Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã ký Hiệp định về Di chuyển Thể nhân (MNP) vào năm 2012. Đây là một công cụ mới có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, góp phần thiết lập một thị trường chung ASEAN. Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân là gì?
Mục lục bài viết
1. Hiệp định ASEAN về vấn đề di chuyển thể nhân là gì?
Hiệp định ASEAN về vấn đề di chuyển thể nhân ( ASEAN Agreement on Movement of Natural Persons – MNP) là một thỏa thuận dịch vụ Phương thức 4 độc lập. Các cam kết thực tế bao gồm khách doanh nghiệp (bảy Quốc gia Thành viên ASEAN, hoặc AMS), những người chuyển giao trong nội bộ công ty (tất cả AMS) và các nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (ba AMS). Nhìn chung, các cam kết bổ sung giá trị cho các hiệp định trước đó (cụ thể là AFAS 8 và AANZFTA) cho nhiều AMS về phạm vi lĩnh vực rộng hơn và / hoặc các loại cam kết mới. Tuy vậy,các cam kết rất khác nhau giữa các quốc gia về phạm vi bảo hiểm theo ngành, các loại MNP đã cam kết và thời gian lưu trú ban đầu. Một Hiệp định MNP độc lập có thể dẫn đến các cam kết Phương thức 4 không phù hợp với các cam kết Phương thức 3. Hơn nữa, thỏa thuận hiện tại hoàn toàn không bao gồm các lĩnh vực phi dịch vụ.
– Hiện diện thể nhân (presence of natural persons) để cung cấp dịch vụ là khái niệm ra đời tại Vòng đám phán U-ru-goay về việc thành lập WTO năm 1994′. Theo đó, thuật ngữ di chuyển con người để cung cấp dịch vụ theo phương thức hiện diện thể nhân (Phương thức 4) tại Điều 1 Khoản 2d của Hiệp định GATS là “bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác”. Như vậy, trong quá trình đưa người lao động ra nước ngoài để thực hiện thương mại dịch vụ trong một thời gian nhất định, sự hiện diện của người cung cấp dịch vụ trên nước tiếp nhận được gọi là hiện diện thể nhân. Hiện diện thể nhân có các đặc trưng cơ bản:
– Thị trường, nơi có “hiện diện thể nhân” là thị trường dịch vụ và đối tượng của hiện diện thể nhân là dịch vụ.
– Quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ là quan hệ hợp đồng dịch vụ.
– Thời hạn cư trú của người cung cấp dịch vụ được xác định trong hợp đồng dịch vụ theo pháp luật nước sở tại hay thỏa thuận quốc tế.
– Pháp luật điều chỉnh các hoạt động và mối quan hệ trong thương mại dịch vụ là pháp
2. Phạm vi áp dụng và các điều khoản:
– Nguyên nhân của di chuyển thể nhân: Các lý thuyết kinh tế đã đưa ra một vài nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của di chuyển thể nhân nói chung và hiện diện thể nhân nói riêng. Đó là: Lý thuyết về thị trường lao động kép của Piore (1979) và Muler (1999) cho rằng có sự tồn tại hai loại thị trường lao động, một loại thị trường lao động lương cao dành cho lao động có kỹ năng cao và thị trường lao động lương thấp cho lao động có kỹ năng thấp và trung bình. Nhu cầu của người sử dụng lao động đối với lao động lương thấp tại các nước phát triển là động lực chính của sự di chuyển lao động quốc tế và các chính sách tuyển dụng của các nước tiếp nhận lao động hình thành các dòng di chuyển này”lý.
“Lý thuyết kinh tế mới về di chuyển lao động với các đại biểu Stark và Bloom (1987) thì cho rằng sự di chuyển lao động quốc tế là một cách để đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm thiểu rủi ro, để kiếm tiền và tạo dựng vốn. DI chuyển lao động chủ yếu là do sự yếu kém của hệ thống thị trường vốn, thị trường bảo hiểm…
– Lý thuyết hệ thống thế giới cho rằng tác động của cơ cấu kinh tế tư bản đối với xã hội phi tư bản, tác động ngoại biên vào truyền thông tạo ra di chuyển lao động quốc tế”. Tác giả nghiên cứu cho rằng: trong toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, nguyên nhân của di chuyển lao động quốc tế trong đó có di chuyển thể nhân là tổng hợp tất cả các nội dung trên, ngoài ra còn do sự phân công lao động quốc tế theo chuỗi giá trị toàn cầu dựa trên các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, trong đó quan trọng nhất là lợi thế về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực
– Thực tế ngày nay có thể thấy các dòng thể nhân chủ yếu di chuyển ra nước ngoài làm việc với sự phân công lao động theo chuỗi giá trị toàn cầu gồm có: Dòng thể nhân có kỹ năng cao từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển. Gắn liền với dòng di chuyển vốn, công nghệ là di chuyển thể nhân có trình độ cao từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp ở các nước công nghiệp, các công ty xuyên quốc gia cử nhà quản lý, chuyên gia, lao động kỹ thuật có kỹ năng đến các nhà máy, công ty con, chi nhánh của họ ở các nước đang phát triển để quản lý, chỉ đạo, điều hành sản xuất, những thể nhân này được gọi là di chuyển nội bộ công ty.
