Hiện nay với sự mở cửa của nền kinh tế thì vai trò của các diễn đàn kinh tế liên kết giữa các nước được quan tâm phát triển nhiều hơn bao giờ hết, trong đó với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế và phát triển mối quan hệ hữu nghị với mỗi quốc gia. Cùng tìm hiểu thêm về hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN.
Mục lục bài viết
1. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN là gì?
Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN trong tiếng Anh gọi là: ASEAN Comprehensive Investment Agreement – ACIA.
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) cụ thể có thể hiểu đây là hiệp định thay thế cho Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (IGA) 1987 và Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) 1998, hiệp định này với mục đích nhằm mục tiêu tăng cường hợp tác trong khu vực, tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN và cũng để phù hợp hơn với tầm nhìn của một cộng đồng kinh tế ASEAN thống nhất, năng động so với hai hiệp đinh trước kia.
2. Mục tiêu của AEC:
2.1. Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung:
+ Tự do lưu chuyển hàng hoá
+ Tự do lưu chuyển dịch vụ
+ Tự do lưu chuyển đầu tư
+ Tự do lưu chuyển vốn
+ Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề
+ Lĩnh vực hội nhập ưu tiên
+ Thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp
2.2. Một khu vực kinh tế cạnh tranh:
+ Các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh
+ Bảo hộ người tiêu dùng
+ Quyền sở hữu trí tuệ
+ Phát triển cơ sở hạ tầng
+ Thuế quan
+ Thương mại điện tử
2.3. Phát triển kinh tế cân bằng:
+ Các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)
+ Sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN
2.4. Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu:
+ Tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác kinh tế
+ Nâng cao năng lực tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu
Như vậy ta thấy trong bối cảnh ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng, ACIA được ban hành trên cơ sở tích hợp những qui định của hai văn bản trước là IGA và AIA và đồng thời bổ sung thêm những qui định mới. Hay có thể hiêu theo hướng khác đó là với các nội dung pháp lý của ACIA mang tính toàn diện hơn và theo đó hoạt động đầu tư của ASEAN bao gồm 4 trụ cột cụ thể là tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư và bên cạnh đó ACIA còn qui định rõ ràng mối quan hệ giữa các qui định về tự do hóa đầu tư và bảo hộ đầu tư, ngược lại IGA và AIA là hai hiệp định riêng rẽ và không có sự phân định rõ ràng các qui định giữa hai hoạt động này.
Hiện nay để có thể chuyển sang bối cảnh ban hành ACIA có thể thấy rằng văn bản này được ban hành khi quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ và để đảm bảo cho nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, ACIA dành ưu đãi ngay lập tức đối với nhà đầu tư nước ngoài mà không có sự phân biệt đối xử với nhà đầu tư ASEAN. Điều này thể hiện sự tiến bộ lớn trong chính sách của ASEAN cũng như việc đảm bảo thực hiện tuân thủ những qui tắc chung của cuộc chơi mà các tổ chức quốc tế đã đặt ra, tiêu biểu là những qui định được đưa ra trong các văn bản của WTO.
Chúng ta thấy ACIA quy định tự do hóa đầu tư sẽ được thực hiện trong những lĩnh vực sau: sản xuất công nghiệp; nông nghiệp; nghư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng và khai thác đá và các ngành dịch vụ liên quan tới ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng và khái thác đá. Bên cạnh đó để tiến hành tự do hóa một số lĩnh vực, dịch vụ sẽ phát sinh trong tương lai ACIA qui định hoạt động tự do hóa cũng được mở rộng đối với bất kì lĩnh vực nào được tất cả các quốc gia thành viên tán thành.
3. Bản chất của AEC:
Như chúng ta đã thấy thì tổ chức này theo tên của nó là cộng đồng kinh tế AEC chưa đủ yếu tố để trở thanh một cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng đồng châu Âu bởi AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những điều lệ, qui định có tính chất ràng buộc cao và rõ ràng như EC, AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN thông qua việc hiện thực hóa dần dần 04 mục tiêu kể trên trong đó chỉ mục tiêu 01 là được thực hiện tương đối toàn diện và đầy đủ thông qua các Hiệp định và thỏa thuận ràng buộc đã kí kết, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ trình, khuôn khổ, thực hiện một số chương trình và sáng kiến khu vực. Cộng đồng kinh tế này có thể xem đây là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏa thuận hay một Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất và theo đó nếu có thể tham gia vào các mục tiêu của AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Chương trình, Sáng kiến, Tuyên bố… giữa các nước ASEAN có liên quan tới các mục tiêu này.
Như vậy ta thấy với các văn bản này có thể bao gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hướng tớicủa các nước ASEAN thì việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây (thông qua việc thực hiện các cam kết tại các Hiệp định cụ thể về thương mại đã kí kết giữa các nước ASEAN) và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới (tiếp tục thực hiện theo lộ trình các Hiệp định, Thỏa thuận đã có và các vấn đề mới, nếu có).
4. Lợi ích của hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN:
Thứ nhât, Lợi ích của ACIA Môi trường đầu tư ASEAN.
Hiepj định này hoạt động với lợi ích nó mang lại là để đạt được chế độ đầu tư tự do và cởi mở vào năm 2015 khi các nước thành viên đã sẵn sàng để giảm hoặc loại bỏ những trở ngại đầu tư (danh sách đặt) theo 3 Lịch chiến lược của AEC và theo quy định toàn diện của ACIA sẽ tăng cường bảo vệ đầu tư và nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư đầu tư trong ASEAN. Khuyến khích phát triển hơn nữa trong nội bộ ASEAN đầu tư, đặc biệt là các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN thông qua việc mở rộng, bổ trợ công nghiệp và chuyên môn. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, Lợi ích của ACIA đến khu vực kinh doanh.
ASEAN-nhà đầu tư có thể tận hưởng những lợi ích của việc điều trị không phân biệt đối xử khi họ đầu tư vào các nước ASEAN khác. Họ sẽ được cấp điều trị tương tự như trong nước (nước chủ nhà) các nhà đầu tư, và cũng tương tự như điều trị vis-à-vis các nhà đầu tư ASEAN-khác. Trong trường hợp tranh chấp với chính quyền sở tại, các nhà đầu tư có một sự lựa chọn để mang lại một yêu cầu bồi thường tại
Thứ ba, Lợi ích của ACIA ngành Công tác.
Miễn phí chuyển tiền, bao gồm cả vốn, lợi nhuận, cổ tức, …Đầu tư sẽ không được chiếm đoạt, ngoại trừ cho mục đích công cộng. Rõ ràng quy định về bồi thường dựa trên giá trị thị trường. Không phân biệt đối xử để bồi thường cho các tổn thất phát sinh từ xung đột dân sự, bạo loạn. Sự hợp tác từ chính phủ ASEAN về thúc đẩy và tạo thuận lợi cho đầu tư.