Trong các năm gần đây với sự phát triển của sản xuất thì hoạt động thương mại thế giới thể hiện ở nhu cầu giao thương các nước với nhau ngày càng tiến bộ theo hướng toàn diện cụ thể và phát triển bền vững thông qua Hiệp định thương mại tự do. Việt nam cũng đã tham gia vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile.
Mục lục bài viết
1. Hiệp định VCFTA là gì?
Hiệp định VCFTA – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Vietnam – Chile Free Trade Agreement, viết tắt là VCFTA.
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về hiệp định VCFTA hay còn được gọi là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile, được kí kết vào ngày 11/11/2011 tại Hawaii, Mỹ. Hiệp định VCFTA có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014.
Hiệp định FTA là một hình thức thỏa thuận giữa hai hay nhiều chủ thể quốc tế về các cam kết thúc đẩy tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại đầu tư và các hợp tác kinh tế khác. Trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, sự xuất hiện và phát triển của các FTA đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng thương mại, kinh tế toàn cầu, giúp tăng tính gắn kết và chất lượng các nền kinh tế. Từ đó ta thấy sự hhình thành các FTA hiện đang là xu thế rất cần thiết và hữu ích với các nước trong quá trình hội nhập, phát triển mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc. Cho đến nay, hầu hết các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đều tham gia ít nhất một FTA. Các FTA vì vậy trở thành một xu thế mà các nước đều muốn tranh thủ, tận dụng vào lúc này.
2. Nội dung tinh thần và cam kết của các bên trong hiệp định VCFTA:
2.1. Cam kết của Việt Nam:
Hiện tại theo hiệp định này Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế cụ thể nó chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chi Lê năm 2007. Tiếp đến là cam kết trong vòng 15 năm, dự kiến lộ trình cuối cùng vào 2029, số dòng thuế không cam kết của Việt Nam hoặc chỉ cam kết cắt giảm một phần chiếm 12,2%, tập trung vào một số lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp, xăng dầu…
Đến năm 2023, Việt Nam cam kết xóa bỏ thêm 1163 dòng thuế so với thời điểm ban đầu, nâng tổng số dòng thuế có thuế suấ 0% lên 3860 dòng, tương đương 42,42% toàn biển. Tốc độ cam kết xóa bỏ thuế quan trong Hiệp định VCFTA sẽ được đẩy mạnh trong 5 năm cuối của Hiệp định đạt mức cam kết tối đa 87,8% vào năm 2028.
Tiếp theo trong hiệp định với nhóm hàng Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan là hóa chất, gỗ, nguyên liệu dệt may, máy móc, thịt gà, cam, quýt, rượu vang, thủy sản, bia, thép xây dựng…
Cụ thể hơn trong hiệp định này với các cam kết đưa ra đẻ có thể thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan trong Hiệp định VCFTA, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 162/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam giai đoạn 2014-2016. Việt Nam cam kết xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực là 2697 dòng, tương đương 29,64% biểu thuế.
2.2. Cam kết của Chile:
Cam kết của chile đối với Việt nam trong hiệp định cụ thể Chile có mức độ mở cửa lớn hơn đối với hàng hóa của Việt Nam. Theo đó, 83,54% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, chiếm 81,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chile năm 2007.
Không những thế với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ được cắt giảm thuế ngay và nhanh từ mức 6% hiện tại là dệt may, thủy sản, cà phê, chè, máy tính và linh kiện.
Cam kết này xác định cho đến 2029, Chile sẽ xóa bỏ hầu hết các dòng hàng từ Việt Nam, chiếm 99,62% biểu thuế và tương đương với 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chile năm 2007.
3. Vai trò của hiệp định thương mại tự do:
Như vậy qua các thông tin như trên ta thấy thuật ngữ FTA thế hệ mới hoàn toàn mang tính chất tạm thời và không cụ thể, phản ánh quá trình phát triển ngày càng mạnh và đa dạng của quá trình tự do hóa thương mại và liên kết sản xuất trên phạm vi toàn cầu thông qua kênh các hiệp định thương mại khu vực, trong bối cảnh thỏa thuận đa phương toàn cầu chưa khắc phục được sự bế tắc cùng với sự nảy sinh những quan ngại, thậm chí là chống lại quá trình toàn cầu hóa ở không ít quốc gia. Để phân biệt FTA thệ hệ mới, thường căn cứ theo:
Thứ nhất, mức độ tự do hóa thương mại cao. Các nước tham gia FTA thế hệ mới thường đàm phán xóa bỏ phần lớn các dòng thuế. Điều đó có nghĩa khi tham gia FTA thế hệ mới, độ mở của nền kinh tế rất cao, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ… cơ bản được tự do luân chuyển trong phạm vi không gian các quốc gia thành viên FTA.
Thứ hai, phạm vi cam kết rộng, không chỉ các nội dung liên quan đến tự do hóa thương mại mà cả các nội dung phi thương mại. Các FTA thế hệ mới là những hiệp định toàn diện, không chỉ bó hẹp trong thương mại và đầu tư như các FTA truyền thống, mà với những cam kết mở cửa thị trường sâu rộng cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở mức cao và những cam kết về thể chế kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm công… nhằm tạo môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh công bằng.
Các hiệp định này còn bao gồm các nội dung tuy không phải là thương mại trực tiếp nhưng có liên quan đến thương mại, như đấu thầu, môi trường, sở hữu trí tuệ, lao động và công đoàn. Thực ra, tiêu chuẩn lao động và vấn đề môi trường là những vấn đề đã từng được đưa ra khỏi Chương trình nghị sự thương mại toàn cầu kể từ Hội nghị Xi-a-tơn của WTO năm 1999, bởi các nước đang phát triển lúc đó còn nghi ngại, cho rằng đây dường như là những “hàng rào bảo hộ mới”.
Song, trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng, vì chính người lao động là người trực tiếp sản xuất các sản phẩm hàng hóa, nên trước hết họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản, và cũng là để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại. Đây là cách tiếp cận trong đàm phán của các FTA thế hệ mới và đang trở thành một xu thế trong những năm gần đây trên thế giới.
Thứ ba, các cam kết cao, rộng, nhưng cũng linh hoạt, tạo điều kiện cho các nước đi sau (các nước đang phát triển) có thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của mình. Trường hợp cụ thể trong FTA truyền thống, lộ trình cắt giảm thuế thường kéo dài không quá 10 năm, thì trong các FTA thế hệ mới nhìn chung lộ trình được đẩy nhanh hơn. Ví dụ cụ thể đối với tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam, ngoài các mặt hàng được giảm thuế ngay, các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5 – 10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan.
Thứ tư, về cơ chế giám sát của các FTA thế hệ mới có yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn trong quá trình thực thi. Ví dụ theo quy tắc xuất xứ từ sợi trong TPP, sản phẩm may mặc của một quốc gia phải được làm từ vải được dệt từ sợi do chính quốc gia đó sản xuất mới được hưởng ưu đãi từ các nước thành viên TPP. Trong quá trình thực hiện TPP, nếu các nước đối tác phát hiện ra mặt hàng nào đó xuất khẩu với số lượng ồ ạt từ một nước có năng lực sản xuất còn hạn chế, họ sẽ thành lập đoàn kiểm tra, nếu vi phạm, thì sẽ bị trừng phạt rất nặng.
Thứ năm, các FTA thế hệ mới áp dụng cơ chế pháp lý mới trong giải quyết các tranh chấp phát sinh. Các FTA thế hệ mới nêu rất rõ quy chế giải quyết tranh chấp bằng việc nhà nước kiện nhà nước hoặc nhà đầu tư kiện nhà nước mà các FTA thế hệ cũ không có. Ngoài ra, TPP cũng yêu cầu xóa bỏ thuế xuất khẩu, bởi việc áp dụng thuế xuất khẩu cũng là một biện pháp có thể “bóp méo” thị trường. Ví dụ, việc áp thuế xuất khẩu sẽ khiến chi phí nhập khẩu của các nhà nhập khẩu từ các nước đối tác tăng lên, làm giá bán sản phẩm tại thị trường nhập khẩu cũng cao hơn…
Thứ sáu, trong các FTA thế hệ mới đều có thành viên với trình độ phát triển kinh tế cao hàng đầu thế giới. Đây cũng là điều khác biệt với các FTA truyền thống. Chẳng hạn, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) bao gồm các nước đang phát triển. Ngay cả FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU), tuy cũng mới được ký kết nhưng cũng không phải là các FTA có các cam kết cao như TPP hay Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây dương (TTIP).