Quy định về thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng? Những điều cần biết và lưu ý khi thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng?
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là yêu cầu về cơ sở hạ tầng cũng tăng lên từ đó đem lại một lượng lớn các dự án đầu tư xây dựng, tùy theo mục địch sử dụng, điều kiện kinh tế các chủ đầu tư sẽ thực hiện các dự án đó một cách thực tế và cụ thể của dự án.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu cụ thể của từng dự án các chủ đầu tư sẽ đưa ra những cái nhìn nhận của mình về các vấn đề liên quán đến dự án và điều chỉnh nó sao cho phù hợp và tối ưu hóa nhất có thể. Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng đó là một vấn đề phổ biến trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng vì thế
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về dự án đầu tư xây dựng
Khái niệm dự án đầu tư xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 :
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Theo đó dự án đầu tư xậy dựng sẽ là việc của nhà đầu tư, chủ thầu sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng trong thời gian và chi phí cụ thể. Dự án đầu tư xây dựng sẽ được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định cũng như cấp phép xây dựng nếu đủ các tiêu chuẩn của pháp luật về xây dựng quy định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng chủ đầu tư muốn điều chỉnh dự án xây dựng phải lập hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư cũng như làm theo hướng dẫn của cớ quan có thẩm quyền.
Các trường hợp được phép điều chỉnh dự án đầu tư ( Điều 61 Luật xây dựng năm 2014) có thể hiều là :
• Đối với dự án sử dụng vốn của nhà nước: do ảnh hưởng của tự nhiên, sự cố bất khả kháng( thiên tai, sự cố môi trường, hỏa hoạn…), các yếu tố đem lại lợi ích cao hơn cho dự án đã được chủ đầu tư chứng minh, quy hoạch xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến dự án xây dựng, khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt. Việc điều chỉnh dự án đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định.
• Đối với dự án sử dụng vốn khác: được người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh dựa trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về xây dựng( quy hoạch, an toàn, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh..) và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
• Đối với dự án xin điều chỉnh mà làm thay đổi mục tiêu, quy mô, vị trí xây dựng thì phải được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
• Việc điều chỉnh dự án xây dựng cần phải qua thẩm định, phê duyệt.
2. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng
Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng được quyết định bởi người đầu tư và phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thẩm định và theo trình tự cụ thể là:
• Người thực hiện dự án có văn bản đề nghị người đầu tư xem xét chấp thuận điều chỉnh dự án, trong văn bản cần nêu rõ lý do, nội dung, phạm vi điều chỉnh.
• Từ văn bản chấp thuận của người đầu tư người thực hiện dự án có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ dự án, thiết kế cơ sở điều chỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt điều chỉnh.
Hồ sơ đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng gồm có:
1. Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng đã được chấp thuận.
2. Báo cáo tính hình thực hiện của dự án đầu tư đến thời điểm xin điều chỉnh.
3. Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư.
4. Văn bản nêu lý do điều chỉnh dự án đầu tư.
5. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
6. Bản Giải trình lý do điều chỉnh dự án đầu tư.
7. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
8. Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: Nhà đầu tư thực hiện dự án; mục tiêu dự án, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
9. Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, đối với nhà đầu tư là tổ chức thì cần bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác để xác nhận tư cách pháp lý.
10. Bản sao một trong các thông tin sau:
• Đối với nhà đầu tư là tổ chức:
• Đối với nhà đầu tư là cá nhân: cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Lưu ý:
• Đối với các trường hợp có nội dung điều chỉnh liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng có điều kiện thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng phải lấy ý kiến thanh tra của bộ, nghành liên quan trước khi thực hiện điều chỉnh, bổ sung.
• Đối với các trường hợp điều chỉnh mục tiêu, quy mô dự án đầu tư, nhà đầu tư cần phải chứng minh được tính cần thiết cũng như tính khả thi khi điều chỉnh dự án xây dựng.
• Tùy từng trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu nhà đầu tư cung cấp những giấy tờ, văn bản khác.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sợ điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng: sở kế hoạch và đầu tư nơi dự án được thực hiện. Đối với dự án nằm trong khu công nghiệp, chế suất thì nộp cho ban quản lý khu công nghiệp, chế suất. Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nộp đủ hồ sơ cho cơ quán có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự án đầu tư sẽ được giải quyết. Trường hợp từ chối thì sẽ có văn bản giải trình kèm theo lý do cụ thể.
Như vậy đối với các dự án đầu tư cần điều chỉnh thì nhà thầu cũng như các nhà đầu tư cần phải làm theo đúng thủ tục, văn bản hướng dẫn, chuẩn bị hồ sơ cũng như các giấy tờ liên quan mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Tránh các trường hợp tự ý thay đổi, điều chỉnh dự án mà chưa được cớ quan có thẩm quyền cho phép dẫn đến nhiều hệ quả pháp lý liên quan đến vi phạm pháp luật.