Phát triển kinh tế là nhu cầu chung của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay và không riêng gì đối với Việt Nam nên việc các nước kí kết với nhau hiệp định để hướng tới phát triển kinh tế toàn diện là điều rất cần thiết. Cùng bài viết tìm hiểu hiệp định AKFTA. Nội dung và cam kết của các bên?
Mục lục bài viết
1. Hiệp định AKFTA là gì?
Hiệp định AKFTA – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là ASEAN-Korea Free Trade Agreement, viết tắt là AKFTA.
Như chúng ta đã nghe rất nhiều đối với loại hiệp định AKFTA hay còn gọi là Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Hàn Quốc, hiệp định này được kí kết bởi các quốc gia ASEAN và Hàn Quốc vào năm 2005.
Trên cơ sở của Hiệp định AKFTA, hai bên tiếp tục kí kết hiệp định về Thương mại hàng hóa (9/2007); Hiệp định về thương mại dịch vụ (5/2009); Hiệp đinh về đầu tư (6/2009) nhằm hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc. (Theo VCCI)
2. Nội dung, tinh thần hiệp định và cam kết của các bên:
Tiến trình này được bắt đầu vào năm 2004 khi các nhà Lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc ký Tuyên bố chung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc, khẳng định mong muốn thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư.
Theo hiệp định được kí kết thì vào năm 2005, ASEAN và Hàn Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện (Hiệp định khung), và tiếp theo sau đó là các hiệp định cụ thể trong từng lĩnh vực, tạo nền tảng pháp lý hình thành Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA).
Các thành viên mới hơn của ASEAN là Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, sẽ có thời gian dài hơn để cắt giảm và xóa bỏ thuế quan. Đối với Việt Nam, ít nhất 50% các dòng thuế trong Lộ trình Thông thường sẽ có thuế suất từ 0-5% trước ngày 1 tháng 1 năm 2013 và đối với Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma là trước ngày 1 tháng 1 năm 2015. Đến năm 2016, Việt Nam sẽ phải đưa 90% số dòng thuế về mức 0-5% và đạt mức tự do hóa hoàn toàn vào năm 2017.
Thời hạn tương tự cho Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma sẽ là 90% vào năm 2018 và tự do hóa hoàn toàn vào năm 2020. Thái Lan, do tham gia Hiệp định AKTIG muộn hơn – năm 2007, sẽ có lộ trình cắt giảm thuế khác. Thuế suất đối với các sản phẩm trong Lộ trình Thông thường sẽ được cắt giảm theo từng giai đoạn và xóa bỏ vào năm 2016 hoặc 2017.
Với việc ký kết và thực hiện Hiệp định AKTIG, quan hệ thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng. Năm 2009, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ năm của ASEAN với tổng giá trị thương mại lên tới 74,7 tỷ đô la Mỹ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc vào ASEAN là 1,4 tỷ đô la Mỹ.
Đối với lĩnh vực cơ bản là thương mại và các loại dịch vụ tại Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN – Hàn Quốc (AKTIS) được ký ngày 21 tháng 11 năm 2007, tạo nền tảng để tiếp tục mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ của ASEAN và Hàn Quốc. Xây dựng trên cơ sở các cam kết theo Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) của WTO, trong Hiệp định AKTIS, cả ASEAN và Hàn Quốc đều cam kết sâu rộng hơn thông qua việc bổ sung các ngành/phân ngành mới như kinh doanh, xây dựng, giáo dục, dịch vụ viễn thông, môi trường, dịch vụ du lịch và dịch vụ giao thông vận tải.
Cơ chế Giải quyết Tranh chấp trong Hiệp định về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp ASEAN – Hàn Quốc, ký ngày 13 tháng 12 năm 2005, đưa ra cơ chế giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa các Bên trong quá trình triển khai hoặc áp dụng các Hiệp định nói trên, kể cả Hiệp định khung.
Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trong thời gian qua, là thị trường xuất khẩu lớn thứ năm và là thị trườn nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Tố độ tăng trưởng bình quân kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Hàn Quốc trong hơn những năm qua là rất cao ( 2001-2010 trên 23%).
