Em dự định tổ chức một lễ cưới nhỏ tại Việt Nam và không làm giấy tờ đăng ký kết hôn tại Việt Nam với ông xã tương lai là người Úc mà có ý muốn sang Úc làm thủ tục kết hôn thì có được không? Thủ tục ra sao?
Tóm tắt câu hỏi:
Em dự định tổ chức một lễ cưới nhỏ tại Việt Nam và không làm giấy tờ đăng ký kết hôn tại Việt Nam với ông xã tương lai là người Úc mà có ý muốn sang Úc làm thủ tục kết hôn thì có được không? Thủ tục ra sao?
Luật sư tư vấn:
Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 không có quy định nào cấm công dân Việt Nam đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại nước ngoài. Ngược lại, tại Chương VIII
“Điều 121. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam có các quyền, nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và bảo đảm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Điều 122. Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1. Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này.
Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.”
Như vậy, nếu bạn muốn đăng ký kết hôn với chồng bạn ở nước Úc thì vẫn được, chỉ cần mỗi bên đáp ứng đầu đủ điều kiện về kết hôn của nước mình theo quy định tại khoản 1 Điều 126
“1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”
Luật sư
Thủ tục kết hôn mỗi nước sẽ có quy định theo pháp luật từng nước. Vì vậy, trường hợp bạn muốn đăng ký kết hôn tại Úc thì bạn nên liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước Úc để hỏi về thủ tục thực hiện.
Mục lục bài viết
- 1 1. Ghi sổ hộ tịch về việc kết hôn với người nước ngoài
- 2 2. Người nước ngoài có được kết hôn ở Việt Nam?
- 3 3. Kết hôn với người Việt Nam ở nước ngoài
- 4 4. Khám sức khỏe khi kết hôn với người nước ngoài
- 5 5. Có quyền yêu cầu hủy kết hôn đối với người nước ngoài không?
- 6 6. Giấy xác nhận y tế khi kết hôn có yếu tố nước ngoài
- 7 7. Thủ tục công nhận kết hôn khi đã kết hôn ở nước ngoài
1. Ghi sổ hộ tịch về việc kết hôn với người nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Em ở thành phố Hồ Chí Minh đã làm hồ sơ đăng ký kết hôn tại Nhật Bản và đã có giấy chứng nhận kết hôn. Nay em muốn được lưu sổ tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh thì em phải làm thế nào. Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của bạn, Luật Dương Gia hiểu rằng bạn đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản, nay bạn muốn làm thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc đăng ký kết hôn này. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc đăng ký kết hôn của bạn được thực hiện theo quy định của Luật hộ tịch 2014 như sau:
* Thẩm quyền giải quyết:
Theo khoản 1 Điều 48 Luật hộ tịch 2014 thì thẩm quyền giải quyết là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú.
* Hồ sơ gồm:
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 123/2015/NĐ-CP thì hồ sơ gồm:
– Tờ khai theo mẫu quy định;
– Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
– Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hạn của hai bên nam nữ
– Nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định.
– Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú của công dân Việt Nam.
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần xác minh thì có thể kéo dài thời hạn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
* Kết quả giải quyết:
– Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là đủ điều kiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
“1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch”
Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Trường hợp không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Trưởng phòng Tư pháp từ chối cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
2. Người nước ngoài có được kết hôn ở Việt Nam?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: Tôi là người Singapore sống ở Việt Nam được hai năm. Trong quá trình học tập, làm việc ở Việt Nam tôi có quen một người cùng quê với tôi nhưng do chúng tôi đều đang làm việc ở Việt Nam nên không thể về nước để tiến hành kết hôn được. Vậy, chúng tôi có thể kết hôn ở Việt Nam được không ạ và nếu được thì cơ quan nào có thẩm quyền kết hôn cho chúng tôi ạ. Mong luật sư tư vấn ạ.
