Trong cuộc sống có những điều bản thân chúng ta không thể lường trước và cũng không thể tránh được những ảnh hưởng của nó như những sự kiện bất khả kháng. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về bất khả kháng.
Mục lục bài viết
1. Bất khả kháng là gì?
Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều các tình huống bất khả kháng đây được hiểu là những tình huống xảy ra dẫn tới hậu quả là không thực hiện được hoặc làm chậm thời gian thực hiện hợp đồng, làm tổn thất về số lượng hoặc làm giảm chất lượng hàng hóa, nhưng hoàn toàn không do lỗi của bên nào, mà có tính chất khách quan và không thể khắc phục được.
Nếu chúng ta nhắc về một điều hay sự kiện nào đó gọi là bất khả kháng đề cập đến một điều khoản được bao gồm trong các hợp đồng để loại bỏ trách nhiệm đối với các thảm họa tự nhiên và không thể tránh khỏi làm gián đoạn tiến trình dự kiến của các sự kiện và hạn chế người tham gia thực hiện nghĩa vụ.
2. Đặc trưng của điều khoản bất khả kháng:
– Một điều khoản bất khả kháng rõ ràng qui định một số trường hợp nhất định khiến một bên hoặc cả hai bên không thực hiện hợp đồng.
– Các điều khoản bất khả kháng chỉ định một số lí do biện minh cho việc không thực hiện hợp đồng. Điều khoản bất khả kháng phổ biến giải quyết các vấn đề như:
+ Vấn đề về thời tiết, thiên nhiên như lũ lụt, bão và động đất là những sự cố phổ biến nhất trong các điều khoản bất khả kháng.
+ Các qui định của Chính phủ: Các điều khoản bất khả kháng thường sẽ cho phép hủy bỏ hợp đồng nếu một qui định của Chính phủ cản trở hoặc ngăn chặn việc thực hiện hợp đồng
+ Vấn đề lao động như đình công, bạo loạn và tranh chấp lao động
+ Hành vi khủng bố hoặc rối loạn dân sự
+ Bất kì nguyên nhân nào khác có thể nằm ngoài sự kiểm soát của các bên
3. Điều khoản về tình huống bất khả kháng trong hợp đồng thương mại :
Trên thực tế xuất hiện rất nhiều những tình huống bất khả kháng có thể xảy ra được qui định thành điều khoản trong hợp đồng thương mại, hay còn được gọi là điều khoản bất khả kháng, trường hợp giải thoát trách nhiệm. cơ sở để giải thoát trách nhiệm, trường hợp miễn trách. Khi có tình huống bất khả kháng xảy ra, thì bên đương sự hoàn toàn hoặc trong chừng mực nhất định, được miễn hay hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng.
Căn cứ dựa theo văn bản số 421 của Phòng thương mại quốc tế, một bên muốn được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của mình nếu chứng minh được thì theo đó việc không thực hiện nghĩa vụ là do một trở ngại ngoài sự kiểm soát của mình; bản thân đã không thể lường trước một cách hợp lí được tình huống đó; bản thân đã không thể tránh được hoặc không thể khắc phụ một cách hợp lí tình huống đó.
Như vậy nên với những tình huống được xem là bất khả kháng, bao gồm: chiến tranh, phong tỏa, kiểm soát ngoại hối, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; đình công, bế xưởng, nổi dậy, hỏa hoạn, lụt lội, động đất… Vì có rất nhiều tình huống bất khả kháng có thể xảy ra, do đó khi kí kết hợp đồng, các bên phải thỏa thuận chi tiết, cụ thể từng tình huống được xem là bất khả kháng để tránh tranh chấp sau này.
Bên cạnh đó ta thấy những người xuất khẩu cố gắng tính hết vào hợp đồng mọi trường hợp có thể xảy ra, kể cả các trường hợp như không nhận được phương tiện vận chuyển, sự cố trong sản xuất, cúp điện, thiếu nguyên liệu, thiếu nhân công… Nhưng cũng không phải cứ tình huống nào nhà xuất khẩu cũng được chấp nhận là bất khả kháng, mà phải được hai bên mua bán thỏa thuận và thống nhất qui định trong hợp đồng.
