Hiện nay khi nền kinh tế phát triển chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích và vai trò của năng lượng đối với cuộc sống của con người, tại Việt Nam nắm bắt được vai trò to lớn này Hiệp hội Năng lượng Việt Nam ra đời. Vậy để hiểu thêm về Hiệp hội Năng lượng Việt Nam là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệp hội là gì?
Mục lục bài viết
1. Hiệp hội Năng lượng Việt Nam là gì?
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam trong tiếng Anh gọi là: Vietnam Energy Association – VEA.
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội) là:
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức pháp nhân và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực:
Năng lượng (điện, than, dầu khí và các dạng năng lượng mới, tái tạo) hoặc liên quan đến đầu tư, xây dựng, chế tạo cơ khí, kinh doanh vật tư thiết bị năng lượng; tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tồn trữ, xuất nhập khẩu năng lượng và các ngành sản xuất khác phục vụ phát triển ngành năng lượng.
Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện nghị quyết về phát triển năng lượng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Phương châm của Hiệp hội là: Đoàn kết – Hợp tác – Hỗ trợ – Phát triển
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệp hội năng lượng Việt Nam:
1. Tuyên truyền, phổ biến để hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;
Xây dựng và phát triển ngành năng lượng Việt Nam bảo đảm theo đúng quy hoạch đã được duyệt, đúng các quy định của Nhà nước về chuyên ngành năng lượng.
2. Đại diện cho hội viên kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng về chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên;
Giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và của hội viên; Thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo qui định của pháp luật.
3. Động viên các hội viên thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật phục vụ sản xuất; Đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau về kinh tế, kĩ thuật và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới.
4. Tham gia ý kiến, tư vấn, phản biện, thẩm định về quy hoạch chiến lược phát triển, đầu tư xây dựng, cơ chế, chính sách, định mức kinh tế kĩ thuật, giá cả sản phẩm, sản xuất, kinh doanh, chế tạo thiết bị, giấy phép hoạt động năng lượng và các công việc quản lí nhà nước khác thuộc ngành năng lượng theo quy định của pháp luật.
5. Hỗ trợ, tư vấn cho các tổ chức, cá nhân thuộc Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, chuyển đổi cơ cấu quản lí phù hợp với phát triển nghề nghiệp.
6. Cung cấp thông tin về kinh tế, kĩ thuật, thị trường, giá cả để hội viên hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
7. Tổ chức các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển; đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp.
8. Tổ chức các cuộc thi và trao giải thưởng chuyên ngành năng lượng, nhằm tôn vinh các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra phong trào thi đua lao động sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ theo quy định của pháp luật.
9. Xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp với hội viên, giữa hội viên với các tổ chức kinh tế ở trong nước và quốc tế.
10. Tổ chức đào tạo bằng các hình thức thích hợp để giúp các doanh nghiệp nâng cao kiến thức và năng lực quản lí kinh doanh, nâng cao trình độ công nghệ, sản xuất, đầu tư xây dựng các công trình năng lượng theo quy định của pháp luật.
11. Tổ chức thực hiện các chương trình tiết kiệm năng lượng và hỗ trợ các hội viên nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng trong sản xuất kinh doanh.
12. Hòa giải các bất đồng, tranh chấp giữa các hội viên thông qua thương lượng, hòa giải và hợp tác.
13. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi của Hiệp hội.
14. Thành lập các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
15. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
16. Được gia nhập các tổ chức, các hiệp hội quốc tế và khu vực tương ứng ngành nghề theo quy định của pháp luật.
17. Có các quyền lợi và nghĩa vụ khác mà pháp luật cho phép.
18. Xây dựng và phát triển các quan hệ quốc tế với cá nhân và tổ chức trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới theo qui định của pháp luật.
19. Thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hiệp hội về đào tạo, dịch vụ, tư vấn, tiết kiệm năng lượng, truyền thông năng lượng và các tổ chức có tư cách pháp nhân khác phục vụ công tác hoạt động Hiệp hội theo qui định của pháp luật.
20. Xuất bản Tạp chí Năng lượng Việt Nam, Báo Năng lượng Việt Nam, trang thông tin điện tử, các bản tin kinh tế – kĩ thuật – quản lí theo quy định của pháp luật.
21. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.
Như vậy nhìn chung đây là những nhiệm vụ cơ bản của hiệp hội năng lượng Việt Nam và hiệp hội Năng lượng Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi chính phủ phi lợi nhuận của những người, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng hoặc liên quan đến đầu tư, xây dựng, chế tạo cơ khí, kinh doanh vật tư thiết bị năng lượng; tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tồn trữ, xuất nhập khẩu năng lượng và các ngành sản xuất khác phục vụ phát triển ngành năng lượng tại Việt Nam.
3. Vai trò của Hiệp hội năng lượng Việt Nam:
Theo đó ta thấy với hiệp hội Năng lượng Việt Nam được thành lập nhằm tập hợp đoàn hết, hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; giúp hội viên hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó thì Hiệp hội còn tuyên truyền, vận động toàn dân tích cực tham gia xây dựng ngành năng lượng sạch Việt Nam, qua đó góp phần tích cực vào việc phát triển bền vững kinh tế – xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Hiện nay hiệp hội với các thành viên của Hiệp hội là các nhà đầu tư, khai thác, sản xuất, sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp tái tạo xanh, sạch, ít tác động tiêu cực đến môi trường như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện địa nhiệt… và các nhà đầu tư sản xuất nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, sản phẩm dầu, khí đốt áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường; các nhà đầu tư, khai thác, cung cấp, sử dụng dịch năng lượng sinh học. Các nhà đầu tư, khai thác, cung cấp, sử dụng sản phẩm dân sinh sạch, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực năng lượng sạch về tư vấn khoa học, kỹ thuật, công nghệ, chuyển giao công nghệ, môi trường về quản lý nhà nước; về hoạch định chiến lược, chính sách…
Như chúng ta đã biết sự xuất hiện của Hiệp hội nhằm thúc đẩy các hoạt động về bảo đảm năng lượng sạch và chính sách phát triển năng lượng sạch Việt Nam, từng bước góp phần nâng cao tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch. Bên cạnh đó Hiệp hội thực hiện chức năng phản biện, giám sát, tuyên truyền, vận động và hỗ trợ tổ chức thực hiện phát triển năng lượng sạch.
Như vậy chúng ta thấy rằng để thúc đẩy phát triển năng lượng sạch, nhiều chuyên gia cho rằng, đầu tiên ta thấy khi nhà nước có hành động đầu tư thiết thực và công bằng giữa các tập đoàn kinh tế nhà nước với thành phần kinh tế tư nhân, ngoài ra chúng ta cần loại bỏ hoàn toàn mọi trợ cấp năng lượng hóa thạch, bởi vì nhiên liệu hóa thạch đang đe dọa sự bền vững của môi trường. Bên cạnh đó có cơ chế hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến với mục đích là để sản xuất các sản phẩm sử dụng năng lượng tái tạo ví dụ: bếp và hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, pin mặt trời, turbine gió…đây là hình thức rất có ý nghĩa và cũng phổ biến hiện nay và chúng ta cũng cần có cơ chế hợp lý để các ngân hàng thương mại tham gia vào việc bảo lãnh các dự án đầu tư về phát triển công nghệ năng lượng sạch có vai trò to lớn đối với Việt Nam.