Luật sư tư vấn:
Tại khoản 2 Điều 37 Luật hộ tịch 2014 quy định như sau:
“2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”
Theo quy định trên thì trong trường hợp này của bạn do công việc của hai bạn đều đang làm việc ở Việt Nam và không thể sắp xếp để về nước đăng ký kết hôn thì hai bạn hoàn toàn có quyền được đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định được nơi cư trú của bạn hoặc nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bạn vì liên quan đến việc cơ quan có thẩm quyền giải quyết đăng ký kết hôn cho hai bạn là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú.
3. Kết hôn với người Việt Nam ở nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào văn phòng luật sư. Em tên là Chi, em có một số câu hỏi xin các anh chị tư vấn giúp em.
1) Em và bạn trai chuẩn bị kết hôn vào năm nay, bạn trai em là người Việt Nam nhưng sống ở Mỹ rất lâu và đã có quốc tịch Mỹ. Nếu anh ấy bảo lãnh cho em qua Mỹ theo diện hôn thê. Anh ấy cần làm các giấy tờ gì? Và anh ấy có cần làm công hàm độc thân không?
2) Về phía Em cần làm giấy tờ nào? Và em có làm công hàm độc thân hay không?
3) Và các bằng chứng để chứng minh hai người yêu nhau.
4) Lúc trước em ở quê nên em có làm passport rồi và vẫn còn hạn dùng, bây giờ em có hộ khẩu ở Sài Gòn. Khi làm hồ sơ để được bảo lãnh em có cần làm lại passport ở Sài Gòn cho hợp với hồ sơ công chứng ở Sài Gòn luôn không ạ? Xin chân thành cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Các quy định về bảo lãnh theo diện hôn thê sẽ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật nước Mỹ. Trước tiên, nếu muốn bảo lãnh bạn trai của bạn phải chứng minh được nguồn tài chính, có đủ thu nhập để thực hiện việc bảo lãnh không?
Khi bảo lãnh cần phải có giấy tờ:
+ Bản sao hộ chiếu, bằng quốc tịch hoặc khai sinh Mỹ
+ Bản sao bằng chứng 2 người gặp nhau lần cuối.
+ 2 tấm hình kích thước 2 inch x 2 inch ( của 2 người)
+ Bản sao khai sinh của người được bảo lãnh
Để đăng ký kết hôn bắt buộc phải xin
Giấy tờ chứng minh thuộc diện hôn thê rất khó vì hai bạn chưa tổ chức lễ cưới, hình ảnh giấy tờ chứng minh có quan hệ hôn thê. Chính vì vậy khi tiến hành phỏng vấn bạn phải làm rõ vấn đề này.
Nếu bạn thay đổi nơi đăng ký thường trú thì các thông tin trên hộ chiếu sẽ bị thay đổi không còn đúng với thông tin ban đầu. Như vậy, bạn có thể làm thủ tục xin cấp lại hộ chiếu theo quy định của Nghị định 136/2007/NĐ – CP.
4. Khám sức khỏe khi kết hôn với người nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Em đang chuẩn bị làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài. Nhưng theo quy định là phải khám sức khoẻ chuyên khoa về tâm thần. Vậy thì chồng em có thể về Việt Nam khám được không ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật hộ tịch thì Điều 20 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm:
“1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.”
Cả hai bên nam nữ đều phải đi khám sức khỏe, xác nhận về việc không bị mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Việc khám sức khỏe và cấp giấy xác nhận được thực hiện tại các tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài trong vòng không quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ.
Như vậy, bạn và bạn trai của mình có thể về Việt Nam và khám sức khỏe tại các tổ chức y tế có thẩm quyền ở Việt Nam.
5. Có quyền yêu cầu hủy kết hôn đối với người nước ngoài không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư Luật Dương Gia! Tôi có nhu cầu tư vấn vấn đề cụ thể như sau: Tôi có người quen trước đây có làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài, giấy tờ đăng ký kết hôn đã có nhưng chỉ không có giấy bảo lãnh sang Mỹ, hiện tại không thể đi Mỹ và cũng không muốn đi nữa, tuy nhiên phía bên Mỹ không đồng ý cùng với bạn tôi hủy giấy đăng ký kết hôn đó. Kính nhờ luật sư tư vấn giúp, nếu một bên không đồng ý hủy thì bên còn lại có được quyền xin hủy không? Và nếu được thủ tục sẽ như thế nào, chi phí cho thủ tục đó có lớn lắm không? Cám ơn và mong sự hồi đáp của Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã làm thủ tục kết hôn với người có quốc tịch Mỹ. Hiện tại, bạn đã có giấy tờ đăng ký kết hôn, nhưng không có giấy bảo lãnh sang Mỹ, bạn không thể đi và cũng không muốn đi. Bạn muốn hủy đăng ký kết hôn nhưng phía bên Mỹ không đồng ý.
Theo Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 quy định:
“Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này”.
Với quy định trên, các trường hợp kết hôn trái pháp luật, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm:
– Người bị cưỡng ép kết hôn.
– Người bị lừa dối kết hôn.
– Người không đủ điều kiện đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.
Do thông tin bạn cung cấp chưa đẩy đủ để việc xác định rằng việc kết hôn với người nước ngoài của bạn đã đúng theo quy định của pháp luật hay không, sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp 1: Bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2014.
Với trường hợp này, theo khoản 2, khoản 3 Điều 10
“2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật”.
Như vậy, bạn có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn đang sinh sống để hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Trường hợp 2: Việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài là đúng theo quy định pháp luật, không thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Bạn không có quyền hủy kết hôn. Trong trường hợp này, bạn có quyền nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh để yêu cầu ly hôn theo Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.
Theo Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án được ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình lao động không có giá ngạch là 300.000 đồng.
Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các giấy tờ hợp lệ sau:
+ Đơn xin ly hôn
+ Bản sao công chứng Giấy chứng minh thư nhân dân/ Hộ chiếu, Hộ khẩu.
+ Bản chính giấy chứng nhận kết hôn, với trường hợp không còn bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bạn sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.
+ Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có con)
+ Bản sao các chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản nêu có xảy ra tranh chấp tài sản.
Nếu hai vợ chồng đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn ở Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp huyện sau đó mới được nộp đơn xin ly hôn.
6. Giấy xác nhận y tế khi kết hôn có yếu tố nước ngoài
Việc quy định tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (gọi chung là giấy xác nhận) thuộc quyền và trách nhiệm của ngành y tế.
Về nguyên tắc, tổ chức y tế nào cấp giấy xác nhận phải là tổ chức có thẩm quyền cấp, trường hợp cấp sai thẩm quyền thì tổ chức đó sẽ chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về y tế.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật hộ tịch 2014 thì:
“1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.”
Như vậy, giấy xác nhận của tổ chức y tê có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình là một trong những giấy tờ bắt buộc cần có khi công dân Việt Nam đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
7. Thủ tục công nhận kết hôn khi đã kết hôn ở nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi đi nhật bản và đã đăng ký kết hôn tại Nhật Bản, đã được cấp giấy chứng nhận kết hôn tại Nhật, nay tôi về Việt Nam và muốn đăng ký lại việc kết hôn đó tại Việt Nam thì cần những thủ tục gì? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, trường hợp bạn đã tiến hành kết hôn và có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại nước ngoài, thì khi về Việt Nam bạn sẽ không phải đăng ký kết hôn lần nữa, mà tiến hành yêu cầu công nhận việc kết hôn của bạn tại nước ngoài, việc công nhận kết hôn trong trường hợp này phải đáp ứng các điều kiện
– Việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài
– Vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 :
+ Thứ nhất, Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
+ Thứ hai, Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Thứ ba, Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
+ Thứ tư, không vi phạm vào các điều cấm theo Điều 8
Trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiên kết hôn nhưng vào thời điểm yêu cầu việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhân kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì cũng được công nhận tại Việt Nam.
* Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn với người nước ngoài như sau quy định tại Điều 35 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình qua tổng đài:1900.6568
– Hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật hộ tịch 2014 gồm các giấy tờ sau đây:
+ Tờ khai theo mẫu quy định;
+ Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
+ Ngoài giấy tờ quy định tại Điểm a và b của Khoản này, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này.
– Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
– Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật hộ tịch 2014 và quy định sau đây:
+ Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là đủ điều kiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định, Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
+ Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này, Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.