Nếu xuất hiện các tình huống bất khả kháng xảy ra thì thời hạn thực hiện hợp đồng được kéo dài tương ứng với thời gian xảy ra bất khả kháng cộng thêm với thời gian khắc phục hậu quả của nó. Theo đó nên trong hợp đồng có điều khoản qui định rằng: “Nếu thời gian bất khả kháng kéo dài quá một thời gian nào đó, thì một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải bồi thường cho bên kia”.
Thời hạn tối đa mà tình huống bất khả kháng được kéo dài qui định trong hợp đồng phụ thuộc vào thời hạn thực hiện hợp đồng, tính chất hàng hóa, phương thức bán hàng, tập quán thương mại… Mỗi bên trong hợp đồng khi gặp tình huống bất khả kháng, không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình thì phải thông báo kịp thời cho bên kia bằng văn bản về thời điểm xảy ra và thời điểm chấm dứt sự kiện.
Một sụ kiện bất khả kháng có thể kể tới hiện nay đó là do diễn biến ngày càng phức tạp của Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 16 về việc thực hiện dãn cách xã hội khiến cho nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này, sẽ dẫn đến hàng loạt các hệ quả khác nhau về kinh tế, trong đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế đối với các doanh nghiệp tham gia thương mại hàng hóa và dịch vụ xuyên quốc gia. Vậy liệu rằng, sự bùng phát của dịch Covid-19 có được coi là “sự kiện bất khả kháng” theo pháp luật của Việt Nam và quốc tế hay không và đối với các hợp đồng thương mại quốc tế khi xuất hiện sự kiện này sẽ có hệ quả ra sao? Chúng tôi xin đưa một vài phân tích khái quát dựa trên quan điểm của mình dưới góc nhìn pháp lý.
“Sự kiện bất khả kháng” được pháp luật Việt Nam “định nghĩa” tại khoản 1 Điều 56
Theo đó nên dịch Covid-19 là sự kiện xảy ra bất ngờ, không ai có thể lường trước được và để ngăn chặn Covid-19, Việt Nam đã thực hiện cách ly toàn xã hội khiến nhiều doanh nghiệp phải “đột nhiên” dừng hoạt động. Đồng thời, với tính nguy hiểm và lây lan nhanh chóng, rộng rãi trong cộng đồng Covid-19 đã được tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố là đại dịch toàn cầu và được Bộ y tế Việt Nam bổ sung vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 tại Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020. Từ những phân tích này chúng tôi thấy nhận định Covid-19 có thể được coi là “sự kiện bất khả kháng” theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tất nhiên, việc đánh giá cụ thể tình huống bất khả kháng còn phải xem xét tới các điều khoản thoả thuận cụ thể của Hợp đồng, cũng như các quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan khác.
Ngoài ra căn cứ theo quy định thì đối với vấn đề này, pháp luật Thương mại Việt Nam (
“1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;”
Như vậy nên ta thấy nếu một hợp đồng thương mại quốc tế sẽ liên quan đến các hệ thống pháp luật khác nhau. Vì vậy, cần phải xem xét cái nhìn của pháp luật quốc tế về sự kiện bất khả kháng mà cụ thể là đại dịch Covid-19 như hiện nay ra sao và phương hướng giải quyết như thế nào. Bên cạnh đó thực tế có hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới và các văn bản pháp lý quốc tế đều đưa ra và thừa nhận “sự kiện bất khả kháng” là một trong những trường hợp loại trừ hợp đồng.
4. Ý nghĩa của điều khoản bất khả kháng:
– Thông thường, các điều khoản bất khả kháng bào chữa cho sự xuất hiện của những điều “ngoài tầm kiểm soát” của các bên. Nhiều hợp đồng bao gồm các điều khoản bất khả kháng để cung cấp cho các tình huống bất ngờ.
– Điều khoản bất khả kháng thường được coi là điều khoản “ngoại lệ” trong hợp đồng, có nghĩa là các điều khoản này giúp một bên không thực hiện nghĩa vụ.
– Tòa án thường không ủng hộ các điều khoản như vậy nhưng thường vẫn sẽ thực thi, miễn là không có pháp luật hợp đồng nào bị vi phạm. Mọi người có thể đưa ra các điều kiện trong hợp đồng theo bất kì cách nào họ muốn.