Tín dụng đen là gì và đặc điểm của tín dụng đen? Tác hại của tín dụng đen? Hậu quả của tín dụng đen? Làm gì khi bị mắc bẫy tín dụng đen?
Hiện nay nhiều cá nhân tổ chức đang phải gặp nhiều khó khăn do bị quấn vào hoạt động tín dụng đen gây ra nhiều sự bất ổn cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày khi phải đối mặt với những hành động khủng bố, đe dọa đến từ các chủ nợ cho vay tín dụng đen. Vậy chúng ta phải có những biện pháp, giải pháp nào để có thể thoát khỏi nó khi bỗng dưng một ngày nào đó vô tình vướng phải ?
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Tín dụng đen là gì:
Trước khi đi tìm hiểu đến những ảnh hưởng cũng như tác hại và hậu quả mà tín dụng đen mang lại cho các cá nhân, doanh nghiệp và tác động đến xã hội ta phải hiểu tín dụng đen là gì ?
Tín dụng đen hay thường được gọi theo cách phổ thông là cho vay nặng lãi. Đây là một loại hình thức cho vay tiền nhưng với lãi suất vô cùng cao, trái với những quy định của pháp luật. Cho vay nặng lãi thường đến từ các tổ chức hoặc cá nhân hoạt động tự phát, không được cấp giấy phép kinh doanh và lãi suất cho vay đều do tự bản thân các tổ chức, cá nhân này đặt ra và lãi suất có thể lên đến trên 150% so với mức lãi suất của ngân hàng được nhà nước quy định. Đối tượng mà các bên tín dụng đen nhắm vào thường là những người đang cần “Vay nóng gấp” mà lại không thể vay ngân hàng bởi không có tài sản thế chấp hoặc hồ sơ không được ngân hàng duyệt do một vài lý do. Từ những nội dung trên ta có thể hiểu :
Tín dụng đen là một hình thức tín dụng cho vay nặng lãi, đây là loại hình phi chính thức không được pháp luật công nhận, không thông qua các đơn vị, tổ chức được nhà nước cho phép hoạt động tín dụng.
2. Đặc điểm của tín dụng đen:
Để nhận biết tín dụng đen ta có thể dựa trên những đặc điểm sau đây :
Thứ nhất, Tín dụng đen không được pháp luật thừa nhận: Với bản chất là các cá nhân, tổ chức hoạt động trọng lĩnh vực vay tín dụng những không đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước và với mức lãi suất mà các cá nhân, tổ chức này tự đặt ra không theo quy định thậm chí còn không đúng với hình thức, lãi suất, chủ thể được quy định tại Bộ luật dân sự và của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến hoạt động tài chính nói riêng và của nền kinh tế thị trường nói chung. Chính vì điều này nhà nước không công nhận và đang tìm cách hạn chế hướng tới loại bỏ hình thức này ra khỏi xã hội để ổn định lại trật tự vốn có của thị trường. ….Khi không được pháp luật thừa nhận, cả người đi vay và người cho vay đều mang mức độ rủi ro rất lớn khi xảy ra tranh chấp hoặc sự kiện không mong muốn sẽ không được sự bảo hộ của pháp. Nếu theo các hình thức được pháp luật công nhận thì cũng được hiểu là pháp luật cũng có những quy định về quyền và lợi ích của các bên kèm theo các cơ chế nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích này được bảo vệ và thực thi trên thực tế trong các hoạt động tín dụng. Và ngược lại nếu người tham gia tín dụng đen xảy ra các trường hợp không mong muốn thì quyền lợi được đảm bảo sẽ ít hơn rất nhiều và có khả năng cao lợi ích hợp pháp sẽ bị xâm hại nghiêm trọng.
Thứ hai, Tín dụng đen có lãi suất cao: Nếu đối với các hình thức cho vay của ngân hàng, các tổ chức tín dụng được pháp luật điều chỉnh về mức lãi suất tối đa, hoặc phải tuân theo quy định của pháp luật về ngân hàng thì với tín dụng đen lãi suất được xác lập mà không theo quy định của pháp luật. Đối với quy định của pháp luật về mức lãi suất vay tín dụng
Theo quy định tại Điều 468
Nhưng đối với tín dụng đen do lãi suất được bên cho vay tự quyết định lên lãi suất có thể nhiều hơn rất nhiều so với số liệu mà pháp luật quy định, nhằm đạt được lợi ích tốt hơn các bên cho vay thường tăng mức lãi suất rất cao bằng các chiêu trò khác nhau.
Thứ ba, Tín dụng đen có quy trình vay đơn giản: Không giống như quy trình, thủ tục vay tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng cần đầy đủ giấy tờ tuy thân cũng như giấy tờ về tài sản thế chấp,… khá nhiều vấn đề và phức tạp. Khi thực hiện hợp đồng vay, trừ trường hợp vay từ những người thân cận với số tiền không lớn. Tín dụng đen có những hình thức rất là đơn giản Khách hàng chỉ cần có chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hay đăng ký phương tiện giao thông đang sở hữu cùng một số giấy tờ khác là có thể nhận được tiền một cách dễ dàng để nhằm đáp ứng cho nhu cầu của mình mà không cần tốn thời gian và công sức nhiều hay phải thực hiện các giao dịch phức tạp, rườm rà tại các tổ chức tín dụng như ngân hàng phải trải qua quy trình, thủ tục vay nhất định và đáp ứng được các yêu cầu để có thể vay vốn.
