Lợi suất trái phiếu chính phủ là giá trị nhà đầu tư nhận được khi thực hiện mua trái phiếu chính phủ. Khi ngân sách không đủ để thực hiện các khoản chi thường xuyên, Chính phủ phải nhanh chóng bù đắp khoảng trống này. Cùng bài viết tìm hiểu về lợi suất trái phiếu Chính phủ và một số lưu ý về lợi suất trái phiếu Chính phủ.
Mục lục bài viết
1. Lợi suất trái phiếu chính phủ là gì?
Cần hiểu bản chất của trái phiếu là những khoản vay được thực hiện bởi bên phát hành. Khi có nhu cầu vay, Chính phủ cũng phát hành trái phiếu. Và do đây là các khoản vay cho nên lợi suất cũng được phản ánh.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ cho biết tổng lợi nhuận nhà đầu tư nhận được sau khi đáo hạn trái phiếu. Nó không chỉ bao gồm giá trị phản ánh trên trái phiếu mà còn phát sinh lợi nhuận. Do đó, nó phản ánh tổng giá trị nghĩa vụ chính phủ phải thực hiện trên trái phiếu khi đáo hạn. Cũng như giúp chính phủ điều chỉnh, cân đối các hoạt động tìm kiếm hiệu quả nhanh chóng và an toàn hơn. Có thể kịp thời thực hiện nghĩa vụ và còn tìm kiếm thêm nhiều giá trị lợi nhuận khác. Khi đó được xem là việc phát hành trái phiếu mang đến hiệu quả xác định.
Khái niệm.
Lợi suất trái phiếu chính phủ là tổng lãi suất được trái chủ trả trong khoản thời gian sở hữu trái phiếu. Với Chính phủ thực hiện phát hành trái phiếu. nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu thì được gọi là trái chủ – chủ sở hữu trái phiếu. Trái phiếu chính phủ có thể được phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ. Nhằm thực hiện đa dạng các khoản vay khác nhau. Cũng như nếu được phát hành đa dạng qua ngoại tệ, các nhu cầu sở hữu trái phiếu cũng cao hơn. Từ đó mà Chính phủ huy động vốn nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nói cách khác, lợi suất trái phiếu chính phủ là tỷ lệ lãi suất mà chính phủ một quốc gia có thể vay. Trái phiếu chính phủ được chính phủ bán cho các nhà đầu tư để quyên tiền cho chi tiêu chính phủ. Xây dựng các dự án hạ tầng quốc gia. Hay tài trợ tài chính cho chiến tranh. Nói chung là có thể kể đến tất cả các hoạt động cần có sự tham gia chi tiêu của Chính phủ. Khi mà ngân sách quốc gia đang eo hẹp. Các nghĩa vụ tài chính của công dân đối với nhà nước không đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu Chính phủ:
Mặc dù có tính chất ổn định và ít rủi ro. Tuy nhiên, cần đảm bảo các yếu tố tác động theo chiều hướng thuận lợi mới mang đến lợi khả năng lợi suất cao.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu chính phủ đến từ kinh tế và ổn định xã hội. Bao gồm uy tín tín dụng của chính phủ phát hành và sự ổn định của chính phủ phát hành. Uy tín giúp nhà đầu tư tin tưởng mua các giá trị trái phiếu lớn. Nhờ đó mà chính phủ nhanh chóng tìm kiếm và lấp đây khoảng trống ngân sách. Kịp thời sử dụng cho các mục tiêu trước mắt trong hoạt động của Chính phủ. Sự ổn định giúp nhà đầu tư an tâm trong các lợi suất có thể tìm được. Có thể được tính toán trước hoặc có cơ sở định lượng trước. Bởi các rủi ro là mối nghi ngại lớn khi chính phủ hoạt động không ổn định.
Ngoài ra còn có giá trị của đồng tiền phát hành trên thị trường hối đoái. Khi phát hành trái phiếu, để tìm kiếm đa dạng và nhanh chóng các khoản đầu tư. Chính phủ có thể phát hành bằng nội tệ hoặc ngoại tệ. Khi đó, giá trị đồng tiền ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị lợi suất. Nếu giá trị đồng tiền quá thấp, có thể lợi suất không mang lại ý nghĩa đáng kể cho nhà đầu tư nước ngoài. Điều này tác động rất lớn đến nhu cầu, sự đáp ứng của các nhà đầu tư khác nhau.
