Để thực hiện uỷ quyền thi hành án cần phải làm đơn uỷ quyền thi hành án. Vậy, mẫu đơn uỷ quyền thi hành án được quy định như thế nào và có nội dung cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn ủy quyền thi hành án là gì?
Trên thực tế, ta có thể hiểu uỷ quyền là việc các cá nhân hoặc tổ chức cho phép cá nhân hoặc tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó, tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép hay uỷ quyền đó. Đồng thời, ủy quyền còn là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại. Mẫu đơn ủy quyền thi hành án được sử dụng trong quá trình thi hành án dân sự và có những vai trò quan trọng trong thực tiễn.
2. Mẫu đơn ủy quyền thi hành án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
Hôm nay, ngày tháng năm 20…. Tại Văn Phòng Công chứng………, .Tôi ký tên dưới đây:
Họ tên: ….. Sinh năm:…..
CMND số: ….. Cấp tại CA:…..
Thường trú:
Tôi hiện đang liên hệ với TAND Quận……., TP……… để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Căn cứ theo:
Bằng giấy này tôi đồng ý ủy quyền cho:
Ông/Bà: ….. Sinh năm:….
CMND số: ….. Cấp tại CA:…..
Thường trú:…..
NỘI DUNG ỦY QUYỀN
1/ Ông……..được quyền thay mặt và nhân danh tôi liên hệ với Tòa Án Nhân Dân Quận………, Tòa Án Nhân Dân các cấp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác để tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp nêu trên với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trong suốt quá trình tố tụng tại các cấp toà, cấp xét xử theo quy định của pháp luật.
– Sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực do Tòa Án cấp có thẩm quyền ban hành, thì Ông……….. được ủy quyền liên hệ với cơ quan thi hành án cấp có thẩm quyền để lập thủ tục thi hành án bản án, quyết định có hiệu lực của
2/ Trong phạm vi ủy quyền, Ông……. được quyền liên hệ với các cơ quan chức năng để tiến hành các thủ tục về các hành vi đã được ủy quyền, nộp và nhận hồ sơ, được cung cấp chứng cứ, được trích lục các chứng từ liên quan đến vụ kiện nêu trên, được lập văn bản, ký tên trên các giấy tờ và thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định. Được nhận bản chính các giấy tờ và quyết định những vấn đề liên quan, trong quá trình tham gia tố tụng giải quyết vụ kiện nêu trên theo quy định của pháp luật.
– Thù lao ủy quyền: không
– Thời hạn ủy quyền: cho đến khi công việc uỷ quyền hoàn thành, hoặc
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về giấy ủy quyền này và cam kết hoàn toàn không có bất cứ khiếu nại gì về mọi hành vi do Ông…………… thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
Tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền này.
NGƯỜI ỦY QUYỀN
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn ủy quyền thi hành án:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là giấy uỷ quyền.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Thông tin chủ thể lập biên bản.
+ Thông tin người được uỷ quyền.
+ Nội dung uỷ quyền.
+ Thù lao uỷ quyền.
+ Thời hạn uỷ quyền.
+ Cam kết của người thực hiện uỷ quyền.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký, ghi rõ họ tên của người uỷ quyền.
+ Lời chứng của công chứng viên.
4. Một số quy định về uỷ quyền:
4.1. Uỷ quyền là gì?
Ủy quyền là việc một người giao cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Quan hệ ủy quyền thường là quan hệ giữa cá nhân với nhau mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Pháp luật nước ta cũng có những quy định cụ thể về uỷ quyền.
Không những thế, việc uỷ quyền còn là một căn cứ quan trọng được sử dụng để làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại và giúp người uỷ quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, nếu không có thỏa thuận và có pháp luật quy định thì tối đa là 1 năm.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền:
Quyền của bên ủy quyền bao gồm:
– Bên uỷ quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền
– Bên uỷ quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Bên uỷ quyền có quyền được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của
– Bên ủy quyền có quyền kiểm soát các hành vi thực hiện giao dịch của bên được ủy quyền.
– Nếu bên được ủy quyền thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc có thể gây thiệt hại, bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ của bên ủy quyền bao gồm:
– Bên uỷ quyền có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
– Bên uỷ quyền có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
– Bên uỷ quyền có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
Như vậy, pháp luật đã đưa ra các quy định rất cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người uỷ quyền. Nhằm mục đích để đảm bảo quyền lợi của chủ thể này cũng như đảm bảo việc thực hiện các trách nhiệm khi chủ thể này thực hiện uỷ quyền cho chủ thể khác. Khi thực hiện uỷ quyền không có nghĩa các chủ thể hết nghĩa vụ đối với công việc của mình mà các kết quả của quá trình giải quyết vụ việc thông qua người được uỷ quyền vẫn có những liên quan trực tiếp tới người uỷ quyền.
4.3. Ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án dân sự:
Người yêu cầu thi hành án có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau đây:
– Thứ nhất: Nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự.
– Thứ hai: Gửi đơn qua bưu điện.
– Thứ ba: Các chủ thể có quyền ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án dân sự hoặc gửi đơn yêu cầu thi hành án qua bưu điện.
Pháp luật nước ta quy định Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế ti hành án hoặc tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án.
– Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình.
– Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án.
– Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được mà đương sự không có thỏa thuận khác.
Cần lưu ý rằng:
Trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành bản án, quyết định kể từ ngày phát hiện người phải thi hành án có điều kiện thi hành đối với bản án đó.
Trong thời hạn năm năm theo quy định của pháp luật, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án dân sự.
Trong trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn năm năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với những bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 5 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn theo quy định của pháp luật.