Bảo lãnh ngân hàng là hoạt động được thực hiện trong hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng. Với các tiêu chuẩn quy định trong dịch vụ được cung cấp. Nó nằm trong phạm vi các quy định pháp luật đối với Quy định về bảo lãnh ngân hàng. Cùng bài viết tìm hiểu về bảo lãnh ngân hàng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bảo lãnh ngân hàng là gì?
- 2 2. Phân tích khái niệm bảo lãnh ngân hàng:
- 3 3. Quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng:
- 4 4. Thù lao bảo lãnh ngân hàng:
- 5 5. Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú:
- 6 6. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng:
- 7 7. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng:
1. Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Đây là hoạt động được thực hiện trong các dịch vụ được ngân hàng cung cấp. Đặt dưới các quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó khái niệm được quy định trong Luật tổ chức tín dụng năm 2010. Các quy định chung nhất trong bảo lãnh dân sự được quy định trong
Theo đó:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.”
Các quy định càng được phản ánh rõ tính chất của bảo lãnh khi thể hiện rõ các đối tượng tham gia. Bảo lãnh ngân hàng đảm bảo trong tính chất dịch vụ cung cấp cho bảo lãnh dân sự nói chung. Bên cạnh hoạt động được thực hiện bởi một tổ chức tín dụng.
2. Phân tích khái niệm bảo lãnh ngân hàng:
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng. Trong đó ngân hàng thực cung cấp các dịch vụ trong phạm vi quyền hạn và chức năng của mình. Các chủ thể tham gia trong hoạt động bảo lãnh có sự tham gia của ngân hàng. Bằng uy tín của mình, ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Cùng với các cam kết trong thực hiện nghĩa vu tài chính. Bên cạnh hợp đồng hay giao dịch chính của bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Các thỏa thuận và xác lập tiến hành với bảo lãnh ngân hàng. Ràng buộc các bên trong thực hiện nghĩa vụ và đảm bảo cho các quyền lợi được thực hiện.
Với tính chất của hoạt động bảo lãnh theo quan hệ dân sự được đảm bảo. Theo đó các cam kết bảo lãnh được tiến hành. Tất cả các tính chất hay yếu tố tham gia trong hoạt động đều được pháp luật điều chỉnh. Qua đó phát sinh các ràng buộc nhất định giữa các bên theo nguyên tắc. Khi các quyền và nghĩa vụ cần được tuân thủ. Với cam kết được tiến hành giữa ba bên. Nhằm thông báo cũng như xác lập đảm bảo cho các bên cùng thực hiện nhu cầu chung.
Bản chất trong nghĩa vụ bảo lãnh được xác lập:
Các nghĩa vụ được xác lập khi các cam kết bảo lãnh được phản ánh. Khi đó, trước tiên thể hiện với dịch vụ bảo lãnh được ngân hàng cung cấp. Trong đó, bên được bảo lãnh cần thiết thực hiện các nghĩa vụ với bên thứ ba. Khi đó họ cần được đảm bảo có đủ khả năng để nhận được các lợi ích mong muốn. Khi đó, cần thiết nhận được các bảo lãnh để thực hiện kịp thời, cũng như bảo đảm quyền lợi cho bên thứ ba. Khi có sự tham gia bảo lãnh của ngân hàng, bên thứ ba trở thành bên nhận bảo lãnh. Họ sẽ nhận được các quyền lợi từ việc thực hiện nghĩa vụ. Đồng thời đảm bảo các lợi ích được nhận về thông qua tính chất từ bảo lãnh.
3. Quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng:
3.1. Các chủ thể chính tham gia:
Các chủ thể chính trong quan hệ bảo lãnh được quy định tại Điều 3 Giải thích từ ngữ của Thông tư.
Khoản 5. Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Phản ánh tính chất với chủ thể thực hiện bảo lãnh là ngân hàng. Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài. Các điều kiện được đặt ra cho chủ thể thực hiện hoạt động bảo lãnh. Đảm bảo các yếu tố trong chuyên môn nghiệp vụ và uy tín của tổ chức.
Khoản 6. Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng. Các chủ thể này có nhu cầu trong dịch vụ được nhận bảo lãnh. Pháp luật cho phép việc đảm bảo các nhu cầu cho họ mà không đặt ra yêu cầu trong tính chất của chủ thể. Là bên có nghĩa vụ thực hiện công việc nhất định cho bên nhận bảo lãnh. Họ có thể được cung cấp dịch vụ bảo lãnh nhưng phải đảm bảo tuân thủ nghĩa vụ của mình.
Khoản 7. Bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành. Được hiểu là chủ thể có quyền trong hợp đồng thực hiện với bên được bảo lãnh. Khi đó, bảo lãnh ngân hàng giúp các quyền lợi của họ được đảm bảo chắc chắn.
Khoản 8. Bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh. Tính chất đối ứng được đặt ra giúp cho bên được bảo lãnh yên tâm với quyền lợi có thể nhận được. Giúp họ dễ dàng tham gia các giao dịch trong phạm vi bảo lãnh.
3.2. Xác lập quan hệ bảo lãnh ngân hàng:
Trong tất cả các hình thức được thực hiện đều phải đảm bảo có sự ràng buộc nhất định đối với các bên liên quan. Khi đó, không chỉ là nghĩa vụ sẽ bảo lãnh của ngân hàng, mà còn mang đến phản ánh nghĩa vụ thực tế của chính bên được bảo lãnh. Việc xác nhận bảo lãnh phải được thực hiện bằng văn bản. Với các nội dung phản ánh đầy đủ quyền và nghĩa vụ ràng buộc các bên. Trong dịch vụ của mình, ngân hàng là bên phát hành cam kết này. Quy định tại Điều 3. Giải thích từ ngữ của Thông tư.
Cam kết bảo lãnh:
Là văn bản xác nhận bảo lãnh phát. Được phát hành bởi bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng. Với tính chất hoạt động có thể phản ánh dưới một số hình thức nhất định. Trong nội dung đều mang đến các đảm bảo cho nghĩa vụ sẽ được thực hiện đầy đủ và đúng thỏa thuận. Theo đó, bên bảo lãnh bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Trong đó,
–Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh. Khi đó, ngân hàng thực hiện các tính chất phản ánh phạm vi bảo lãnh của mình. Nó thuộc vào các khả năng có thể được thực hiện từ bên bảo lãnh mà không phải thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả văn bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh. Các cam kết này mang đến ràng buộc nhất định khi có nhiều bên tham gia vào quan hệ bảo lãnh.
– Hợp đồng bảo lãnh là
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh bao gồm cả
3.3. Phạm vi bảo lãnh:
Căn cứ
“Điều 9. Phạm vi bảo lãnh
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh.”
Về phạm vi bảo lãnh, bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Phạm vi bảo lãnh được xác định là giới hạn về nghĩa vụ ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trên cơ sở cam kết của bên bảo lãnh và sự chấp nhận cam kết của bên nhận bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Theo đó, giới hạn nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ.
4. Thù lao bảo lãnh ngân hàng:
“Điều 337. Thù lao
Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận.”
Bản chất của quan hệ bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thay thế bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người này khi họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên có quyền. Sau đó, bên được bảo lãnh sẽ có nghĩa vụ hoàn lại cho bên bảo lãnh chi phí, tài sản mà bên bảo lãnh đã bỏ ra để thực hiện.
5. Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú:
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú. Việc bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú phải đáp ứng một trong những điều kiện dưới đây:
+ Khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52
+ Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh;
+ Bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
– Trường hợp khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài thì không phải thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú phải tuân thủ các quy định sau:
+ Được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước (đối với trường hợp bảo lãnh cho người không cư trú tại Việt Nam) và hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế (đối với trường hợp bảo lãnh cho người không cư trú ở nước ngoài);
+ Tuân thủ quy định tại các Điều 126, Điều 127, Điều 128 và Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn thực hiện các quy định này của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm thực hiện bảo lãnh cho khách hàng;
+ Có quy trình đánh giá, quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú;
+ Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều này.
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng tổ chức là người không cư trú ở nước ngoài, trừ các trường hợp sau:
+ Bảo lãnh cho bên được bảo lãnh tại Việt Nam trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng ở nước ngoài;
+ Xác nhận bảo lãnh cho nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng ở nước ngoài đối với bên được bảo lãnh tại Việt Nam.
– Ngoài các quy định tại Điều này, các nội dung khác về việc bảo lãnh đối với người không cư trú phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
6. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng:
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các loại tài liệu chủ yếu sau:
a) Văn bản đề nghị bảo lãnh;
b) Tài liệu về khách hàng;
c) Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
d) Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
đ) Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
Căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể, công bố công khai về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét cấp bảo lãnh.
7. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng:
Căn cứ Văn bản hợp nhất 09/VBHN-NHNN năm 2017 về hợp nhất Thông tư quy định về bảo lãnh ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành:
“Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh
1. Quyền của bên nhận bảo lãnh:
a) Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
b) Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh;
c) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
d) Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
đ) Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh;
g) Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh
a) Thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh, đảm bảo phù hợp với nội dung cam kết bảo lãnh;
b) Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm của bên được bảo lãnh;
c) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.”
Trong mối quan hệ hợp đồng bảo lãnh, khi người nhận bảo lãnh chứng minh được rằng họ là chủ nợ của khách hàng được bảo lãnh, khi đó họ mới thiết lập tư cách là chủ nợ đồng thời của tổ chức tín dụng bảo lãnh. Lúc này họ mới có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh khi người này không thực hiện đúng nghĩa vụ của họ đối với mình.
Trong bảo lãnh ngân hàng quyền của người nhận bảo lãnh không thể chuyển nhượng cho người thứ ba, tuy nhiên, trường hợp này vẫn có thể xảy ra nếu trong hợp đồng bảo lãnh có quy định trường hợp này, hay có sự đồng ý của ngân hàng bảo lãnh. Trong mối quan hệ hợp đồng bảo lãnh với tổ chức tín dụng bảo lãnh, người nhận bảo lãnh phải chứng minh họ là chủ nợ của khách hàng được bảo lãnh, do đó họ mới có thể thiết lập được tư cách là chủ nợ đồng thời của tổ chức tín dụng bảo lãnh.
Với tư cách là chủ nợ của khách hàng được bảo lãnh, đồng thời cũng là chủ nợ của tổ chức tín dụng bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh khi muốn yêu cầu tổ chức tín dụng bảo lãnh thưc hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh khi người này không thực hiện đúng nghĩa vụ của họ đối với mình thì bên nhận bảo lãnh phải chứng minh rằng việc đòi tiền của mình là hoàn toàn phù hợp với các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, như đã được ghi nhận trong cam kết bảo lãnh. Đây vốn là nguyên tắc chung đã được thừa nhận từ rất lâu trong thông lệ và tập quán quốc tế về bảo lãnh ngân hàng.
Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
Theo quy định trên, nghĩa vụ của bên bảo lãnh sẽ phát sinh khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Với tinh thần quy định này, bên nhận bảo lãnh sẽ có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong các trường hợp đó.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật tổ chức tín dụng năm 2010.
– Thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng.