Trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào của các quốc gia trên thế giới thì cũng cần đặt ra yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để đảm bảo cho tính ổn định, bền vững của quan hệ giữa người cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng. Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 đã ra đời và có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 là gì?
Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng năm 1968 ra đời thực chất chính là một đạo luật của Liên bang Mỹ đưa ra danh sách công khai các yêu cầu phải được tuân theo bởi những người cho vay tiêu dùng như ngân hàng, công ty thẻ tín dụng và công ty cho thuê tự động. Theo đạo luật này, các chủ thể là những người cho vay tiêu dùng được yêu cầu
2. Đặc điểm của Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968:
Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng ở chỗ luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 làm cho các điều khoản cho vay trở nên minh bạch hơn đối với những các chủ thể là những người vay có thể không rành về tài chính. Ví dụ cụ thể như cho người vay biết lãi suất phần trăm hàng năm (APR) sẽ giúp các chủ thể là những người vay định hình được nếu khoản vay quy định mức lãi suất 10% (tỉ lệ phần trăm hàng năm-APY) được trả hàng tháng, các chủ thể là những người vay trên thực tế sẽ phải trả gần 10,5% cho khoản vay trong năm.
Lãi suất phần trăm hàng năm được hiểu chính là tỉ lệ lãi phải trả cho khoản vay hay mức sinh lời từ đầu tư hàng năm. Lãi suất phần trăm hàng năm thể hiện chi phí vay vốn thực sự phải trả hàng năm. Lãi suất phần trăm hàng năm sẽ bao gồm tất cả các loại phí liên quan đến giao dịch nhưng không tính gộp. Vì thông thường thì các khoản vay hay
3. Vai trò của Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng trong xây dựng luật bảo vệ người tiêu dùng:
Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 đã hình thành cơ sở cho một loạt các luật bảo vệ các chủ thể là những người tiêu dùng được ban hành trong những năm kể từ năm 1968. Trong số các luật này có các luật sau đây: Luật cho vay, Luật báo cáo tín dụng công bằng, Luật cơ hội tín dụng công bằng, Luật thực hành đòi nợ công bằng, và Luật chuyển tiền điện tử.
Một điều khoản chính của Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 được gọi là Tiêu đề III, trong đó giới hạn mức thu nhập có thể bị mất ở mức 25% thu nhập hàng tuần sau khi khấu trừ thuế bắt buộc, hoặc số tiền mà thu nhập khả dụng cao hơn 30 lần mức lương tối thiểu. Điều này cũng đã góp phân làm chấm dứt tình trạng của các chủ nợ trừ một tỉ lệ cao tiền lương của người lao động để trả nợ tồn đọng.
Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng 1968 còn đóng vai trò cơ sở hình thành nên Luật báo cáo tín dụng công bằng (FCRA). Theo đó, luật báo cáo tín dụng công bằng thực chất chính là đạo luật ra đời để quy định việc thu thập thông tin tín dụng và quyền truy cập vào báo cáo tín dụng.
Luật báo cáo tín dụng công bằng chính là đạo luật chính điều chỉnh tất cả các hoạt động liên quan đến báo cáo thông tin tín dụng cho các chủ thể là những người tiêu dùng. Hai lĩnh vực trọng tâm của Đạo luật báo cáo tín dụng công bao gồm bảo vệ thông tin báo cáo tín dụng và các tiêu chuẩn về cách ghi lại thông tin tín dụng.
4. Một số đạo luật liên quan:
Luật báo cáo tín dụng công bằng:
Luật báo cáo tín dụng công bằng thực chất chính là luật Liên bang của Mỹ qui định việc thu thập thông tin tín dụng của các chủ thể là những người tiêu dùng và truy cập vào báo cáo tín dụng của họ. Luật báo cáo tín dụng công bằng đã được thông qua vào năm 1970 để nhằm mục đích có thể đảm bảo tính công bằng, chính xác và bảo mật thông tin cá nhân có trong hồ sơ của các cơ quan báo cáo tín dụng.
Luật báo cáo tín dụng công bằng là luật Liên bang chính điều chỉnh việc thu thập và báo cáo thông tin tín dụng của người tiêu dùng. Các quy tắc của luật báo cáo tín dụng công bằng bao gồm cách lấy thông tin tín dụng của người tiêu dùng, thời gian lưu giữ và thời gian chia sẻ với những người khác bao gồm cả người tiêu dùng.
Ủy ban Thương mại Liên bang và Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng chính là hai cơ quan liên bang chịu trách nhiệm giám sát và thực thi các quy định của đạo luật này. Nhiều tiểu bang cũng có luật riêng liên quan đến báo cáo tín dụng. Toàn bộ các quy định có thể được tìm thấy trong Tiêu đề 15 của Bộ luật Mỹ, Mục 1681.
Luật báo cáo tín dụng công bằng cũng mô tả loại dữ liệu mà văn phòng được phép thu thập. Các dữ liệu cho phép thu thập sẽ bao gồm lịch sử thanh toán hóa đơn của người đó, các khoản vay trong quá khứ và các khoản nợ hiện tại. Thực chất cũng có thể bao gồm thông tin việc làm, địa chỉ hiện tại và trước đây, cho dù họ đã từng nộp đơn xin phá sản hoặc nợ tiền cấp dưỡng con cái, và bất kì hồ sơ bị bắt giam giữ nào khác nếu có.
Luật báo cáo tín dụng công bằng cũng giới hạn những người được phép xem báo cáo tín dụng và trong hoàn cảnh nào.
Chính phủ các quốc giá có thể yêu cầu báo cáo tín dụng theo lệnh của
– Luật báo cáo tín dụng công bằng trong tiếng Anh là gì?
Luật báo cáo tín dụng công bằng trong tiếng Anh là Fair Credit Reporting Act, viết tắt là FCRA.
Đạo luật cơ hội tín dụng công bằng:
– Khái niệm đạo luật cơ hội tín dụng công bằng:
Đạo luật cơ hội tín dụng bình đẳng được hiểu cơ bản chính là một quy định được tạo ra bởi chính phủ Mỹ nhằm mục đích để có thể cung cấp cho tất cả các cá nhân hợp pháp cơ hội bình đằng để xin vay từ các tổ chức tài chính và các tổ chức cho vay khác.
Đạo luật cơ hội tín dụng công bằng ra đời đã quy định rằng các cá nhân không thể bị phân biệt đối xử bởi các yếu tố không liên quan trực tiếp đến khả năng trả được nợ của họ. Đạo luật cơ hội tín dụng công bằng cấm các chủ nợ để ý đến chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia, giới tính, tôn giáo hoặc tình trạng hôn nhau trong việc quyết định có chấp thuận đơn xin cấp tín dụng của người đi vay hay không.
Các tổ chức tài chính cũng không thể từ chối khoản vay tín dụng dựa trên tuổi. Họ cũng không thể từ chối cho vay vì người nộp đơn đang nhận viện trợ của chính phủ.
Đạo luật cơ hội tín dụng công bằng được ban hành vào năm 1974. Đạo luật cơ hội tín dụng công bằng được quy định chi tiết trong Mục 15 của Bộ luật Hoa Kỳ.
– Đạo luật cơ hội tín dụng công bằng trong tiếng Anh là gì?
Đạo luật cơ hội tín dụng công bằng trong tiếng Anh là Equal Credit Opportunity Act, viết tắt là ECOA.
Luật thực hành đòi nợ công bằng:
– Khái niệm luật thực hành đòi nợ công bằng:
Luật thực hành đòi nợ công bằng thực chất là luật Liên bang Mỹ giới hạn hành vi và hành động của những người đòi nợ là bên thứ ba, những người đang cố gắng thu nợ thay cho một người hoặc tổ chức khác. Theo như được sửa đổi vào năm 2010, luật hạn chế các phương thức mà các chủ thể là những người đòi nợ có thể liên hệ với bên nợ, cũng như thời gian trong ngày và số lần liên hệ có thể được thực hiện. Nếu vi phạm luật thực hành đòi nợ công bằng, một vụ kiện có thể được đưa ra trong vòng một năm đối với công ty đòi nợ cũng như người đòi nợ về các thiệt hại và phí luật sư.
– Luật thực hành đòi nợ công bằng trong tiếng Anh là gì?
Luật thực hành đòi nợ công bằng trong tiếng Anh là Fair Debt Collection Practices Act, viết tắt là FDCPA.