Thông tư số 07/2010/TT-BYT hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của
người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Tư pháp; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam,
Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm việc lập hồ sơ, trình tự khám giám định y khoa cho người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu trước tuổi quy định và thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị suy giảm khả năng lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 2 Nghị định
số
b) Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo qui định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng.
Tất cả các đối tượng được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
3. Thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bao gồm thân nhân của người lao động quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2; Thân nhân của người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần mà bị chết; Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng mà bị chết; Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà bị chết; Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo qui định tại Khoản 1, Điều 64 và Khoản 3, Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
a) Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 3
b) Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568