– Các doanh nghiệp coi những thể nhân này là công cụ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi nhánh, công ty con và để hợp nhất hoạt động của công ty mẹ trên phạm vi toàn cầu. Những thể nhân này đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển và đặc biệt là làm tăng sản lượng đầu ra trên phạm vi toàn cầu. Như vậy luồng di chuyển thể nhân này có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của các nước sở tại nói riêng và toàn cầu nói chung.
– Dòng thể nhân có kỹ năng từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển. Sự thiếu hụt lao động có kỹ năng và mức lương cao hơn ở các nước phát triển là sức hút mạnh mẽ đối với lao động có kỹ năng ở các nước đang phát triển. Mặt khác, tệ quan liêu, điều kiện làm việc, thu nhập và các yếu tố đầu vào của các nước đang phát triển không phù hợp với lao động có kỹ năng cũng tạo ra lực đẩy lao động có kỹ năng ra nước ngoài làm việc.
– Dòng thể nhân không có kỹ năng từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển. Các nước đang phát triển dồi dào về lao động không có kỹ năng, thiếu các yếu tố để đảm bảo việc làm trong nước, trong khi các nước phát triển có xu hướng dân số ngày càng già, khả năng giáo dục đào tạo lao động có kỹ năng ngày càng tăng làm cho tình trạng thiếu hụt lao động không có kỹ năng ngày càng nghiêm trọng. Tình hình này hình thành nên dòng thể nhân không có kỹ năng thường đến làm việc trong một số ngành nghề mà nước sở tại không có lao động thay thế, chăm sóc người già trẻ em, những dịch vụ cá nhân, dịch vụ gia đình, dịch vụ giao hàng. Một bộ phận đến làm các công việc mà lao động bản xứ không làm, những công việc được ILO (Tổ chức lao động quốc tế) gọi là “3D” (DangerousDifficult-Dirty), để giảm bớt sức ép về nhu cầu việc làm trong nước và tăng thu nhập bằng ngoại tệ.
– Có thể thấy về mặt lý thuyết thì cả ba dòng di chuyển thể nhân đều có thể được coi là di chuyển thể nhân theo Hiệp định GATS nhưng trên thực tế hầu hết các biểu cam kết của nước Thành viên cho thấy quan điểm di chuyển thể nhân của các quốc gia là hai dòng di chuyển đầu.
3. Di chuyển thể nhân có thúc đầy phát triển kinh tế xã hội không?
– Nhìn chung, di chuyển thể nhân là một trong những biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đối với nước có lao động xuất cư.
– Một là, di chuyển thể nhân tạo điều kiện toàn dụng lao động ( toàn dụng lao động: trạng thái lao động – việc làm của nền kinh tế mà trong đó tất cả mọi người thuộc lực lượng lao động có nhu cầu làm việc đều có thể tìm được việc làm phù hợp với khả năng của mình, nhờ đó nền kinh tế đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao), tăng thu nhập quốc gia
– Di chuyển thể nhân mở ra cơ hội cung cấp dịch vụ tại nước khác, mang lại thu nhập cho người lao động. Đồng thời, góp phần gia tăng thu nhập quốc gia, vì thu nhập quốc gia là tổng đại số giữa thu nhập quốc nội và thu nhập yếu tố thuần ( thu nhập yếu tố thuần lại chính là khoản chênh lệch giữa thu nhập chuyển từ nước ngoài vào trong nước và thu nhập của người nước ngoài chuyển ra khỏi nước đó. Nhờ đó, góp phần làm tăng GNI/1 người. Một cấu thành quan trọng trong HDI (Chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc, chỉ số HDI đo lường thành tựu trung bình của một nước ở ba phương diện: Tuổi thọ (tính độ tuổi trung bình từ lúc sinh ra), Kiến thức (tính theo tỉ lệ người trưởng thành biết chữ và được giáo dục cơ bản, cấp hai, và tổng tỉ lệ giáo dục cấp cao hơn), Mức sống, đo lường bằng GNI đầu người theo sức mua tương đương tính theo đơn vị USD) .
– Theo thống kê của Ngân hàng thế giới năm 2009 “Toàn thế giới có hơn 190 triệu người lao động ra nước ngoài làm việc, lượng tiền chuyển về nước đạt 297,1 tỷ USD chiếm 0,7% GDP toàn cầu. Trong đó người Việt Nam ở nước ngoài gửi tiền về nước bằng con đường chính thức là 4,8 tỷ USD, tương đương với 7,9% GDP Trung quốc là 23,319 tỷ USD tương đương 0,9% GDP, Philippin là 15,250 tỷ USD tương đương 13% GDP. Ấn Độ là 25,426 tỷ USD tương đương 2,8% GDP”21
– Hai là, di chuyển thể nhân góp phần làm tăng tiết kiệm, tăng chi tiêu hộ gia đình và tăng đầu tư toàn xã hội dài hạn.
