế. Làm nên tính chất áp dụng tương tự một cách đều đặn. Phải được thừa nhận rộng rãi trong áp dụng của các chủ thể LQT. Sử dụng như những quy phạm mang tính bắt buộc. Đã sử dụng tức là công nhận, và bắt buộc phải áp dụng trong những sự việc tương tự trong thời gian tương lai.
– Phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Đảm bảo cho tính chất hợp lý, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Giúp chủ thể LQT tìm kiếm và giữ được các giá trị khi tham gia trong mối quan hệ hợp tác quốc tế.
Điều ước quốc tế:
Ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể luật quốc tế. Đảm bảo cho tính chất thỏa thuận, công nhận. Thông qua thủ tục theo quy định và thẩm quyền của các bên tham gia. Cũng như các quy phạm phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về mặt nội dung.
2.5. Vấn đề sửa đổi, bổ sung:
Tập quán quốc tế:
Khó khăn và lâu dài hơn rất nhiều so với điều ước quốc tế. Bởi tính chất trong công nhận khó khăn khi thay đổi phải được các bên liên quan đồng ý. Khi họ thấy rằng quyền lợi của mình vẫn được đảm bảo.
Điều ước quốc tế:
Đơn giản hơn rất nhiều, vì các quốc gia có thể đàm phán lại để sửa đổi.
2.6. Giá trị áp dụng:
Tập quán quốc tế:
Có giá trị áp dụng thấp hơn điều ước quốc tế. Khi không có điều ước, các bên mới lựa chọn áp dụng tập quán hay không.
Điều ước quốc tế:
Có giá trị áp dụng ưu thế hơn. Khi các chủ thể đã tham gia ký kết thì bắt buộc phải áp dụng trong hoạt động hợp tác quốc tế.