Như chúng ta đã biết hiện nay vấn đề hợp tác phát triển giữa các nước về hành hóa ngày càng nhiều và đa dạng theo đó các hiệp định cũng được xuất hiện để thúc đẩy phát triển thương mại và kinh tế, trong đó không thể không kể tới hiệp định ATIGA. Cùng tìm hiểu về hiệp định ATIGA là gì?
Mục lục bài viết
1. Hiệp định ATIGA là gì?
Hiệp định ATIGA – danh từ, trong tiếng Anh gọi là ASEAN Trade in Goods Agreement, viết tắt là ATIGA.
Chăc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về hiệp định ATIGA hay còn được gọi là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, được kí kết vào tháng 02/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010. Đây là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan.
2. Nội dung, tinh thần ATiGa:
Căn cứ dựa trên hiệp định đã được đề ra thì hiệp định gồm có 11 chương với 98 điều và các phụ lục về lộ trình tổng thể cắt giảm, xóa bỏ rào cản thuế quan, phi thuế quan của các thành viên kể từ khi Hiệp định có hiệu lực tới năm 2012 cụ thể nó sẽ linh hoạt đến năm 2018 đối với các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) và các một số phụ lục khác. Các chương của Hiệp định bao gồm:
– Chương 1: Những quy định chung;
– Chương 2: Tự do hóa thuế quan;
– Chương 3: Quy tắc xuất xứ;
– Chương 4: Các biện pháp phi thuế quan;
– Chương 5: Tạo thuận lợi cho thương mại;
– Chương 6: Hải quan;
– Chương 7: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp;
– Chương 8: Kiểm dịch động thực vật;
– Chương 9: Các biện pháp đền bù thương mại;
– Chương 10: Các điều khoản về thể chế;
– Chương 11: Các điều khoản cuối cùng.
Như vậy, dựa trên nội dung của nó nếu chúng ta xét về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc thì theo quy định của ATIGA nguyên tắc này chỉ áp dụng trong lĩnh vực thuế quan, theo đó một nước thành viên ASEAN tham gia hiệp định thương mại tự do với một nước không phải là thành viên ASEAN có cam kết cắt giảm thuế quan nhanh hơn hay có ưu đãi hơn so với cam kết trong nội bộ ASEAN thì các nước thành viên ASEAN khác có quyền yêu cầu đàm phán để được hưởng ưu đãi đó. Bên cạnh đó với các quyết định cuối cùng về việc có cho hưởng ưu đãi đó hay không hay hưởng đến mức độ nào sẽ do nước ký kết đơn phương quyết định. Nếu nước ký kết đồng ý cho một nước thành viên ASEAN hưởng ưu đãi đó thì phải dành ưu đãi cho tất cả cho tất cả thành viên ASEAN còn lại.
Về cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN, nhằm minh bạch hoá các chính sách liên quan đến thương mại hàng hoá, Điều 13 quy định các thông tin thuộc cơ sở dữ liệu thương mại như các quy định, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, biểu thuế, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan, danh sách thương nhân hợp pháp trong ASEAN… phải được công bố trên trang web của ASEAN. Điều này quy định Ban thư ký ASEAN là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và cập nhật các cơ sở dữ liệu đó.
Cam kết cắt giảm thuế quan
Đầu tiên về nguyên tắc của nó không thể không nói tới nguyên tắc cam kết tho nguyên tắc này tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của ASEAN (AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết thuế quan của từng nước trong ATIGA, bao gồm cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả những sản phẩm không phải cắt giảm thuế.
Qui tắc xuất xứ
Với nguyên tắc này các loại hàng hóa cụ thể nà đó sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo ATIGA nếu có xuất xứ từ khu vực ASEAN và theo đó để một hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN trong các trường hợp:
+ Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ASEAN.
+ Hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về qui tắc xuất xứ trong Hiệp định.
Thủ tục chứng nhận xuất xứ
Như vậy theo như những gf đưa ra như trên ta thấy để được hưởng ưu đãi thuế quan, theo ATIGA, nhà xuất khẩu phải xin Chứng nhận xuất xứ form D tại một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Ở Việt Nam là 18 Phòng Quản lí Xuất nhập khẩu thuộc Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương và 37 Ban quản lí Khu công nghiệp, Khu chế xuất do Bộ Công Thương ủy quyền.
Trên thực tế ta thấy hiện nay với các nước ASEAN đang hướng tới việc áp dụng các cơ chế và quy định về việc tự chứng nhận xuất xứ, cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ mà không cần phải thông qua một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
3. Vai trò của hiệp định ATIGA:
Việt Nam cùng chung quan điểm với các nước thành viên ASEAN khác trong việc tạo ra một thể chế nhằm đẩy mạnh tự do hoá lưu chuyển hàng hoá nhằm thúc đẩy thương mại hàng hoá trong ASEAN, do vậy Việt Nam luôn tích cực tham gia trong cả quá trình đàm phán, soạn thảo Hiệp định, với những linh hoạt dành cho các nước CLMV trong ATIGA hi vọng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội để có chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Hiện nay trên thế giưới những năm gần đây có một số nước ASEAN đã thực hiện các biện pháp gia tăng áp dụng loại rào cản thương mại hay với các biện pháp phòng vệ thương mại để hỗ trợ khôi phục sản xuất trong nước trong và sau đại dịch, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp có mặt hàng bị ảnh hưởng hoặc bị điều tra.
Như vậy ta thấy để có thể tránh các rủi ro không mong muốn, doanh nghiệp cũng cần chủ động nắm bắt thông tin đầy đủ, chính xác để có kế hoạch sản xuất phù hợp, có kế hoạch đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm thị trường thay thế, không để phụ thuộc vào một thị trường nhất định. Như vậy nếu nhìn trên phương diện các rào cản thương mại, vụ việc phòng vệ thương mại thường xuyên được đăng tải trên các kênh truyền thông của Bộ Công Thương cũng như được phổ biến tại các hoạt động hướng dẫn tiếp cận thị trường, Bộ Công Thương đã và sẽ đồng hành với các doanh nghiệp để giải quyết các vụ việc, bảo vệ tối đa quyền lợi của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó vai trò của ASEAN là thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, do vậy với việc tham gia ATIGA chắc chắn sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi trong chính sách phát triển thương mại hàng hoá cùng với việc tham gia ATIGA, Việt Nam cũng là một bên trong Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (gọi tắt là ACIA) không những sẽ góp phần nâng cao vị thế và tiếng nói của Việt Nam trong khu vực mà còn từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam trong các diễn đàn kinh tế quốc tế.
Như vậy thông qua cách nhìn về mức định lượng đã biểu thị lên các tỷ lệ sử dụng ATIGA, được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm nhập khẩu theo ưu đãi ATIGA trong tổng số hàng nhập khẩu có MOP dương, đang tăng lên đối với những sản phẩm và lĩnh vực mà thuế MFN vẫn ở mức cao chúng bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp và ô tô.
Như vậy để phản ánh đối với những ước tính trọng lực được thực hiện ở cấp sản phẩm cho thấy chỉ một số ít sản phẩm có hệ số dương trên ATIGA, cho thấy tác dụng gia tăng giao thương của ATIGA chỉ tác động vào một số ngành nhưng tác dụng gia tăng giao thương lớn hơn đối với các sản phẩm có tỷ lệ sử dụng ATIGA lớn hơn do MOP cao hơn các ngành tích hợp trọng điểm lớn hơn mà việc sử dụng ATIGA đã tăng lên rõ rệt bao gồm nông nghiệp, nông nghiệp chế biến và ô tô.
Ta thấy rất cụ thể khi AMS tiếp tục đơn phương tự do hóa thêm đối với nền kinh tế của đất nước đó và khi các hiệp định đa phương mới ví dụ cụ thể như đối vưới hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP có hiệu lực, ATIGA cần được cập nhật để duy trì tính phù hợp và trọng tâm chính của cải cách phải là giảm chi phí tuân thủ, trong số những thứ khác, bằng cách sửa đổi các quy tắc xuất xứ hoặc thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
Như vậy qua nhưng thông tin như trên ta thấy rằng với điều này sẽ đảm bảo rằng ngay cả những tỷ suất lợi nhuận nhỏ do ATIGA cung cấp vẫn tiếp tục có giá trị đối với các nhà giao dịch và không những thể trên những lĩnh vực mà ATIGA có hiệu quả nhất do MOP cao là những lĩnh vực có sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, qua đó ta thấy được vai trò to lớn của hiệp định đối vưới sự phat triển của quốc gia nói riêng và thế giớ nói chung.