Di chuyển thể nhân mang lại cho người đó và gia đình khoản thu nhập cao hơn khi họ làm việc trong nước. Nhờ có thu nhập ròng cao, người cung cấp dịch vụ gửi khoản tiền đó về gia đình làm khoản tiết kiệm và kết quả làm tăng nguồn tài chính cho đầu tư..
– Ba là, di chuyển thể nhân thúc đẩy chính phủ tăng chi tiêu cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để có thể ra nước ngoài cung cấp dịch vụ, người cung cấp dịch vụ phải có kỹ năng nghề nghiệp và trình độ ngoại ngữ nhất định theo yêu cầu của nước tiếp nhận. Vì vậy chính phủ phải tăng chi tiêu cho đầu tư vật chất , đội ngũ giáo viên và các điều kiện khác đảm bảo cho việc đào tạo và đào tạo lại người cung cấp dịch vụ. Khi chỉ tiêu cho đầu tư của chính phủ tăng sẽ góp phần làm tăng GDP cả trong ngắn hạn và dài hạn.
– Bốn là, di chuyển thể nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Cơ cấu kinh tế là cấu trúc của nền kinh tế bao gồm các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định. Cơ cấu kinh tế hiện đại xét về tỷ trọng trong GDP của các ngành thì dịch vụ là cao nhất, tiếp đến là công nghiệp và thấp nhất là nông nghiệp; xét về trình độ kỹ thuật- công nghệ phải tương ứng với trình độ của khu vực và thế giới, xét về khả năng huy động các nguồn lực thì phải huy động và sử dụng mọi tiềm năng để tăng cường và phát triển kinh tế; xét về phương diện lao động thì tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ và công nghiệp phải lớn; xét về tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu thì phải kết nối vào các khâu, các đoạn giá trị để sử dụng hiệu quả các lợi thế của quốc gia
– Trong ngắn hạn, di chuyển thể nhận ra nước ngoài làm việc nói riêng và di chuyển thể nhân nói chung sẽ là một trong các con đường tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ hiện đại, sử dụng nhiều vốn, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
– Trong dài hạn, trình độ, kiến thức người cung cấp dịch vụ được nâng cao nhờ được đào tạo và đào tạo lại trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Đây sẽ là động lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì đây là nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đầu tư theo chiều sâu.
– Năm là, di chuyển thể nhân góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực là đặc tính khách quan của nguồn nhân lực, biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính: năng lực hoạt động và phẩm chất đạo đức của người lao động. Năng lực hoạt động phụ thuộc vào trí lực, thể lực, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức thể hiện ở ý thức kỷ luật, trách nhiệm, sự chuyên tâm, tính hợp tác, khả năng làm việc nhóm..v..v..
– Đặc điểm của lao động là sáng tạo. Người cung cấp dịch vụ với vốn kiến thức học vấn và ngoại ngữ cơ bản nếu được làm việc trong môi trường làm việc hiện đại, kỹ thuật công nghệ tiên tiến thì trình độ tay nghề ngày càng được nâng cao và đặc biệt là hình thành thói quen mới. Dưới tác động của kỹ thuật quá trình cung cấp dịch vụ tại nước ngoài, đồng thời cũng chính là quá trình họ tự đào tạo. Sau một thời gian làm việc ở nước ngoài trình độ tay nghề ý thức kỷ luật phong cách làm việc hiện đại và trình độ ngoại ngữ được nâng cao vượt bậc.
– Sáu là, di chuyển thể nhân góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia: Khi là Thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) doanh nghiệp các nước Thành viên có cơ hội to lớn trong việc đầu tư, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang các nước Thành viên khác. Theo đó, việc di chuyển thể nhân theo các quy định của WTO được thực hiện dễ dàng.
– Tự do di chuyển thể nhân giữa các Thành viên là điều kiện quan trọng giúp các nhà đầu tư lựa chọn phương án sử dụng lao động tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, người cung cấp dịch vụ ở nước ngoài cũng góp phần quảng bá dịch vụ của nước đó với người tiêu dùng của nước sở tại.
– Ngoài các yếu tố có lợi cũng cần kể đến yếu tố tiêu cực là nguy cơ “chảy máu chất xám”, đặc biệt là tác động tiêu cực của nó đến sự phát triển cũng như tác động xấu có thể có đối với việc phân bổ thu nhập. Điều này chính xác hơn với di chuyển thường trú, tuy nhiên sự di chuyển tạm thời và thường trú không phải lúc nào cũng dễ phân biệt; các nước trải qua sự di chuyển tạm thời của lao động có xu hướng phải chịu sự suy giảm kỹ năng lao động trong thời gian dài với một tỷ lệ nhất định.
– Đối với nước tiếp nhận dịch vụ: Cũng như đối với các nước có thể nhận di chuyển, tác động kinh tế đối với nước tiếp nhận rất khó dự báo. Có nhiều yếu tố chi phối việc dự báo, như thời gian, lĩnh vực, nghề nghiệp và loại di chuyển. Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố này rất thiếu, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.