3. Tác hại của tín dụng đen:
Tín dụng đen có những tác hại như sau:
Thứ nhất, Tín dụng đen có lãi suất rất cao gây hại cho người đi vay : Do đối tượng của tín dụng đen là các cá nhân, tổ chức không có tài sản hay gặp khó khăn trong việc vay vốn tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng tìm đến hay đóng hơn là đã đến bước đường cùng không thể xoay sở tài chính được nên tận dụng cơ hội đó các cá nhân, tổ chức cho vay tín dụng đen đã tự mình đặt ra mức lãi suất rất cao buộc các chủ thể đi vay “căn răng” phải vay khiến cho trong một thời gian dài vay nợ, người đi vay sẽ phải chịu khoản nợ đi kèm với lãi suất rất cao và mang nhiều rủi ro. Nếu trường hợp chưa thể trả hết nợ đống kỳ hạn không trả sẽ tiếp tục phát sinh thêm các khoản lãi khác gốc cộng lãi, lãi lại cộng thêm lãi khiến cho người đi vay lâm vào trường hợp mất khả năng trả nợ.
Thứ hai, Tín dụng đen tiềm ẩn rủi ro cao : cũng giống như rủi ro có thể xảy ra đối với các chủ thể đi vay khi thực hiện giao dịch được gọi là tín dụng đen thường sẽ được vay mà không có tài sản thế chấp. khi không thể thanh toán khoản nợ đúng hạn và nhiều trường hợp không thể nào thanh toán được. Vậy nên khi trường hợp người đi vay mất khả năng trả nợ thì các tổ chức, cá nhân cho vay sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình thu hồi nợ do hình thức tín dụng đen không được nhà nước công nhận nên khi xảy ra tranh chấp việc đưa ra pháp luật bảo vệ là rất hạn chế.
4. Hậu quả của tín dụng đen:
Việc vay tiền từ các tổ chức tín dụng đen mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với người vay và cả xã hội. Một số những ảnh hưởng có thể kể đến như :
Vay tín dụng đen sẽ tạo ra những khoản nợ lớn hơn rất nhiều lần so với số tiền vay ban đầu. Điều này sẽ khiến cho người vay không có đủ khả năng chi trả, mất khả năng chi trả khi số nợ quá lớn. Lúc này, người vay tiền tín dụng đen sẽ bị uy hiếp khủng bố đe dọa tung hình ảnh nhằm sức phạm danh dự, nhân phẩm, đánh đập,…Làm ảnh hưởng đến cuộc sống và cả tính mạng của bản thân và những người thân xung quanh.
Đối với các các doanh nghiệp khi vay tiền tín dụng đen sẽ có nguy cơ bị phá sản, lỗ vốn do số nợ tăng nhanh, lãi suất cao không đủ khả năng chi trả. Tín dụng đen có thể gây nên nhiều bất ổn cho kinh tế, trật tự của xã hội mà nhà nước đang cố gắng bảo vệ.
5. Làm gì khi bị mắc bẫy tín dụng đen?
Thứ nhất, nhờ pháp luật bảo vệ : Với các khoản phí và lãi suất được tính quá cao, người dân rất khó khăn khi thanh toán. Vì trước khi tiếp cận khoản vay, họ đã không hề có khoản tiền nào trông chờ, mà số tiền nhận được thực tế thì lại quá ít so với số tiền mà họ đã thực hiện vay tại các cá nhân, tổ chức tín dụng đen. Khi đã vướng vào vòng xoáy nợ nần, trước tình trạng không trả được của các con nợ, nhiều tổ chức “tín dụng đen” đã áp dụng các biện pháp để đòi nợ, như hình thức khủng bố, quấy rối điện thoại, hoặc tung ảnh nóng đòi nợ không liên quan đến khoản vay…, tất cả những hành vi trên đều là vi phạm pháp luật.
Đối với hành vi “xiết nợ” bằng cách đăng tải hình ảnh người vay lên mạng xã hội cùng với những lời lẽ đe dọa, vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm, thì nạn nhân có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan gỡ bỏ hình ảnh đó, đồng thời có thể trình báo tới
Thứ hai, Khi bị vướng vào hoạt động tín dụng đen các cá nhân, tổ chức có thể tìm đến những người có am hiểu về pháp luật; như nhờ luật sư, chuyên viên pháp lý,… tư vấn. Để tiến hành thương lượng hòa giải vì bên cho vay tín dụng đen là hình thức cho vay với lãi suất cao vi phạm pháp luật nên họ cũng e dè, né tránh những vấn đề liên quan đến pháp lý và pháp luật Chính vì lẽ thế việc nhờ đến người am hiểu pháp luật với kiến thức chuyên môn về pháp luật sẽ giúp tìm ra các giải pháp tốt nhất khi ta bị vướng vào tín dụng đen.