2. Đặc điểm của lợi suất trái phiếu Chính phủ:
Trước tiên, nó phản ánh đầy đủ các đặc điểm của Lợi suất trái phiếu.
Khi thực hiện phát hành trái phiếu, bên phát hành đương nhiên phải có nghĩa vụ thực hiện khi đáo hạn. Đó là đảm bảo thanh toán giá trị trái phiếu và các khoản lợi tức phát sinh trong thời gian này. Khoản lợi tức này được tính bằng lợi suất trái phiếu chính phủ. Ngoài ra trái phiếu được phát hành khi chính phủ khó khăn trong huy động tài chính. Ngân sách không đảm bảo cho các hoạt động chi thường xuyên. Do đó, trái phiếu được phát hành nhằm lấp đầy khoảng trống ngân sách.
Là thước đo kinh tế để các nhà đầu tư đưa ra quyết định chọn hình thức hay thời hạn đầu tư. Bởi các giá trị trái phiếu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi xuất nhận về. Đối với nhà đầu tư, thời gian đủ dài giúp họ tìm kiếm được lợi suất mong muốn. Lợi suất trái phiếu chính phủ có tác động rất lớn đến việc thu hút các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu. Khi mà các trái phiếu được phát hành bởi cơ quan nhà nước. Tính chất bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gần như được phản ánh tuyệt đối. Các nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư khi lợi suất nhận được đủ lớn. Bởi vì các rủi ro gần như không được xem xét trong khoản đầu tư này.
Một số đặc điểm riêng biệt của trái phiếu chính phủ:
Tính ổn định cao. Trái phiếu chính phủ tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho trái chủ trong thời gian nắm giữ. Các lỗ hổng ngân sách được bù đắp nhanh chóng. Qua đó mà có thể thực hiện kịp thời, hiệu quả các hoạt động. Ngoài ra nhà đầu tư cũng yên tâm về tính biến động của khoản đầu tư. Các lợi suất gần như được xác định hoặc ước tính khá chính xác. Giúp nhà đầu tư xác định các tiềm năng nhất định.
Miễn thuế thu nhập. Số tiền lợi suất trái chủ nhận được sẽ được bị tính vào thu nhập cá nhân. Khi mà hoạt động kịp thời nhằm ổn định nhà nước. Do đó các khoản đầu tư trở lên rất có ý nghĩa đối với nhà nước. Các nghĩa vụ thuế sẽ được giảm thiểu nhằm thúc đẩy các nhà đầu tư tiến hành thêm các hoạt động mua trái phiếu Chính phủ trong tương lai.
Lợi suất thấp hơn so với các loại đầu tư khác như trái phiếu doanh nghiệp… Khi các doanh nghiệp có thể sẵn sàng đưa ra chào mời hấp dẫn cho lợi suất. Tuy nhiên chính phủ phải cân đối chi tiêu hợp lý nhất có thể. Thông qua các căn cứ khác tính toán lợi suất phù hợp. Nhưng bù lại thì mức độ an toàn gần như 100%. Được bảo đảm bằng uy tín và độ ổn định trong hoạt động của Chính phủ quốc gia phát hành trái phiếu.
Tùy thuộc vào kỳ hạn mà lợi suất trái phiếu trái chủ nhận được sẽ khác nhau. Chia làm các loại ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Và các trái phiếu phát hành trên các đơn vị tiền tệ khác nhau cũng tác động lớn đến lợi suất. Đối với nhà đầu tư quốc gia A, có thể lợi suất này là không hấp dẫn. Nhưng đối với nhà đầu tư quốc gia B thì đó lại là khoản lợi suất khổng lồ.
Ngăn chặn rủi ro được thể hiện.
Tính chất ổn định, đảm bảo bằng uy tín chính phủ hay rủi ro xác định thấp là các tích cực phản ánh hoạt động đầu tư. Do đó đây là các căn cứ hữu hiệu nhà đầu tư quan tâm và xem xét trong hoạt động của mình.