Theo đánh giá chung, khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc đã đem lại những lợi ích đáng kể cho các nền kinh tế ASEAN, trong đó có Việt Nam, có thể khai thác hạn ngạch thuế quan với thủy sản, mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch hàng đầu của ta vào Hàn Quốc. Theo hiệp định này đất nước Hàn Quốc cam kết dành cho ASEAN lượng hạn ngạch thuế quan như tôm đông lạnh: 5000 tấn miễn thuế; Tôm tươi: 300 tấn miễn thuế, Mực nang: 2000 tấn miễn thuế; sắn: 25000 tấn với thuế suất 25%..là lợi thế cho các doanh nghiệp ASEAN và Việt Nam. Bên cạnh đó, thuế suất mà Hàn Quốc dành cho các sản phẩm mà ta có thế mạnh như dệt may, giày da, sản phẩm chế biến cũng rất thấp, góp phần tạo cơ hội xuất khẩu quan trọng cho các mặt hàng này. Một điểm đáng lưu ý hơn là Hàn Quốc có sự nhượng bộ trong vấn đề kiểm dịch động, thực vật (SPS), chấp nhận đưa nội dung hợp tác với các thỏa thuận công nhận lấn nhau về SPS vào phụ lục của hiệp định khung.
3. Phạm vi áp dụng hiệp định AKFTA:
1. Hiệp định AKFTA sẽ áp dụng nhằm tránh hoặc giải quyết ổn thỏa tất cả các tranh chấp phát sinh giữa các bên theo các hiệp định liên quan. Trừ phi được qui định trong Hiệp định AKFTA hoặc hiệp định liên quan.
Hiệp định AKFTA sẽ áp dụng cho mọi tranh chấp giữa các Bên.
2. Các qui định và thủ tục theo hiệp định AKFTA sẽ được áp dụng phù hợp với các qui định và thủ tục về giải quyết tranh chấp đặc biệt hoặc bổ sung nếu có qui định trong các hiệp định liên quan.
Trong chừng mực có sự mâu thuẫn giữa các qui định và thủ tục theo hiệp định AKFTA và các qui định và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung trong hiệp định liên quan nói trên, các qui định và thủ tục đặc biệt hay bổ sung đó sẽ được ưu tiên áp dụng.
Đối với các tranh chấp liên quan đến các qui định và thủ tục được nêu trong nhiều hiệp định liên quan khác nhau, nếu có sự mâu thuẫn giữa các qui định và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung trong các Hiệp định liên quan thì Chủ tịch Ủy ban trọng tài sẽ xác định qui định và thủ tục sẽ được áp dụng cho tranh chấp đó với sự tham khảo ý kiến của các bên tranh chấp trong vòng 10 ngày sau khi một trong hai bên tranh chấp có yêu cầu.
3. Các qui định của hiệp định AKFTA có thể được áp dụng đối với các hành động ảnh hưởng đến việc thực hiện hiệp định liên quan được tiến hành trong lãnh thổ của một Bên bởi:
a) Chính phủ và nhà cầm quyền trung ương, khu vực và địa phương;
b) Cơ quan phi Chính phủ trong việc thực thi quyền lực do Chính phủ hoặc nhà cầm quyền trung ương, khu vực và địa phương uỷ quyền.
4. Không có qui định nào trong hiệp định AKFTA hạn chế quyền của các Bên được phép sử dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp được qui định trong bất cứ điều ước nào khác mà các nước đó có tham gia
5. Khi các thủ tục giải quyết tranh chấp đã được tiến hành theo hiệp định AKFTA, hoặc theo bất cứ điều ước nào khác mà các bên tranh chấp là thành viên, liên quan tới quyền hay nghĩa vụ cụ thể của bên đó phát sinh từ hiệp định liên quan hoặc từ điều ước khác đó, tranh chấp đó sẽ được giải quyết bởi cơ quan giải quyết tranh chấp mà bên khiếu nại lựa chọn và các bên không được sử dụng cơ quan nào khác để giải quyết tranh chấp đó.
6. Bên khiếu nại được coi là đã lựa chọn một cơ quan giải quyết tranh chấp khi bên đó đã yêu cầu thành lập, hoặc đã đưa tranh chấp tới một ban hội thẩm để giải quyết tranh chấp phù hợp với qui định của hiệp định AKFTA hoặc với bất cứ điều ước nào mà các bên tranh chấp là thành viên.
Như vậy ta thấy cho tới nay AKFTA đã tác động rất tích cực tới quan hệ thương mại ASEAN- Hàn Quốc. Có thể nói đây là khu vực thương mại tự do đem lại lợi ích to lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam xét trên khía cạnh tận dụng các ưu đãi của Hiệp định và hiệp định AKFTA đã có một số tác động tích cực với cả hai nước. Tuy nhiên mức độ tác động với mỗi nước khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu và khả năng hấp thụ của từng nền kinh tế.
Như vậy từ các thông tin trên ta thấy hiệp định AKTFA cũng có những hạn chế trong việc cân bằng thương mại song phương, do bị ảnh hưởng phần lớn bởi cấu trúc kinh tế khác nhau và việc gia tăng bởi đầu tư Hàn Quốc sang Việt Nam; sự hiệu quả của các quy tắc thương mại và sự mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp.