Người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì và họ có vai trò bắt buộc hay không bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là điều mà nhiều người thắc mắc. Người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về người thụ hưởng trong bảo hiểm nhân thọ:
Ta hiểu về người thụ hưởng trong bảo hiểm nhân thọ như sau:
Theo Khoản 8, Điều 3
Như vậy, ta nhận thấy, người thụ hưởng là người trực tiếp nhận toàn bộ hoặc một phần quyền lợi từ công ty bảo hiểm trong trường hợp chủ thể là người được bảo hiểm bị tử vong do nguyên nhân khách quan theo quy định trong hợp đồng.
Chủ thể là người thụ hưởng có thể chính là bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc bất kỳ ai có hoặc không có quan hệ huyết thống với người được bảo hiểm chính của hợp đồng. Trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra đó chính là người được bảo hiểm chính tử vong thì người thụ hưởng sẽ nhận được số tiền bảo hiểm lớn nhất của hợp đồng.
Ví dụ cụ thể như khi chồng mua bảo hiểm nhân thọ cho vợ và chỉ định cụ thể người được thụ hưởng là con trai của mình thì chủ thể là người chịu trách nhiệm đóng phí là chồng và người được bảo hiểm là vợ. Nếu trong trường hợp khi chủ thể là người vợ bị tử vong do nguyên nhân khách quan thì người con sẽ nhận được quyền lợi bảo hiểm tử vong theo như thỏa thuận trong hợp đồng.
Bắt buộc theo quy định của pháp luật thì sẽ cần phải điền thông tin của chủ thể là người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong ngành bảo hiểm chủ thể là người thụ hưởng chính là người sẽ trực tiếp nhận toàn bộ quyền lợi từ công ty bảo hiểm. Quyền lợi của chủ thể là người thụ hưởng sẽ được dựa vào mục đích, nhu cầu, cũng như khả năng tài chính bản thân để lựa chọn, điều này nhằm mục đích chính là để giảm nhẹ đi những gánh nặng kinh tế cho người thân trong gia đình trong trường hợp bạn không còn bên cạnh.
Theo quy định của bảo hiểm nhân thọ thì chủ thể là người thụ hưởng có thể là ông bà, cha mẹ, con cái hoặc người quan trọng nhất đối với bạn. Việc chỉ định ai sẽ là người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ do bên mua bảo hiểm quyết định và có thể thay đổi người thụ hưởng khi có nhu cầu mong muốn.
Điều này cũng sẽ có nghĩa là người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chính là chủ thể là người sẽ được nhận toàn bộ số tiền đền bù lớn nhất mà hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể đưa ra khi và chỉ khi chủ thể là người được bảo hiểm chính tử vong.
2. Chủ thể là người được quyền thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ:
Trong quy tắc của bảo hiểm nhân thọ, chủ thể là người mua bảo hiểm có quyền thay đổi người thụ hưởng theo số lần không giới hạn. Và sẽ có thể chỉ định nhiều chủ thể là người thụ hưởng trong một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo tỉ lệ không quá 100%.
Và chủ thể là người thụ hưởng có thể là bất kỳ ai, thậm chí là có mối quan hệ huyết thống hoặc không có quan hệ với chủ thể là người được bảo hiểm chính của hợp đồng. Vì chủ thể là người thụ hưởng sẽ do chủ thể là người mua bảo hiểm toàn quyền quyết định và thay đổi theo mong muốn của người mua.
Và chúng ta có thể hiểu rằng chủ thể là người thụ hưởng cũng giống như người được thừa kế tài sản khi mà chủ thể là người chủ tài sản chết đi. Có những loại bảo hiểm có số tiền bồi thường lên đến hàng chục tỷ đồng nên người ta thường gọi dạng này là tài sản để lại cho chủ thể là người thừa kế.
Người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm cần phải lưu ý những điều sau đây:
Để nhằm mục đích có thể hiểu hơn về vai trò của chủ thể là người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, cũng như để được hưởng tối đa quyền lợi trong vai trò chủ thể là người thụ hưởng bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau đây:
– Chủ thể là người thụ hưởng không nhất thiết phải là người thân của người mua bảo hiểm nhân thọ và người được bảo hiểm.
– Trong trường hợp chủ thể là người thụ hưởng dưới 18 tuổi thì người bảo hộ hợp pháp của người thụ hưởng sẽ là người đứng ra nhận số tiền đền bù trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
– Trong trường hợp chủ thể là người thụ hưởng phạm tội hình sự thì số tiền đền bù này sẽ được chia cho những chủ thể là người thụ hưởng còn lại trong hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã thêm
– Để các chủ thể có thể được hưởng số tiền đền bù thì chủ thể là người thụ hưởng cần phải có giấy chứng tử của chủ thể là người được bảo hiểm và bên mua bảo hiểm để từ đó có thể chứng minh là đã chết.
3. Những điều cần biết về người thụ hưởng:
Những điều cần biết về người thụ hưởng trong bảo hiểm nhân thọ cụ thể như sau:
– Chủ thể là bên mua bảo hiểm là người có quyền được chỉ định chủ thể là người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và sẽ có thể thay đổi nhiều lần trong suốt thời hạn hợp đồng (Việc thay đổi cần phải
– Người thụ hưởng có thể là một hoặc nhiều người: chủ thể là bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định một hoặc nhiều người là người thụ hưởng. Trong trường hợp có nhiều chủ thể là người thụ hưởng trong cùng một hợp đồng phải phân chia rõ tỷ lệ được hưởng để nhằm mục đích có thể tránh xảy ra tranh chấp (tổng tỷ lệ không quá 100% số tiền bảo hiểm)
– Bên mua bảo hiểm có thể chỉ định một người bất kỳ là người thụ hưởng mà không nhất thiết người đó có mối quan hệ huyết thống với mình. Ví dụ cụ thể như ngân hàng mua bảo hiểm nhân thọ cho người vay vốn (thường là gói bảo hiểm tử kỳ) và chọn người thụ hưởng là ngân hàng.
– Nếu chủ thể là người thụ hưởng dưới 18 tuổi thì chủ thể là người bảo hộ hợp pháp của chủ thể là người thụ hưởng sẽ thay chủ thể là người thụ hưởng nhận số tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm tử vong.
– Nếu chủ thể là người thụ hưởng phạm tội hình sự, số tiền đền bù sẽ chỉ chia cho những người thụ hưởng còn lại trong Hợp đồng
– Các chủ thể là người thụ hưởng cần có giấy chứng tử của người được bảo hiểm để chứng minh người được bảo hiểm đã chết và lấy quyền lợi.
– Doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định sẽ không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp khi chủ thể là người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng theo quy định tại Điểm b, Khoản 1,
– Trong trường hợp một hoặc một số chủ thể là người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 2, Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000.
Như vậy, ta nhận thấy, chủ thể là người thụ hưởng được hiểu đơn giản là người thừa kế hợp pháp số tiền bảo hiểm khi chủ thể là người được bảo hiểm không may bị tử vong. Chủ thể là bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định người được bảo hiểm và có quyền thay đổi đối tượng đó bất cứ lúc nào trong thời hạn của hợp đồng.
4. Không chọn người thụ hưởng bảo hiểm có được không?
Chắc hẳn nhiều người còn có thắc mắc rằng không chọn người thụ hưởng có được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, việc không chọn người thụ hưởng này trên thực tế cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quyền lợi của người được bảo hiểm cũng như gia đình nếu chủ thể là người được bảo hiểm tử vong bất ngờ:
– Thời gian để có thể giải quyết quyền lợi từ hợp đồng bảo hiểm sẽ lâu hơn bình thường: Khi chủ thể là người được bảo hiểm qua đời, công ty bảo hiểm sẽ không thể quyết định được chủ thể nào mới là người nhận được số tiền bảo hiểm đó. Nên việc gia đình cần làm là phải thực hiện các chứng từ, di chúc, thủ tục theo yêu cầu của công ty để có thể nhận được quyền lợi. Thời gian để có thể giúp các chủ thể hoàn thành thủ tục có thể mất từ 1 – 2 năm. Nếu thủ tục gặp vấn đề về thiếu sót hoặc mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên thì thời gian giải quyết trên thực tiễn sẽ có thể kéo dài hơn rất nhiều.
– Giá trị quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp này cũng sẽ không được bảo đảm nguyên vẹn: Công ty bảo hiểm sẽ chuyển số tiền bảo hiểm sang bất động sản, tài chính, quỹ đầu tư đã được đề xuất trước đó. Hoặc công ty bảo hiểm có thể trừ vào phí quản lý, phí bổ sung,…
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về “Người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì? Những điều cần biết?” theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về nội dung liên quan khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!