Doanh nghiệp thường đưa ra lợi suất cạnh tranh hơn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên mức độ rủi ro lại được phản ánh cao. Mức chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu chính phủ và lợi suất trái phiếu doanh nghiệp là thước đo phần bù rủi ro cho các trái phiếu doanh nghiệp. Bởi khi tiến hành mua trái phiếu chính phủ, nhà đầu tư có thể yên tâm các lợi suất sẽ được nhận khi các kỳ hạn kết thúc. Nhiều loại trái phiếu chính phủ được coi là không có rủi ro như chứng khoán Kho bạc Mỹ.
Về lí thuyết, trái phiếu chính phủ bằng tiền nội địa được coi là không có rủi ro. Vì chúng được phát hành bởi đồng tiền của chính phủ phát hành. Chính phủ đó luôn có thể in thêm tiền để thanh toán trái phiếu khi đáo hạn. Tuy nhiên, lạm phát xảy ra khiến trái phiếu sẽ mất giá trị và lợi suất trái phiếu chính phủ sẽ giảm đáng kể. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thu hồi vốn là tìm kiếm lợi suất của nhà đầu tư. Tính ổn định trong họa động chính phủ mất đi. Các nhà dầu tư sẽ không còn hứng thú đối với các đợt phát hành trái phiếu sau của chính phủ. Do đó mà nó lại tác động tiêu cực ngược trở lại kinh tế và tài chính đất nước.
3. Một số lưu ý về lợi suất trái phiếu Chính phủ:
3.1. Các yếu tố đánh giá lợi suất trái phiếu Chính phủ:
Nhiều tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế thường đánh giá lợi suất trái phiếu chính phủ dựa trên các yếu tố sau:
– Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
– Lịch sử vỡ nợ của chính phủ.
– Thu nhập bình quân đầu người trong cả nước.
– Tỉ lệ lạm phát.
– Các khoản nợ bên ngoài của chính phủ.
– Mức độ phát triển kinh tế.
3.2. Có 2 cách tính lợi suất trái phiếu cơ bản:
– Trái phiếu có lãi suất cố định. Trong thời gian trước khi trái phiếu đáo hạn, các giá trị lợi suất có thể dễ dàng được xác định. Nó giúp các bên chuẩn bị tâm ý xác định hay đón nhận lợi ích. Chính phủ cố gắng tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn giá trị lợi suất. Nhà đầu tư lại chờ đợi đáo hạn để nhận về các lợi suất tương ứng. Lợi suất được xác định dựa trên tỷ lệ % cố định theo mệnh giá mua trái phiếu tại thời điểm mua. Đây là cách xác định phổ biến cho tính chất cố định. Khi mà tỷ lệ được xác định nhằm phản ánh nghĩa vụ nhiều hay ít. Nếu khoản vay nhiều, đồng nghĩa với các nghĩa vụ phải thực hiện lớn và ngược lại.
– Trái phiếu có lãi suất thả nổi. Không mang tính chất cố định hay có thể dễ dàng xác định ngay từ đầu. Tuy nhiên nó phù hợp cho tính chất xác định thời điểm đáo hạn. Lợi suất được trả trong các kỳ và biến đổi tăng hoặc giảm theo một lãi suất tham chiếu. Trái phiếu được phát hành và lợi suất trả theo từng kỳ. Ngoài ra khi tính toán lãi suất, phải phụ thuộc vào giá trị tham chiếu phản ánh tại thời điểm theo thị trường. Khi đó, lợi suất có thể tăng hay giảm ở các thời kỳ khác nhau. Nhưng nó thể hiện đúng và phù hợp với ý nghĩa xác định lợi suất.
3.3. Lợi suất trái phiếu như một chỉ số kinh tế:
Khi một chính phủ đang gặp bất ổn chính trị hay bị các yếu tố bên ngoài gây ra bất ổn. Rủi ro chính phủ đó vỡ nợ và không thể thanh toán các khoản nợ của mình là rất cao. Vay ngoại tệ khi nội tệ mất giá càng khiến chính phủ hoàn thành nghĩa vụ khó khăn hơn.
Lợi tức trái phiếu là một thông số hữu ích trong việc đánh giá sức khỏe nền kinh tế. Phát hành trái phiếu quốc tế chính phủ thường là lựa chọn được thực hiện bởi các quốc gia có tiền tệ không mạnh. Khi mà khó khăn tì kiếm và huy động tài chính. Các nghĩa vụ của người dân không thể đáp ứng kịp thời các khoản chi trong hoạt động chính phủ.