Quy định về động sản và bất động sản? Động sản có thể chuyển sang bất động sản và ngược lại không?
Động sản và bất động sản là các tài sản được quy định trong luật. Với các tính chất trong quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với tài sản. Do đó việc xác định nhóm tài sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong xác định nhóm tài sản, thông thường một tài sản sẽ được sếp vào nhóm động sản. Khi đó nó không thể là bất động sản và ngược lại. Tuy nhiên, ở một số trường hợp cụ thể, hoàn toàn có thể thấy tài sản được xếp vào nhóm động sản. Hoặc vẫn là tài sản đó nhưng có thể xếp vào nhóm bất động sản.
Căn cứ pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về động sản và bất động sản:
Cách phân loại này được thể hiên trong quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó:
“Điều 107. Bất động sản và động sản
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”
Nhận xét:
Với khoản 1 Điều 107 mang đến những liệt kê với các bất động sản. Trong đó, quy định của pháp luật thể hiện các tính chất của tài sản gắn với đất đai. Và đất đai là tài sản có tính chất không thể dịch chuyển. Ngoài ra còn có các tài sản khác không liệt kê toàn bộ trong luật. Tuy nhiên, khi gắn với đất đai trong trường hợp cụ thể, nó có thể được phân loại là bất động sản. Như các động sản khác gắn với trường hợp này cũng thỏa mãn tính chất của bất động sản.
Bất động sản thường gắn với tính chất “bất động”. Tức là không có khả năng di chuyển hay chuyển dịch trên thực tế. Nó gắn với gốc so sánh là các tính chất trên đất đai. Trong khi động sản lại phản ánh với tính “động”. Là khả năng có thể dịch chuyển trên thực tế so với những cái bất động. Bất động sản là những tài sản không thể di dời được. Động sản là những tài sản có thể di dời được.
Các tính chất này được phản ánh tạo cơ sở cho phân loại tài sản. Khi đó các tính chất kéo theo cũng được ghi nhận tương ứng. Pháp luật có sự phân biệt giữa động sản và bất động sản. Từ đó đưa đến quy định trong quản lý, giao dịch,.. khác nhau. Các chủ thể muốn đảm bảo các nhu cầu hay quyền lợi cần thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp luật quy định.
Tính phân loại không cụ thể.
Do đó, từ căn cứ trên để xác định bất động sản và động sản. Trong các trường hợp cụ thể, việc xác định các tính chất trên tài sản giúp con người thực hiện hoạt động phân loại. Và có thể dựa theo tính chất đặc thù là tính di chuyển. Khi các mốc không thể di chuyển được xác định. Thì bất động sản không có khả năng dịch chuyển. Trong khi động sản lại có khả năng này. Với trường hợp cụ thể, một tài sản có thể được xếp vào nhóm động sản. Nhưng cũng có thể phù hợp tiêu chí xếp vào nhóm bất động sản.
Cụ thể, về những tài sản dính liền với đất và không di chuyển được thì được xác định là bất động sản. Còn động sản là những tài sản khác như: giấy tờ có giá, tiền, cổ phiếu… Với tính chất của những tài sản này không là bất động sản.
Theo đó, Luật không nêu rõ khái niệm hay các tính chất cụ thế để xác định bất động sản hay động sản. Bởi ứng với trường hợp khác nhau mà con người có thể mang đến các nhìn nhận khác nhau đối với tài sản. Các tiêu chí được đáp ứng đầy đủ thì pháp luật hoàn toàn công nhận với phân loại của tài sản. Theo đó, chỉ đưa ra những trường hợp là bất động sản bao gồm những tài sản nào. Ngược lại đồng sản là những tài sản không thuộc bất động sản.
2. Động sản có thể chuyển sang bất động sản và ngược lại:
Như vậy khi ứng với một hệ quy chiếu cụ thể. Một tài sản có thể được xếp vào nhóm động sản. Nhưng ứng với hệ quy chiếu khác, đó có thể là bất động sản. Tùy vào các thời điểm xem xét và đánh giá, khi đó ta có động sản có thể chuyển sang bất động sản. Ngược lại, một bất động sản có thể chuyển sang động sản khi môi trường và tính chất thay đổi. Với các quy định về nhóm các tài sản được xếp vào bất động sản.
Có thể thấy có những tài sản có tính chất cố định như đất đai và các công trình trên đất. Sự cụ thể này giúp tính chất của bất động sản không thể thay thế. Trong khi các quy định khác phù hợp trong từng trường hợp mang đến cách xác định.
2.1. Các bất động sản không thể chuyển thành động sản:
Thông thường, với các bất động ít có khả năng chuyển thành động sản. Đó là các bất động sản được quy định cụ thể tại điểm a và b khoản 1 Điều 107.
“a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;”.
