Trong thực tiễn, khấu hao tài sản cố định là một loại chi phí quan trọng trong doanh nghiệp, tuy nhiên quá trình này cũng tương đối phức tạp và các chủ thể là những kế toán thông thường sẽ dễ gặp sai sót. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Khấu hao tài sản cố định là gì?
Ta hiểu về khấu hao tài sản cố định như sau:
Khấu hao được hiểu cơ bản chính là việc định giá và phân bổ giá trị của tài sản một cách có hệ thống do có sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng cụ thể.
Khấu hao tài sản cố định được hiểu cơ bản chính là khoản khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng tài sản đó. Hiểu hơn về khấu hao tài sản cố định đó chính là việc khấu hao tài sản cố định có liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị/giá trị sử dụng do được sử dụng hay tham gia vào quá trình sản xuất có thể là do hao mòn từ tác động của tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.
Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định:
Khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý có ý nghĩa khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp cả về mặt tài chính và quản lý. Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định như sau:
– Khấu hao tài sản cố định được xem là biện pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo toàn tối ưu vốn cố định.
– Khấu hao tài sản cố định giúp thu hồi được đầy đủ số vốn cố định khi tài sản đó hết thời gian sử dụng.
– Khấu hao tài sản cố định giúp xác định giá thành sản phẩm và đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khấu hao tài sản cố định là cơ sở quan trọng phục vụ cho việc tính toán trong các hoạt động đầu tư và tái sản xuất.
2. Trích khấu hao tài sản cố định là gì?
Ta hiểu về trích khấu hao tài sản cố định như sau:
Trích khấu hao tài sản cố định được hiểu cơ bản chính là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị hao mòn khi sử dụng tài sản cố định trong quá trình sản xuất theo đúng quy định của pháp luật.
Những tài sản khấu hao chỉ được sử dụng trong một thời hạn nhất định khi tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Chính bởi vì thể mà nhằm mục đích để bảo toàn và xác định số vốn cố định cũng như giá thành sản phẩm, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện khấu hao tài sản cố định.
Các phương pháp khấu hao tài sản cố định:
Việc khấu hao tài sản cố định có thể thực hiện thông qua 3 phương pháp cụ thể được nêu ở dưới đây:
– Phương pháp tuyến tính (phương pháp đường thẳng):
Phương pháp tuyến tính được hiểu là phương pháp khấu hao đơn giản nhất với việc định mức khấu hao như nhau trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.
Ví dụ cụ thể như một tài sản cố định có giá trị sử dụng là 500 triệu đồng trong 5 năm. Theo phương pháp khấu hao tài sản cố định tuyến tính, giá trị khấu hao sẽ là 100 triệu chia đều cho mỗi năm.
– Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm:
Công thức tính khấu hao theo khối lượng sản phẩm như sau:
Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm được sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.
Trong đó:
+ Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm = Nguyên giá tài sản cố định/Số lượng công suất thiết kế;
+ Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định = Tổng mức trích khấu khao 12 tháng hoặc = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm;
– Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
Công thức tính khấu hao theo số dư giảm dần cụ thể như sau:
Giá trị khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao.
3. Nguyên tắc khấu hao tài sản cố định:
Theo khoản 1 điều 9 thông tư số: 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính thì tất cả tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những tài sản cố định sau đây:
– Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh không phải trích khấu hao tài sản cố định.
– Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất không phải trích khấu hao tài sản cố định.
– Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ Tài sản cố định thuê tài chính) không phải trích khấu hao tài sản cố định.
– Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp không phải trích khấu hao tài sản cố định.
– Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các Tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng) không phải trích khấu hao tài sản cố định.
– Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học không phải trích khấu hao tài sản cố định.
– Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp không phải trích khấu hao tài sản cố định.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4 điều 1
Ngoài ra, theo điều 9
– Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Trường hợp tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng các tài sản cố định này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.
– Tài sản cố định chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp cho thuê tài sản cố định hoạt động phải trích khấu hao đối với tài sản cố định cho thuê.
– Doanh nghiệp thuê tài sản cố định theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là tài sản cố định thuê tài chính) phải trích khấu hao tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
Trong trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê tài sản cố định thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
Trong trường hợp đánh giá lại giá trị tài sản cố định đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các tài sản cố định này sẽ cần phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó.
Việc khấu hao tài sản cố định cần tuân thủ các quy định cụ thể được nêu cụ thể bên trên. Việc đảm bảo tuân thủ các quy định này giúp bảo đảm quyền lợi của các chủ thể và giúp cho quá trình khấu hao tài sản cố định được diễn ra chính xác và thuận lợi.