Bởi tính chất của các tài sản này là cố định. Mang đến các gắn liền với tính chất của đất đai. Mà đất đai là các tài sản cố định, không thể dịch chuyển. Đất đai, nhà hay công trình xây dựng là những tài sản cố định và không thể dịch chuyển. Cho nên trong mọi trường hợp, nó đều phản ánh cho tính chất không thể dịch chuyển. Tài sản này không thể chuyển sang động sản trong mọi trường hợp. Các tài sản này được quy định cụ thể với nhóm bất động sản. Do đó không thể chuyển dịch thành động sản trong mọi trường hợp.
2.2. Các động sản có thể chuyển dịch thành bất động sản và ngược lại:
Xét về tính di dời được và không di dời được của tài sản. Ta có thể biết được 1 tài sản có thể chuyển từ bất động sản qua động sản. Bởi các tính chất trong dịch chuyển tại các thời điểm xem xét khác nhau. Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, các chuyển dịch này có thể xảy ra đối với nhóm tài sản sau:
“c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.”
Đây là các quy định thể hiện với tài sản có quy định không cụ thể. Thể hiện trong khoản 1 Điều 107 về bất động sản. Các tài sản này khi gắn với bất động sản sẽ được phản ánh là bất động sản. Tuy nhiên khi tách rời với bất động sản sẽ trở thành động sản. Cụ thể như sau:
Nhóm thứ nhất:
Các tài sản là động sản khác gắn với bất động sản cố định. Như là đồ trang trí nội thất trong nhà. Trong khi nhà là công trình xây dựng trên đất. Cho nên trong khi các nội thất được sắp xếp ổn định trong nhà ở. Nó cũng không được chuyển dịch ra khỏi nhà. Gắn với một thời gian tồn tại lâu dài. Đảm bảo cho tính chất gắn liền với đất như quy định tại khoản 1 Điều 107. Khi đó, tính chất “bất động” cũng được phản ánh cho các nội thất đó. Lấy hệ quy chiếu đứng yên là công trình nhà ở trên đất, ta thấy nội thất không có xu hướng chuyển dịch.
Khi nó được gắn liền với căn nhà và có tính chất không di dời được thì nó được xem là bất động sản. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể phản ánh tính chất chuyển dịch sang động sản ở một thời điểm khác. Nếu nó được chủ nhà gỡ di chuyển đi nơi khác thì nó lại được gọi là động sản. Khi di chuyển ra khỏi ngôi nhà, nó có thể mang đi đến bất cứ nơi nào. Như vậy với tương quan với ngôi nhà, nó lại được xem là động sản. Như vậy, các đồ trang chí nội thất là động sản và có thể chuyển sang bất động sản. Ngược lại thì khi đang là động sản, nó cũng có thể được chuyển dịch thành bất động sản.
Nhóm thứ hai:
Tương tự trường hợp đối với cây cối với các giá trị khai thác của một tài sản. Thì khi nó đăng mọc trên đất một cách khỏe mạnh thì nó được xem là bất động sản. Tính chất của cây cối gắn với các bất động sản mang tính không dịch chuyển. Nhưng nếu nó được thu hoạch để lấy gỗ đem đến các xưởng sản xuất thì lúc này nó lại được xem là động sản. Tính chất tài sản được khai thác theo tính chất di dời của tài sản. So với ngôi nhà là bất động sản do tính chất không dịch chuyển thì tùy vào trạng thái, cây cối lại trở thành động sản hay bất động sản.
Khi đến xưởng sản xuất, khúc gỗ đó được khách hàng chọn và đóng thành tủ đem về nhà. Nó gắn liền với căn nhà đó và không di dời nữa. Với tính chất của một nội thất không dịch chuyển so với căn nhà. Thì nó lại chuyển về là bất động sản. Tính chất di dời hay không được đặt trên hệ quy chiếu gắn với tính chất dịch chuyển. Phản ánh sự xem xét động sản hay bất động sản và tính chuyển dịch của tài sản đó.
Kết luận:
Như vậy với các quy định của pháp luật hiện hành. Các phân loại giúp cho các quyền lợi hay nghĩa vụ được phản ánh kéo theo. Trong cách thức phân loại thông thường, một tài sản được xếp vào bất động sản thường phản ánh tính chất không thể chuyển dịch. Trong khi các động sản có khả năng dịch chuyển hay thay đổi khu vực. Với các trường hợp phản ánh đặc biệt, một tài sản có thể được xem là bất động sản hoặc động sản. Khi đó, các tính chất phản ánh phù hợp với tiêu chí phân loại tại Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Một bất động sản trong trường hợp xác định cụ thể là đất hay công trình trên đất luôn được xác định là bất động sản. Trong khi một số tài sản khác được xem xét tùy theo tính chất tồn tại ở thời điểm cụ thể. Việc phân loại xem xét với tính dịch chuyển hay bất động của tài sản đó với hệ quy chiếu của nó.